Trong thực tế, khó có thể thấy trong một người có xương chậu hoàn toàn bình thường. Hầu hết mọi người đều có xương chậu bị lệch. Do lệch xương chậu dẫn đến cột sống bị uốn cong, chèn ép vào các dây thần kinh gây ra các rối loạn về chức năng của cơ bắp, khớp xương, tạng phủ. Việc chuyển lệch xương chậu là nguyên nhân chính gây ra bệnh đau xương chậu và vai, cong vẹo cột sống và các cơ quan nội tạng làm phiền lòng nhiều người.
Khi nào bắt đầu chuyển lệnh xương chậu
Hiện tượng chuyển lệch xương chậu ở trên 95% các bệnh nhân là bẩm sinh vì khi họ chào đời, qua cửa mình mẹ là đã có sự chuyển lệch đó rồi. Cửa mình của người mẹ có hình chữ V nằm ngang và cơ bắp của "đường kênh" này tương đối rắn, tức là ít đàn hồi. Lúc ra đời, thai nhi xương thịt còn rất mềm nên khi bị vặn người khi đi qua "đường kênh" uốn cong và rắn này. Chính lúc đó xảy ra sự chuyển lệch xương chậu của thai nhi.
Ngoài tính chất bẩm sinh cũng còn có lý do khác làm chuyển lệch xương chậu. Điều này xảy ra khi người ta bị ngã hoặc bị va chạm. Tuy nhiên khả năng bị lệch xương chậu bằng những cách này ít có hơn là những trường hợp bẩm sinh.
Chỉ có 0,5% số người có được xương chậu bình thường.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe thấy các câu nói như ( hãy chỉnh đốn lại thân hình !… Bạn đã mất thân hình cân đối rồi .!... )
Thân hình là phần quan trọng của cơ thể con người. Những xương làm cơ sở cho thân hình là xương chậu. Chúng gồm có những cặp xương chậu lớn phải và trái, xương cùng và xương cụt.
Ở nhiều người, xương chậu chuyển lệch từ 1-2 cm. Vì đây là sự chuyển lệch ở phần cơ sở quan trọng của thân thể con người nên chắc chắn nó sẽ mang lại những ảnh hưởng xấu cho toàn cơ thể. Có những người dáng vóc rất mạnh khoẻ mà xương chậu ở vị trí không bình thường. Thậm chí nếu họ chưa cảm thấy khó chịu thì qua thời gian hiện tượng không bình thường đó hiện rõ dần dần và sẽ gây ra bệnh.
Chuyển lệch xương chậu là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh như:
- Đau thần kinh tọa: còn gọi là dây thần kinh hông to là dây thần kinh dài nhất cơ thể đi từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Đau dây thần kinh tọa được hiểu là đau tức vùng mông, hông, vùng xương chậu khi ở tư thế ngồi.
- Thoát vị đĩa đệm: Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng là "thủ phạm" hàng đầu gây ra hiện tượng đau thần kinh tọa. Khi khối nhân nhầy trong bao xơ đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép vào ống sống và dây thần kinh gây ra những cơn đau, chúng kéo dài từ thắt lưng xuống chân.
- Thoát vị: Tình trạng cơ quan nội tạng trồi ra khỏi vị trí của chúng thông qua chỗ hở của cơ được gọi là thoát vị. Nếu thoát vị xuất hiện ở các cơ thuộc vùng chậu, nó có thể gây ra các cơn đau xương chậu.
- Đau bụng kinh: Khi kinh nguyệt ghé thăm, nhiều chị em sẽ phải chịu đựng các cơn đau bụng, đau lưng, tức ngực, đau xương chậu… Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 đến 7 ngày tùy thuộc vào chu kỳ của bạn.
- Co thắt cơ sàn chậu: Sàn chậu bao gồm một số nhóm cơ hỗ trợ bàng quang, cơ quan sinh sản và ruột. Tương tự các cơ khác, cơ sàn chậu cũng có khả năng co thắt, gây nên những cơn đau khó chịu.
- Viêm ruột thừa: Viêm hoặc nhiễm trùng khu vực ruột thừa thường gây đau dưới vùng bụng hoặc bụng dưới ảnh hưởng đến xương chậu.
