$ - Khái niệm về Cơ.
TÌM HIỂU HỆ CƠ
Trong cơ thể có 3 loại cơ :
+ Cơ trơn : ở trong thực quản, dạ dày, ruột...
+ Cơ tim : ở tim
+Cơ vân: là hệ cơ chủ yếu của cơ thể.
Để
bộ xương nâng đỡ cơ thể và vận động được, cơ thể cần tới hơn 700 cái cơ
nối xương này với xương kia. Các cơ có một nhiệm vụ duy nhất là kéo vào
để tạo hoạt động cho khớp xương mà nó đảm nhận. Hai đầu của một bó cơ (
vùng màu trắng ) được gắn vào xương. Đầu gắn vào xương cố định gọi là "
nguyên ủy ", đầu bám vào xương thứ hai gọi là " bám tận ".
Hai vùng
đầu cơ này là gân nên nó không còn sự đàn hồi nữa vì vậy những khu vực
này rất hay bị bám vôi. Nó là nguyên nhân làm cho cơ bị thiếu máu nuôi
dưỡng gây cứng cơ, co cơ, làm cơ thể bị hạn chế vận động và đau nhức.
Để
cơ thể bớt đau nhức thường xuyên xoa bóp, mát xa, các động tác kéo dãn
cơ, ( căng cơ ) tác động vào các vùng nguyên ủy và bám tận này để máu
được lưu thông tốt đi vào cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào cơ.
1. Cơ là gì?
Cơ gồm vô số các sợi cơ bó lại với nhau, tất cả được xếp theo chiều dọc và song song với nhau. Mỗi sợi cơ, với khả năng co rút, là thành phần cơ bản tạo nên sự co rút của cơ. Các sợi cơ không thể nào chỉ co lại một ít mà chúng co theo kiểu "tất cả hoặc không có gì", tức là chỉ có hai khả năng: hoặc không co hoặc co hết mức.
Các sợi cơ khác nhau sẽ phản ứng khác nhau đối với các xung động được truyền từ thần kinh vận động. Một số sợi cơ có ngượng đắp ứng thấp, có nghĩa là chúng sẽ co ngay cả khi kích thích từ thần kinh vận động ở tần số rất thấp. Các sợi cơ khác kém nhạy cảm hơn thì cần phải có sự kích thích ở tần số cao hơn, gọi là nhóm cơ có ngưỡng đáp ứng cao. Một cơ được cấu tạo bởi những sợi cơ có ngưỡng khác nhau. Sự khác biệt này giúp cho cơ có thể co thắt khi tiếp nhận kích thích bất kỳ tần số nào từ thấp đến cao, nhờ đó vận động cơ co thắt diễn ra nhịp nhàng và tăng dần bởi số lượng sợi cơ hoạt động sẽ tăng lên theo tần số thích của thần kinh vận động.
2.Các nhóm cơ chức năng
Các động tác phối hợp đa dạng, nhịp nhàng có được là nhờ các cơ vùng hoạt động theo nhóm. Ví dụ, các nhóm cơ gấp một khớp nối sẽ tương tác và vận động ngược chiều với các cơ làm duỗi khớp đó. Hai nhóm cơ như vậy được gọi là đối vận với nhau. Cơ nhị đầu vào cơ tam đầu là những cơ chính trong các nhóm cơ đối vận nhau giúp gấp và duỗi khớp khuỷu tay. Các nhóm cơ chức năng chính khác gồm các cơ tứ đầu đuôi - giúp duỗi khớp gối và gấp đùi - cùng các cơ khoeo - có nhiệm vụ gấp gối và duỗi đùi. Mỗi cơ trong nhóm tứ đầu đuôi và ba cơ gân khoeo hoạt động tương đối khác nhau để đảm bảo một độ xoay nhất định theo cả hai hướng.
3. Hệ thần kinh trung ương
Não bộ và tủy sống hình thành nên hệ thần kinh trung ương là bộ máy kiểm soát mọi hoạt động và bộ phận của cơ thể, cả không ý thức ( tiêu hoá,... ) lẫn có ý thức, như các hoạt động cơ xương. Cơ được nối với hệ thần kinh trung ương nhờ hai loại sợi thần kinh:
+ Thần kinh vận động: các sợi này mang xung động thần kinh từ hệ thần kinh trung ương để làm có cơ
+ Thần kinh cảm giác: mang xung động thần kinh từ các cơ quan cảm nhận ở cơ đến hệ thần kinh trung ương.
Các cơ quan cảm nhận ở cơ, được gọi là thể hình thoi bởi hình dạng của chúng, liên tục cung cấp thông tin về trạng thái co cơ và bất kỳ sự thay đổi nào trong trạng thái này. Các gân cơ cũng có cơ quan cảm nhận làm nhiệm vụ thông báo về bộ não mức độ lực kéo tác dụng lên nó khi các cơ co.
$ - HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ BẮP
Các cơ bắp có ảnh hưởng lên xương, và hai cấu trúc này hình thành nên một hệ thống đòn bẩy hết sức phức tạp. Mọi cơ thường được gắn vào xương ở hai bên khớp nối nhờ vào các sợi gân. Mỗi khi có cơ co, các khớp nối trở thành trục tạo ra những động giữa các xương.
