banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Hiểu sâu hơn về cảm lạnh

Sẽ rất hữu ích nếu bạn bỏ ra 5 phút để tìm hiểu sâu hơn về cảm lạnh và cách phòng chống, điều trị cực kỳ hiệu quả mà ai cũng biết...

Bỏ ra 5 phút để hiểu sâu về cảm lạnh và cách phòng chống

+ Nguyên nhân cảm lạnh
Loại virus này bám vào bụi nước trong không khí và con người rất dễ hít phải. Hơn 100 loại virus rhino khác nhau có thể thâm nhập vào niêm mạc ở mũi và họng, kích thích một phản ứng miễn dịch gây sưng họng, đau đầu và khó thở.
Các virus cảm lạnh thường truyền qua đường không khí, do tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc vật nhiễm khuẫn. Các virus tồn tại lâu dài trong môi trường, sau đó có thể lây qua tay con người khi tiếp xuc với vật bẩn, rồi lên mắt mũi khi tay tiếp xúc, nơi mà nhiễm trùng thường xảy ra, do hệ miễn dịch vùng này yếu và thường ít được vệ sinh.
Sau đó nó sẽ lây sang những người tiếp xúc lâu dài với người bệnh đặc biệt là các thành viên trong gia đình. Không có bằng chứng cho thấy virus gây cảm lạnh lây qua đường không khí nhưng những người tiếp xúc với người bệnh lâu dài qua đường không khí có khả năng mắc bệnh rất cao.
Một thực tế là ta ít khi hay bị cảm lạnh khi gặp yếu tố thời tiết hơn là khi ở chung với những đám đông có những người luôn khịt mũi, ho, hắt hơi. Ngoài ra, cảm lạnh còn lây truyền qua tiếp xúc cơ thể (bắt tay…) hoặc những vật phẩm ô uế khác.
Nhà ở, văn phòng (nhất là văn phòng có máy lạnh), lớp học (đặc biệt là nhà trẻ)… đều là những nơi dễ bị lây truyền cảm lạnh.
Không khí khô - dù ở trong hay ngoài nhà - đều có thể làm giảm khả năng kháng virus rhino của cơ thể.
Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động cũng bị tác hại này. Những người hút thuốc dễ bị cảm lạnh hơn người thường, với các triệu chứng tồi tệ và lâu hơn, rất dễ dẫn đến viêm phế quản hoặc thậm chí hay ra đường với mái tóc ướt sẽ khó tránh khỏi cảm lạnh

Hiểu sâu hơn về cảm lạnh buồn nôn
cảm lạnh buồn nôn

+ Nguy cơ gây cảm lạnh
Một thực tế là ta ít khi bị cảm khi gặp yếu tố thời tiết hơn là khi ở chung với những đám đông có những người luôn khịt mũi, ho, hắt hơi. Ngoài ra, cảm lạnh còn lây truyền qua tiếp xúc cơ thể (bắt tay…) hoặc những vật phẩm ô uế khác.
Nhà ở, văn phòng (nhất là văn phòng có máy lạnh), lớp học (đặc biệt là nhà trẻ)… đều là những nơi dễ bị lây truyền cảm lạnh.
Không khí khô – dù ở trong hay ngoài nhà - đều có thể làm giảm khả năng kháng virus rhino của cơ thể.
Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động cũng bị tác hại này. Những người hút thuốc dễ bị cảm lạnh hơn người thường, với các triệu chứng tồi tệ và lâu hơn, rất dễ dẫn đến viêm phế quản hoặc thậm chí hay ra đường với mái tóc ướt sẽ khó tránh khỏi cảm lạnh.

