1. Tràn dịch khớp gối kéo dài:
Thông thường sau mổ tái tạo dây chằng sẽ có tràn dịch khớp gối, đặc biệt là các bệnh nhân không đặt dẫn lưu. Nguyên nhân là do trong quá trình phẫu thuật phải cắt lọc tổ chức, sụn chêm rách và khoan đường hầm xương. Tràn dịch khớp gối sẽ giảm dần và hết hoàn toàn trong vài ngày. Nhưng một số trường hợp có tràn dịch khớp gối kéo dài trong vài tuần, nếu không có tình trạng nhiễm trùng khớp hoặc vấn đề gì bất thường thì bạn yên tâm vì dần dần lượng dịch sẽ được cơ thể hấp thụ dần trở về bình thường.
2. Bầm tím mặt sau trong đùi và cẳng chân:
Trong quá trình bóc tách lấy gân làm vật liệu tái tạo dây chằng sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ. Máu chảy ra khỏi lòng mạch thấm qua tổ chức rồi da gây nên hiện tượng bầm tím tại vùng thấp mặt trong đùi và cẳng chân. Màu tím sẽ chuyển dần sang màu xanh nõn chuối rồi màu vàng nhạt. sau khoảng 3 tuần màu da sẽ tự trở về bình thường.
3. Viêm tấy vết mổ:
Viêm dò vết mổ có thể xảy ra vào những tuần đầu sau mổ, cũng có thể xuất hiện sau 2 hoặc 3 năm. Khi bị viêm dò vết mổ bệnh nhân cần được bơm rửa thay băng liên tục đến lúc vết mổ đầy kín liền sẹo.
4. Tê bì mặt trước ngoài cẳng chân:
Gân chân ngỗng dung để tái tạo dây chằng bám vào mặt trước trong của xương chầy, ngay dưới lồi củ xương chầy. Đi rất gần với các gân này là nhánh cảm giác của thần kinh hiển, nhánh này phân ra các nhánh cảm giác cho vùng trước trong và trước ngoài cẳng chân, trong đó có nhánh cảm giác dưới bánh chè, nhánh này chi phối cảm giác cho vùng trước ngoài cẳng chân ngay dưới xương bánh chè cho đến 1/3 giữa. Việc lấy gân bán gân và gân cơ thon bắt buộc phẫu thuật viên phải thực hiện đường rạch da ở phía trước trong cẳng chân, gần với lồi củ trước xương chầy. Việc rạch da và phẫu tích để lấy gân là yếu tố có thể gây tổn thương nhánh cảm giác này. Bên cạnh đó, việc phẫu tích và lấy gân bằng dụng cụ (tendon stripper) có nguy cơ làm căng giãn nhánh cảm giác thần kinh hiển. Trong đó, việc rạch da và phẫu tích gân là yếu tố nguy cơ chính gây tổn thương nhánh cảm giác.
Tỷ lệ tổn thương cảm giác, theo báo cáo của 1 số tác giả nước ngoài có thể dao động từ 10% đến 70% tùy theo kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Khả năng hồi phục của vùng tổn thương cảm giác có thể xảy ra, nhanh hay chậm tùy mức độ của tổn thương cảm giác nhưng thông thường sẽ hồi phục hoàn toàn sau thời gian 3 – 6 tháng do sự phục hồi của thần kinh hoặc sự phát triển của các nhánh cảm giác của các dây thần kinh có vùng giao thoa.
5. Đau gối:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp gối sau mổ tái tạo dây chằng. có thể là do lỗi kỹ thuật trong quá trình mổ, một số là do cơ địa của bệnh nhân, một số khác do có tổn thương sụn chêm…
6. Hạn chế gấp duỗi gối:
Đây là một biến chứng vô cùng đáng sợ sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước. nguyên nhân là do bệnh nhân mổ sớm sau khi chẩn thương, khớp gối còn sưng nề và chưa gấp duỗi hết biên độ dẫn đến sau mổ bệnh nhân bị căng tức sưng đau nhiều không tập vận động sớm được. một số bệnh nhân quá sợ hãi hoặc được mổ tại các cơ sở không có kinh nghiệm nên không cho bệnh nhân tập sơm dẫn đến tình trạng viêm dính trong khớp gối.
Để khắc phục biến chứng này bệnh nhân cần tập phục hồi chức năng tích cực. nếu tình trạng không tiến triển thì phải mổ nội soi giải phóng khớp. Trong quá trình nội soi nếu dây chằng chéo trước nhân tạo bị viêm dính vào dây chằng chéo sau thì phải cắt bỏ hoàn toàn dây chằng chéo trước sau đó tập vật lý trị liệu và chờ đợi đến lúc khớp gối vận động bình thường mới tiến hành mổ tái tạo lại dây chằng chéo trước thì 2.
Một nguyên nhân khác phải kể đến đó là do lỗi kỹ thuật của phẫu thuật viên khi khoan đường hầm mâm chày. Trong quá trình mổ nếu khoan đường hầm mâm chày ra trước quá nhiều sẽ gây hạn chế duỗi,nếu đường hầm ra sau nhiều sẽ gây hạn chế gấp gối. trong trường hợp này thì cũng bắt buộc phải mổ làm lại dây chằng khác đúng vị trí giải phẫu.
7. Lỏng gối:
Sau mổ một số bệnh nhân vẫn có cảm giác lỏng gối. nguyên nhân có thể do teo cơ, do tổn thương phối hợp giãn dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong, bên ngoài. Và cũng có thể do phẫu thuật viên thiếu trình độ và kinh nghiệm.
8. Teo cơ:
Teo cơ là tình trạng phổ biến sau mổ tái tạo dây chằng, là do sau mổ chân bên phẫu thuật hạn chế vận động. để khắc phục tình trạng nay bệnh nhân cần được tập phục hồi chức năng tốt.
9. Tiếng lục cục trong khớp
Sau mổ tái tạo dây chằng một số bệnh nhân khi gấp duỗi có tiếng lục cục hoặc lách tách trong khớp. hiện tượng này là do bạn có tổn thương sụn chêm kèm theo. Khi cắt sụn chêm khớp gối mất đi lớp đệm, lúc gấp duỗi lồi cầu xương đùi và mâm chày trược qua mép cắt sụn chêm tạo nên tiếng lục cục. một nguyên nhân nữa là do sau mổ bao hoạt dịch tiến ra dịch khớp chưa ổn định làm ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn khớp.
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!