banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Diem kich hoat Trigger point

Bạn đang cần tìm tài liệu Trigger Point, phương pháp tìm điểm thắt cơ và giải quyết vấn đề cho những cơn đau một cách hiệu quả...

Bạn biết gì về điểm kích hoạt Trigger Point và sự co cơ

Trigger point ( nút thắt cơ ) là nguồn gốc của nhiều cơn đau, bạn có thể gặp phải sau một thời gian tập luyện hoặc ngồi ở một tư thế lâu. Tuy nhiên, khái niệm trigger point còn khá mới mẻ ở Việt Nam và nhiều người vẫn chưa hiểu nó là gì và làm cách nào để khắc phục.

Y Cốt Liên Khoa sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về Trigger point và cách làm sao để “ gỡ ” các nút thắt nếu bạn gặp phải tình trạng này.

Trigger point là gì? Cách xác định điểm kích hoạt

Trigger point hay còn gọi là điểm kích hoạt là nguồn cội của những cơn đau cơ kéo dài dai dẳng nếu bạn không xác định và “ tháo gỡ ” đúng cách. Bạn có thể hình dung đơn giản như thế này. Các sợi cơ trong cơ thể chạy song song với nhau, trigger point là các nút thắt trong các sợi cơ đó. Các sợi cơ này kết dính với nhau tạo thành “ nút thắt ”. Nếu không “ gỡ ” các nút thắt này, chúng sẽ làm sự chuyển động của các cơ này bị “ tắt nghẽn ” và gây ra đau đớn. Cơn đau có thể xảy ra ở ngay nút thắt hoặc các vùng có liên quan.

Các điểm trigger point thường tồn tại trong các mô mềm, xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể. Nếu không được giải quyết chúng sẽ làm các hệ cơ bị co cứng, gây đau đớn trong trạng thái căng cơ liên tục.
Việc xác định đúng điểm trigger point trên cơ thể nên cần có sự trợ giúp của chuyên gia. Trên cơ thể chúng ta có hơn 200 cặp cơ khác nhau, việc xác định sai nhóm cơ và nút thắt rất dễ dẫn đến các hệ quả không đáng có. Thực tế, việc xác định đúng các nút thắt tương đối phức tạp.

Tác động của trigger point đến cơ thể
Các điểm kích hoạt có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến chuyển động bằng cách làm cho cơ ngắn đi và cứng, làm giảm phạm vi chuyển động. Chúng có thể duy trì sự co thắt ở các cơ khác, đồng thời cũng ngăn cản cơ bắp thư giãn, khiến các cơ nhanh chóng mệt mỏi, phục hồi chậm sau khi gắng sức và co lại quá mức khi làm việc. Các điểm trigger point cũng có khả năng làm cho các cơ mất thăng bằng, hoặc khiến chúng bị kẹt hay bật ra khi bạn di chuyển.

Việc chuyển động đòi hỏi một số cơ phải co lại và những cơ khác phải dãn ra. Các điểm kích hoạt có thể khiến cơ bắp phải hoạt động một cách “ miễn cưỡng ”. Việc kéo căng hoặc co lại sẽ kích thích các điểm kích hoạt và làm tăng cơn đau, khiến bạn ngày càng giảm nhu cầu di chuyển. Để giảm các tác động tiêu cực này bạn có thể xoa bóp các điểm trigger point để giảm chứng đau cơ. Nếu thực hiện đúng cách, bạn có thể cảm nhận kết quả cải thiện rõ ràng trong vòng một tuần ( thông thường chỉ trong một hoặc hai ngày ).

Tuy nhiên, việc này nên được thực hiện bởi các chuyên gia đã qua đào tạo. Nhưng các bạn hãy nhớ trong Đông Y có một câu nói bất hủ và đi xuyên suốt chiều dài thời gian đó là :

"T𝐇Ô𝐍𝐆 𝐓Ắ𝐂 𝐁Ấ𝐓 𝐓𝐇Ố𝐍𝐆 - 𝐓𝐇Ố𝐍𝐆 𝐓Ắ𝐂 𝐁Ấ𝐓 𝐓𝐇Ô𝐍𝐆"

Nguyên nhân gây ra tình trạng này
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này chẳng hạn như chấn thương, căng cơ. Theo nguyên lý khi các sợi cơ, dây chằng hoặc gân bị yếu đi, giãn quá mức hay bị rách, tổn thương do viêm… sau khi lành lại, các sợi cơ này sẽ bị co, xoắn lại và trở thành nút thắt.

Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng có thể dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như :

Các thói quen, hoạt động dẫn đến sai tư thế như ngồi bắt chéo chân, cúi gập đầu khi dùng điện thoại, tư thế ngồi rung đùi…

Quá trình lão hóa

Thói quen ít vận động (thường gặp trong độ tuổi từ 27 – 55)
Người lạm dụng các vận động mạnh nhằm tăng cơ bắp, tăng cơ giảm mỡ

Tình trạng rối loạn giấc ngủ

Thiếu hụt vitamin C, vitamin D, vitamin B, axít folic, chất sắt
Gặp phải các vấn đề về khớp

Cách giảm đau cải thiện các điểm trigger point

Trị liệu trigger point là một hình thức điều trị, thường được thực hiện bởi các chuyên gia trị liệu đã qua đào tạo, đòi hỏi rất nhiều kiến thức về hệ thống cơ xương khớp cũng như khả năng cảm nhận sự khác biệt về mật độ và kết cấu mô cơ.

