Đó là hậu quả của một tình trạng mất liên lạc giữa thần kinh và cơ.
Sự yếu nhược cơ cải thiện khi nghỉ ngơi. Trong những trường hợp trung bình và nặng, nhược cơ làm bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trở ngại khi nói năng, nhai, nuốt, thở khó và yếu chân tay.
Bệnh này hiếm gặp, nhưng có thể ảnh hưởng đến cả trẻ con lẫn người lớn. Thường gặp nhất ở phụ nữ trẻ dưới 40 tuổi hoặc nam trên 60 tuổi. Việc chữa trị chủ yếu là làm giảm hoặc mất triệu chứng.
Triệu chứng nhược cơ:
Bệnh nhược cơ có thể ảnh hưởng lên bất kỳ cơ vân (cơ tự chủ, như cơ mi mắt, cơ tay, chân,…) nào trên cơ thể bạn. Thường gặp nhất là một số nhóm cơ sau: nhóm cơ ở mặt, cơ mắt, cánh tay và cẳng chân, các cơ nhai, nuốt và thở. Triệu chứng nhược cơ có thể gồm:
Yếu cơ mặt, thường thấy là sụp mí mắt. Song thị. Khó thở, khó nói, nhai và nuốt khó.
Yếu cơ chân tay.
Suy nhược cơ tăng lên khi hoạt động cơ nhiều.
Hoạt động cơ càng lặp đi lặp lại thì sự nhược cơ càng tăng lên. Trong bệnh nhược cơ, có những ngày trương lực cơ tăng lên rất tốt xen kẽ những ngày rất yếu. Đôi khi bệnh tự thuyên giảm nhưng khá lâu, sau nhiều tháng. Một số hiếm trường hơp nhược cơ quá nặng gây khó nuốt, khó thở nặng cần phải nhập viện cấp cứu.
Điều trị nhược cơ:
Hiện tây y chưa có thuốc nào điều trị dứt điểm, thường dùng Corticosteroid, tuy nhiên dùng thuốc này lâu dài gây ra nhiều tác dụng phụ nặng như loãng xương, tăng trọng lượng, đái tháo đường, tăng nguy cơ nhiễm trùng và tái phân phối mỡ cơ thể (thường gặp Hội chứng Cushing).
Theo lý luận của đông y thì Tỳ Thổ chủ cơ nhục, tỳ hư yếu thì cơ bắp yếu và teo nhẽo, nên đông y chủ yếu dùng biện pháp bổ tỳ sinh cơ nhục.
Phế nhiệt tổn hao tân dịch không dinh dưỡng được ngũ tạng mà sinh ra .
Tâm Hỏa chủ thần trí, bệnh nhân ngủ rất kém, thần không yên .
Điều trị kết hợp: Châm cứu, Nắn chỉnh cột sống (Y cốt liên khoa ), bấm huyệt , dùng thuốc.
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!