+ Triệu trứng cảm lạnh
Biểu hiện đầu tiên của cảm thường chỉ là đau hay rát họng.
Các triệu chứng thường gặp khác là chảy mũi, nghẹt mũi, ho hoặc hắt hơi. Những người hay bị cảm lạnh thường đi kèm với đau cơ, mỏi mệt, nhức mỏi, khó chịu, nhức đầu, chán ăn.
Cảm lạnh đôi khi làm sốt, nếu sốt cao có thể làm người bệnh kiệt sức (thường gặp ở bệnh cúm hơn).
Những triệu chứng của cảm lạnh thường mất đi sau 1 tuần, nhưng cũng có khi kéo dài đến 14 ngày, trong đó ho thường kéo dài hơn các triệu chứng khác. Trẻ em thường có những triệu chứng nặng hơn, và có thể gặp sốt, phát ban.
Cảm lạnh sốt có thể dẫn đến nhiễm trùng cơ hội như viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp, viêm xoang, viêm tai giữa…Với những người hen suyễn, khí phế thũng, viêm phế quản mãn, thì cảm lạnh có thể làm khởi phát những cơn kịch phát cấp tính.
- Cần phân biệt bệnh cảm lạnh với bệnh cảm cúm. Bệnh cúm khác xa với cảm, mặc dù cả hai giống nhau ở giai đoạn đầu - đều gây đau cổ họng, tứ chi ê ẩm và nhức đầu. Tuy nhiên, cảm ít gây sốt và hiếm khi làm thân nhiệt cao hơn 38,8 độ C, trong khi cúm có thể làm thân nhiệt bạn lên trên 39,4 độ C.
- Một điểm khác nhau nữa là khi bị cảm, bạn có thể chảy nước mắt, còn cúm làm mắt bạn bị đau (đồng thời với đau lưng và tứ chi). Bệnh cúm thường lâu hết gấp đôi so với cảm.
Cúm còn dẫn đến viêm phổi, gây nguy hiểm nặng cho sức khỏe của những người trẻ tuổi hoặc người cao tuổi, cũng như ở người bệnh tim, suy giảm miễn dịch và rối loạn chức năng thận.

Hiểu sâu hơn về cảm lạnh sốt
cảm lạnh sốt

+ Phòng ngừa bị cảm lạnh
Không ở lâu trong môi trường lạnh dưới 15 độ C. Nếu nhiệt độ môi trường dưới 10 độ C, tránh ra ngoài trời nếu không thật cần thiết.
Phải mặc ấm, đội mũ, đi găng tay, tất chân để chống rét. Tuyệt đối không mặc quần áo ướt.
Ăn uống no và đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sự chuyển hóa chất của cơ thể. Ăn đồ ăn, thức uống có tính cay, nóng như thịt bò, thịt chó, thịt dê, gừng, ớt, hạt tiêu... để giữ ấm cơ thể.

+ Cách điều trị cảm lạnh
Tất cả những điều trị trong bệnh cảm chỉ là điều trị triệu chứng, giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn nặng của bệnh.
Thông thường, bệnh sẽ nặng nhất vào các ngày thứ 2-3 của bệnh, sau đó các triệu chứng sẽ lui dần. Do đó, các thuốc điều trị trong cảm cúm nên được cho càng sớm càng tốt. Hơn nữa, việc dùng thuốc sớm có thể hạn chế được những biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa của bệnh dù chưa được chứng minh bởi các công trình nghiên cứu lớn.