- Sỏi thận: Sỏi hình thành trong thận có xu hướng bắt đầu thoát ra khỏi cơ thể thông qua niệu quản và bàng quang. Điều này có thể dẫn đến những cơn đau vùng xương chậu.
- Rụng trứng: Những cơn đau vùng chậu sẽ xuất hiện một thời gian ngắn trong quá trình rụng trứng cũng như kéo dài khoảng vài giờ. Mỗi người sẽ có cảm giác đau vùng chậu khác nhau.
- Viêm vùng chậu: Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng đường sinh dục nữ. Nó có thể lan ra từ âm đạo đến tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Bệnh thường do các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) như bệnh Chlamydia hoặc lậu. Viêm vùng chậu thường không có triệu chứng ban đầu ở phụ nữ. Yếu tố nguy cơ chính cho sự phát triển của PID là quan hệ tình dục không an toàn. Các triệu chứng có thể bao gồm đau xương chậu, chảy máu âm đạo, sốt, chảy máu kinh nguyệt bất thường, đau đớn, tiểu ra máu…
- U nang buồng trứng: U nang buồng trứng là do sự xuất hiện của các túi chứa chất lỏng có trong hoặc trên bề mặt buồng trứng. Nhiều phụ nữ sẽ gặp u nang buồng trứng ở giai đoạn ngẫu nhiên. Hầu hết các u nang buồng trứng thường không có triệu chứng và sẽ biến mất trong vòng vài tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể khiến bạn cảm thấy đau xương chậu, buồn nôn, nôn mửa, đau đớn khi giao hợp, đau bụng.
- Đau xương chậu có thể do u xơ tử cung: U xơ tử cung là dạng u lành tính (không ung thư) u tử cung. Chúng là những khối u phổ biến nhất (mô tăng phát triển bất thường) trong hệ thống sinh sản phụ nữ. Các triệu chứng của u xơ tử cung có thể bao gồm đau xương chậu, đau khi hành kinh, ra nhiều huyết đặc, đi tiểu thường xuyên, táo bón.
Hiện tượng không bình thường của xương chậu mang lại hậu quả gì?
Tôi giới thiệu chi tiết một chút về hiện tượng yếu chân phải.
- Vì sao yếu chân phải? đó là điều xảy ra khi xương chậu bị sai lệch, cản trở sự lưu thông máu ở chân phải làm cơ bắp bị đau khó hoạt động. Trường hợp này gọi là: (Loại chuyển lệch xương chậu phải). Bệnh nhân thuộc loại này gầy đi và bị chứng đi lỏng do hoạt động của gan, dạ dày và ruột bị rối loạn. Phụ nữ bị bệnh lệch xương chậu phải thường mắc bệnh phụ khoa.
- Hiện tượng yếu chân trái gọi là: (Loại chuyển lệch xương chậu trái). Bệnh nhân thuộc loại này béo phì lên, dễ bị cảm lạnh, thường mắc chứng táo bón và rối loạn chức năng tim và phổi.
- Yếu cả 2 chân gọi là (loại phối hợp). Bệnh nhân thuộc loại này lúc đầu cảm thấy yếu một chân, sức nặng của cơ thể dồn sang chân bên kia. Chân này bị yếu dần vì sức nặng của toàn thân. Hậu quả là sự chuyển lệch xương chậu thêm nghiêm trọng hơn và cột sống bị lệch theo hình chữ S, bệnh mỗi lúc thêm phức tạp và khó phục hồi hơn.
Y Cốt Liên Khoa là một khoa học dựa trên sự liên hệ giữa các khớp xương của cột sống với hệ thống thần kinh tủy sống để vãn hồi tình trạng bệnh tật và duy trì sức khỏe của con người. Y Cốt Liên Khoa chú trọng đến di lệch xương chậu và sự sai trật của những đốt xương tác động vào hệ thống thần kinh làm biến đổi, rối loạn sự điều hòa cơ thể sinh ra bệnh tật.
Sử dụng phương pháp Y Cốt Liên Khoa điều trị di lệch xương chậuNắn chỉnh xương chậu bằng phương pháp Y Cốt Liên Khoa nhằm mục đích điều chỉnh lại xương hông và cột sống trong cơ thể, làm thư giãn cơ bắp và các cơ có liên quan, đẩy lùi căn nguyên gây bệnh mà xương hông là trung tâm.
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!