Có một số kỹ thuật để giảm đau các điểm trigger point. Một số kỹ thuật tập trung trực tiếp vào điểm kích hoạt và các dải căng, trong khi những kỹ thuật khác giúp giải phóng cơ, tác động đến một vùng lớn hơn của cơ và cân mạc.

Có nhiều kỹ thuật để xoa dịu điểm kích hoạt và các kỹ thuật này không chỉ tập trung các điểm trigger point. Các kỹ thuật điều trị trigger point giúp thư giãn các cơ chẳng hạn như dùng lực day ấn bằng tay. Đây là lý do tại sao liệu pháp trigger point thường không thoải mái hoặc hơi đau. Điều quan trọng là phải tuân theo nguyên tắc rằng bệnh nhân phải chịu được cơn đau và theo dõi thường xuyên để xem xét các cơn đau này có thuyên giảm hay không.

Điểm kích hoạt càng được xử lý chính xác, thì càng phải áp dụng ít áp lực hơn. Các chống chỉ định liên quan phải được loại trừ và bệnh nhân nên được thông báo về các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Điều trị trigger point có thể bằng các phương pháp sau :

- Kỹ thuật nén điểm kích hoạt
- Kỹ thuật kéo giãn thủ công cục bộ dọc theo dải căng nơi có nhiều điểm kích hoạt, cũng như các phần lân cận của dải căng.
- Kỹ thuật giải phóng bằng tay lên các mô liên kết và cân mạc xung quanh điểm kích hoạt => xem Tại đây
- Kỹ thuật giải phóng thủ công mô liên kết và cân bằng giữa hai cơ
Cách giảm đau cải thiện các điểm trigger point
Kỹ thuật day ấn, massage giải tỏa các trigger point cần được thực hiện bởi các chuyên gia đã qua đào tạo

Theo kinh nghiệm của Y Cốt Liên Khoa thì hầu như ai cũng có thể gặp phải tình trạng nút thắt cơ này đặc biệt là dân văn phòng và không thể tránh khỏi các cơn đau. Cách duy nhất để giảm tình trạng này chính là tìm đúng cách để “ gỡ ” các nút thắt này. Tuy nhiên, điểm mấu chốt  nhất vẫn là tìm đúng điểm Trigger point  để giải tỏa các nút thắt.

🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Kéo giãn cột sống lưng., Là một trong những liệu pháp chữa thoát vị đĩa đệm ,vẹo cột sống và các bệnh xương khớp mà không cần phẫu thuật...
Đã bao giờ bạn bị đau thần kinh tọa? đau dây thần kinh tọa biểu hiện như thế nào? Nắn chỉnh lại xương chậu có tác dụng thế nào với cơn đau thần kinh tọa...
Sách dành cho những bạn đam mê Châm Cứu - Bấm Huyệt....
Bạn đang muốn tìm Học Spa Dưỡng Sinh Trị Liệu Đả Thông Kinh Lạc ở Hà Nội? Y Cốt Liên Khoa chuyên đào tạo Các Bước Đả Thông Kinh Lạc, massage trị liệu...
Cơ thể chỉ có thể tự chữa lành khi ở trong trạng thái nghỉ ngơi và thư giãn. Một số cách sau đây để cải thiện sức khỏe của mình thay vì sử dụng thuốc...
Bơi lội giúp hỗ trợ giảm áp lực lên cột sống.,Việc thở sâu khi bơi tạo điều kiện để cơ hoành hoạt động đắc lực giúp tăng lưu lượng máu tới các khớp xương
Theo đông y, củ Gừng hay còn được gọi là sinh khương, can khương., nhờ tính nóng ấm mà nó được sử dụng để làm giảm các cơn đau lưng rất hiệu quả..
Tìm hiểu công dụng chữa bệnh tuyệt vời bằng phương pháp Cứu Ngải., Chỉ định và chống chỉ định trong chữa bệnh bằng phương pháp cứu ngải.
13 thao tác đơn giản cải thiện sức khỏe dễ làm, Y Cốt Liên Khoa mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp mang lại một sức khỏe tốt nhất cho các bạn...
Gai cột sống là tình trạng mọc gai xương ở đốt sống, phần gai xương này chính là mỏm xương lồi ra tại các khớp, có độ dài cỡ khoảng vài milimet.
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Cân bằng hệ Cơ

Nâng tầm vận động

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa

học nắn xương chậu, học nắn chỉnh cột sống

 
Học nắn chỉnh xương chậu

học nắn chỉnh cột sống, bài chữa đau cổ vai gáy

 
Bài giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống
 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020