Hiểu sâu hơn về cảm lạnh
bị cảm lạnh nên làm gì

+ Các thuốc an toàn và hiệu quả
a. Kháng histamine H1:
Kháng histamine H1 có công dụng ngăn chặn hoạt động của histamine trong cơ thể, chúng gây tiết nhiều nước mũi, nước mắt, phòng ngứa. Các loại thuốc kháng H1 đã được chứng minh có hiệu quả trong bệnh cảm là Chlorpheniramine, Brompheniramine, Clemastine.
Tác dụng phụ của thuốc có thể gặp dù hiếm là: buồn ngủ, khó tiểu ở những người có phì đại tiền liệt tuyến, làm nặng thêm tình trạng tăng nhãn áp.
b. Kháng viêm không steroid (NSAIDs):
Kháng viêm không steroid đã được sử dụng nhiều để điều trị triệu chứng bệnh cảm như: sốt, lạnh, đau cơ, và mệt mỏi trong cảm lạnh. Một số thuốc thường được sử dụng là Ibuprofen và Naproxen. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu lớn về việc sử dụng NSAIDs trong bệnh cảm.
Tác dụng phụ quan trọng của NSAIDs là khó chịu đường tiêu hóa, ở một số người có thể gây loét và xuất huyết đường tiêu hóa.
c. Thuốc chống nghẹt mũi:
Các thuốc chống nghẹt mũi, ví dụ như pseudoephedrine, làm co các mao mạch ở màng nhầy mao mạch mũi, hạn chế tình trạng nghẹt mũi. Thuốc có ở dạng uống hay nhỏ mũi, thường có thể dùng các loại thuốc nhỏ mũi có bán tại các nhà thuốc tây. Tuy nhiên, loại này chỉ được dùng không quá 3 ngày liên tiếp, nếu dùng lâu hơn, có thể làm mũi bị sưng và làm nghẹt mũi trầm trọng hơn.
Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc uống quá liều là nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, căng thẳng.
d. Thuốc ức chế ho:
Thuốc ức chế ho có thể là an thần tự nhiên như codeine, hay an thần tổng hợp như dextromethorphan. Thuốc ức chế ho tác động ức chế trung tâm phản xạ ho trên não. Hiệu quả của chúng đã được chứng minh trên những bệnh nhân ho mãn tính, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của chúng trên tình trạng ho trong cảm. Không nên sử dụng thuốc ho trong những trường hợp ho có đàm ở người bệnh phổi mãn tính vì thường không có hiệu quả.
Tác dụng phụ hiếm gặp là khó chịu ở đường tiêu hóa.
e. Các biện pháp trị liệu khác có thể áp dụng
- Vitamin C: Vitamin C có tác dụng như một người lao công dọn dẹp sạch sẽ những rác rưởi trong cơ thể bạn, bao gồm cả vi khuẩn, virus nữa. Nhờ công dụng này mà vitamin C có thể được xếp vào một trong những biện pháp cần thiết trị cảm. Ngoài ra, vitamin C còn giúp làm giảm cơn khó chịu của bệnh cảm như ho, nhảy mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, bần thần... và nhiều triệu chứng cảm khác.
Tuy việc uống vitamin C với liều lượng khá cao như trên không gây nguy hại trong thời gian ngắn ngủi một vài ngày, nhưng các bác sĩ khuyên rằng nên tiếp tế cho cơ thể sinh tố này bằng cách ăn nhiều trái cây cam, bưởi, chanh, hoặc ăn sống các rau cải có mầu xanh đậm tốt hơn là uống thuốc viên.
- Chất kẽm: Chất này cũng có công dụng rút ngắn cơn bệnh lại một vài ngày và hay nhất là có thể làm dịu đi rất hữu hiệu cảm giác khô cổ, rát cổ. Chất kẽm cũng như chất sắt, chất vôi (canxi)... và những kim loại có ích khác thường được bày bán tự do tại các nhà thuốc tây. Chất này cũng được chế thành kẹo ngậm trị cảm cúm có hình thoi hoặc hình bình hành.
Nên để ý nếu dùng quá nhiều (trên 1.000mg) kẽm có thể trở thành một chất độc. Khi dùng phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc hoặc đơn của bác sĩ.
- Tỏi: Thuốc tỏi bán tại các tiệm thuốc tây hoặc tỏi sống cũng có công dụng giết virus và rút ngắn cơn cảm cúm của bạn rất nhanh chóng. Ăn tỏi sống có hiệu quả hơn.
- La Hán Quả (Lohan quo) có bán tại hầu hết các chợ thực phẩm dưới dạng thỏi hoặc quả pha nước uống có công dụng tiêu đờm rất nhanh chóng. Thường chỉ sau 1-2 lần uống là có thể tiêu trừ hết những đờm gây khó chịu nơi cổ họng (đờm này thường làm tắt tiếng hoặc gây khó khăn khi nói chuyện, nó cũng gây bệnh nghẹt mũi hoặc sổ mũi khi có quá nhiều trong hốc mũi).
- Nước muối: Súc miệng bằng nước muối (khuấy đều 1 muỗng cà phê muối ăn trong 1/2 lít nước ấm - khi súc miệng, ngửa cổ lên cho nước muối chạy vào cổ họng, thổi hơi lên tạo thành tiếng kêu trong cổ họng - rồi khạc ra). Hành động này giúp cho cổ họng thông hơn, bớt nghẹt mũi, giết vi trùng, và làm khạc ra đờm nhiều hơn.
- Uống trà nóng hoặc canh nóng: Nên thật nóng miễn là đừng để bị bỏng miệng - uống từng ngụm nhỏ cho đến khi hết chén. Có công dụng thông mũi.
- Xông hơi: Đây là biện pháp dân gian thường được áp dụng đối với người bệnh cảm, tuy nhiên chưa được chứng minh rõ ràng và cần phải đề phòng bỏng.
Một số biện pháp đơn giản cũng được khuyên là nghỉ ngơi, giảm stress để nâng cao sức đề kháng, ngừng uống nước đá để tránh tình trạng kích thích ở họng…