Cơ không thể tự thân vận động được, mà còn phụ thuộc vào nhiều mô khác, như mạc cơ chẳng hạn. Cấu trúc này không chỉ che chở bên ngoài mà còn thâm nhập vào tận bên trong các cơ, kết nối các bó cơ và dẫn dây thần kinh và mao mạch ( tên gọi mạch máu nhỏ ) sâu vào trong mô cơ. Thật vậy, tất cả các bộ phận trong cơ thể đều phải có mô liên kết để nâng đỡ và kết nối thành phần lại với nhau. Chính mô liên kết tạo nên bộ khung nâng đỡ cho mạng lưới dày đặc các mao mạch, dây thần kinh và mạch bạch huyết - những thành phần thiết yếu của hệ cơ. Mô liên kết còn tạo ra bề mặt cực trơn để giúp các cơ trượt lên nhau trong điều kiện hầu như không có ma sát. Khi các đặc tính này của mô liên kết bị thay đổi, hiện tượng đau do sơ dính sẽ xảy ra.
- Cơ ở trạng thái nghỉ
Các cơ chỉ có thể co mà không chủ động giãn được. Khi một cơ ngừng co nó sẽ trở lại trạng thái nghỉ ngơi ban đầu nhờ các cơ đối vật còn lại. Ngay cả trong lúc nghỉ ngơi hoàn toàn, một tỷ lệ nhỏ các sợi cơ vẫn duy trì trạng thái có thắt. Các sợi cơ này giúp tạo ra trương lực cơ, phụ thuộc vào sự kích thích liên tục với tần số thấp, xuất phát từ não chuyển xuống các dây thần kinh vận động. Tuy nhiên, kích thích này chỉ đủ để các sợi cơ có ngưỡng đáp ứng thấp nhất co lại. Bất kỳ rối loạn trương lực cơ nào cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng cơ. Trương lực yếu sẽ làm cơ bị nhão khiến cho một phần lực có được do cơ co thay vì tạo ra cử động lại được dùng để làm cho cơ bất chùng. Trong khi đó, trương lực cơ tăng sẽ khiến não hiểu nhầm là cơ đang co, sinh ra ức chế khả năng co của các cơ đối vận, về lâu dài sẽ làm chúng yếu đi.
KHÁI NIỆM VỀ CO CỨNG CƠ BẮP
1- Co cứng cơ là gì ?
Co cứng cơ là sự tăng độ cứng của cơ không theo ý muốn.
2- Tại sao co cứng cơ xảy ra ?
Một số bệnh như đột quị, xơ cứng rải rác, bại não, chấn thương đầu hoặc chấn thương tủy sống làm cho các đường dẫn truyền thần kinh bị xáo trộn dẫn đến co cứng cơ.
3- Các triệu chứng co cứng cơ là gì ?
Đặc điểm chính của co cứng cơ là sự co cứng hay tăng đề kháng khi cố gắng cử động chi hoặc khớp. Các triệu chứng khác liên quan đến co cứng cơ bao gồm đau, co thắt cơ, yếu cơ và giật cơ. Người bệnh bị co cứng cơ thường cảm thấy cơ của họ cứng, nặng và khó cử động.
* Vậy Co cứng cơ gây ảnh hưởng gì ?
Co cứng cơ và các triệu chứng liên quan có thể ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Ví dụ, co cứng cơ có thể ảnh hưởng lên việc đi lại, việc ngồi ghế, việc xoay trở trên giường, việc thực hiện các nhu cầu chăm sóc cá nhân, việc thực hiện các hoạt động tình dục và cả sự thoải mái và tinh thần của người bệnh.
* Người bệnh co cứng cơ thì nên làm gì ?
Người bệnh cần có hiểu biết về co cứng cơ. Một số yếu tố làm cho co cứng cơ nặng lên cần tránh và điều trị sớm bao gồm nhiễm trùng tiểu, bí tiểu, nhiễm trùng tiêu hóa, táo bón, đỏ da, trầy da, nhiễm trùng da, đau, nhiễm trùng khác và tư thế xấu khi nằm, ngồi, đứng.
Bất kể người bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc nặng, việc điều trị thuốc, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, chăm sóc điều dưỡng và giáo dục có thể giúp cải thiện co cứng cơ.
= > TÌM HIỂU KỸ THUẬT giải cơ, chải mạc cơ => : Tại đây
Y Cốt Liên
Khoa liên tục mở các khóa Truyền Nghề với hiệu quả cao và rút ngắn thời
gian cho những ai đam mê về chữa bệnh không dùng thuốc. !!!
🎯 Truyền nghề Nắn Chỉnh Cột Sống - Xương Chậu - Trị Liệu Dưỡng Sinh Đông Y - Đả Thông Kinh Lạc ( TK Cột Sống - Cơ - Xương - Khớp )
👉 Học chữa và nắn chỉnh cột sống - nắn chỉnh xương chậu
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!