Hiểu sâu hơn về cảm lạnh khi tắm xong
tắm xong bị cảm lạnh

+ Bài thuốc dân gian chữa cảm lạnh
Khi dầm mưa, nếu thấy ớn lạnh dọc xương sống, nhức đầu, mệt mỏi uể oải, sợ lạnh, đầy bụng, có khi đi tiêu phân lỏng, có sốt nhẹ, có thể hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững... có thể đun nước gừng tươi để uống. Công thức gồm: 1 củ gừng tươi 15 – 20g, rửa sạch, thái lát, đổ 100ml nước đun sôi 20 phút, gạn ra, thêm đường và uống nóng.
Bạn cũng có thể đánh gió bằng gừng tươi giã nhỏ, trộn với tóc rối, bọc vào miếng vải thưa, đánh gió (xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết ở mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, khoeo chân) sẽ nhanh giải cảm.
Hoặc xua tan cảm lạnh bằng nồi nước xông, gồm các loại lá tre, bưởi, sả, cúc tần, hương nhu (mỗi thứ khoảng 20g, tùy nơi mà thay bằng lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, nghệ, ngải cứu, tràm, bạch đàn, đại bi, long não...), nấu nước đến sôi, rồi xông 5-10 phút cho vã mồ hôi.
Sau đó lau khô đắp chăn, nằm nghỉ, tránh gió lạnh. Hơi dược liệu theo hơi thở vào tận phế nang làm thông suốt đường hô hấp, giảm tiết, giảm đau đầu, mình mẩy, giảm chóng mặt… Nhưng chỉ nên xông 1 – 2 lần, xông nhiều sẽ bị hao tân dịch, thoát dương, không tốt cho sức khỏe.
Hoặc cho người bệnh ăn cháo giải cảm, sẽ nhanh vã mồ hôi và mau phục hồi sức khỏe. Lưu ý sau khi uống nước gừng, đánh gió, ăn cháo hành giải cảm hoặc xông giải cảm cơ thể sẽ vã nhiều mồ hôi. Khi đó nên tránh ra gió, vì lúc đó các lỗ chân lông đang mở rộng gió nhập vào, không tốt cho người bệnh.
Nếu người bệnh nói líu nhíu, thở chậm bất thường, da lạnh tái, mất phối hợp, vận động, mệt ngủ lịm… là đã bị cảm nặng. Cần theo dõi nhịp thở, nếu bị ngưng thở cần thực hiện hô hấp nhân tạo ngay, rồi đưa bệnh nhân ra khỏi chỗ lạnh (bảo vệ người bệnh tránh gió, thay đồ khô… và đưa tới cơ sở y tế ngay).
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Xem mạch là phần cơ bản và tối quan trọng đối với người thầy thuốc, Y Cốt Liên Khoa xin giới thiệu cùng bạn đọc phương pháp xem mạch của Hải Thượng Lãn Ông
Hỏa long cứu sẽ đả thông hai mạch Nhâm & Đốc và các đường kinh mạch khác cũng như các vùng huyệt, vùng đau, điều hòa âm dương, thông khí huyết, trục tà khí
Tắm đêm hay tắm muộn rồi sau đó bước lên giường đi ngủ luôn., thói quen này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ và các triệu chứng khác
Có tờ giấy xét nghiệm rồi nhưng mấy ai hiểu được tình trạng sức khỏe của mình đang ở mức nào ? ý nghĩa 29 chỉ số xét nghiệm sinh hóa mà mọi người tham khảo
Phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic của Mỹ là một phương pháp điều trị không phẫu thuật, điều chỉnh những sai lệch dù là nhỏ nhất trên cột sống..
Xương hông là một khu vực của cơ thể dày đặc với xương, dây chằng, gân và cơ bắp, tất cả đều có thể gây đau nếu có điều gì sai.
Nhược cơ hậu quả của một tình trạng mất liên lạc giữa thần kinh và cơ, nhược cơ cải thiện khi nghỉ ngơi
Dấu hiệu lệch xương chậu dẫn đến cong vẹo cột sống, xương chậu được coi như nền móng, lệch xương chậu thì cột sống sẽ cong vẹo theo cơ chế tự thích nghi...
Thoái hóa khớp xảy ra khi sự tái tạo của sụn khớp và đĩa đệm bị mất cân bằng. Quá trình thoái hóa cột sống lưng sẽ làm mất vững cột sống, ảnh hưởng sức khỏe
Những vấn đề bạn cần biết vì sao chữa bệnh mãi vẫn không khỏi., Lười vận động, Suy nghĩ tiêu cực, Làm việc quá sức, Lạm dụng sử dụng thuốc..
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả thông mạch máu

Cân bằng hệ Cơ

Nâng tầm vận động

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa

học nắn xương chậu, học nắn chỉnh cột sống

 
Học nắn chỉnh xương chậu

học nắn chỉnh cột sống, bài chữa đau cổ vai gáy

 
Bài giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống
 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020