banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Sự vận hành Kinh Lạc

Hoạt động của kinh lạc, kinh khí phụ thuộc vào hoạt động công năng của tạng phủ, hoạt động công năng của tạng phủ lại tuân theo một chu trình thời gian...

Tìm hiểu sự vận hành Kinh Lạc theo quy luật thời gian

Kinh Lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể,. Kinh Lạc gồm mười hai kinh mạch cũng gọi là chính kinh. Vì trong cơ thể có tâm, can, tỳ, phế, thận, tâm bào là 6 tạng; có đảm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang, tam tiêu là 6 phủ, cộng 12 tạng phủ. Mỗi một tạng phủ đều có một kinh phụ thuộc nó, cộng có 12 kinh nên gọi là chính kinh. Tên gọi của chính kinh đều lấy tên tạng phủ của nó mà đặt như tâm kinh, đảm kinh, vị kinh v.v...

Hoạt động kinh khí phụ thuộc vào hoạt động công năng của tạng phủ, hoạt động công năng của tạng phủ lại tuân theo một chu trình thời gian trong ngày:

sự vận hành Kinh Lạc theo quy luật thời gian

⏰Từ 1 - 3 giờ sáng (giờ Sửu) là Can kinh hoạt động. Có thể xem như Can kinh - Đảm kinh như gan mật, là cơ quan khử độc bài tiết, miễn dịch quan trọng của cơ thể nên chúng ta cần nghỉ ngơi trong khoảng thời gian quý báu này, nhằm nâng cao chức năng điều tiết và phục hồi của kinh lạc sau 1 ngày làm việc.

Nếu giờ Sửu không ngủ thì can sẽ tiếp tục phải chuyển vận năng lượng kích thích tư duy và hành động, việc trao đổi chất bị ảnh hưởng. Vì thế trước giờ Sửu không đi vào giấc ngủ thì sắc mặt xanh xám, tâm trạng uể oải, dễ bị bệnh gan và mặt đốm rỗ.
Chứng hư: Khả năng miễn nhiễm của da suy giảm, trời lạnh tay chân dễ tê lạnh, cổ họng khô, ho khan…
Chứng thực: Hơi thở không thông, cổ họng khó chịu, tức ngực, thở khò khè, viêm amidan, ho, đau mỏi vai, dễ bị bệnh trĩ…
Dưỡng sinh: Lúc này cơ thể cần nhiều dưỡng khí, cần thở sâu, vì thế mà phải ngủ sâu. Nếu lúc này không thể ngủ thì tốt nhất hãy uống ly nước ấm cho cơ thể dễ chịu và để phổi không bị khô.

⏰Từ 3 - 5 giờ sáng (giờ Dần): phế kinh hoạt động khiến các triệu chứng ho, sốt, đổ mồ hôi bộc phát dữ dội hơn, nếu có bệnh tại phế. Đây là thời điểm Phế kinh đẩy mạnh sức đề kháng để tự chữa lành.

“Phế hướng về trăm mạch”. Phế vào giờ Sửu đưa máu huyết vào giai đoạn mới, máu mới cung cấp cho phế, rồi qua phế đưa đến toàn thân. Vì thế sắc mặt vào sáng sớm thường hồng hào, tinh lực dồi dào.
Người bị bệnh phổi sẽ phát mạnh nhất vào giờ Dần, ví như ho hay thở khò khè làm tỉnh ngủ.
Chứng thực: Chướng bụng, dễ táo bón, dễ bị trĩ, lưng và vai khó chịu, đau răng, da dẻ khác thường, thượng quản khác thường…

⏰Từ 5 - 7 giờ sáng (giờ Mão): đại trạng co bóp mạnh nhất, lúc này nên đi tại tiện để thải chất độc.

“Phế và đại tràng tương quan biểu lý”. Phế mang máu mới phân bố khắp toàn thân, giúp đại tràng đi vào trạng thái hưng phấn, hoàn thành quá trình hấp thụ dinh dưỡng và nước trong đồ ăn, thải chất cặn bã. Sáng sớm sau khi dậy là thời gian đại tiện rất tốt.
Chứng thực: Dễ đói, dạ dày yếu, xương khớp khác thường, thèm ăn, miệng khô, dễ táo bón.
Dưỡng sinh: Tranh thủ dậy sớm và uống một ly nước ấm, sau đó vào nhà vệ sinh thải những chất cặn bã tích trữ cả ngày hôm trước! Tuy nhiên cũng không nên vào nhà vệ sinh quá sớm, vì có nhiều người già bị trúng gió vì nguyên nhân này. Nên nghỉ ngơi khoảng 10 – 20 phút cho đầu óc tỉnh táo rồi đi. Lời khuyên về đồ ăn: cà tím, rau chân vịt, chuối, nấm, mộc nhĩ, ngô, đậu cô-ve, đậu Hà Lan…

⏰Từ 7 - 9 giờ sáng (giờ Thìn): giờ thịnh Vị kinh, lúc dạ dày hoạt động tích cực nhất, đây là thời điểm lý tưởng để ăn sáng.

Giờ Thìn ăn sáng, ổn định dinh dưỡng cơ thể. Ăn sáng vào giờ này dễ tiêu hóa, hấp thu cũng tốt. Ăn sáng có thể dùng đồ ăn nhẹ giúp bảo vệ dạ dày, như cháo, ngũ cốc, bánh bao… Đồ ăn quá khô nóng sẽ làm nóng dạ dày khiến môi khô nẻ, nhiệt… Còn nhịn ăn sáng sẽ dễ bị bệnh tật.
Chứng thực: Tỳ vị bất hòa, tiêu hóa và hấp thu không tốt sẽ dễ sinh đầy bụng, đau đầu, mệt mỏi, xương khớp khó chịu, bài tiết khác thường…
Dưỡng sinh: Chú ý ăn sáng. Nếu bao tử đói sẽ không ngừng tiết axít dạ dày, lâu dần sẽ gây loét dạ dày, viêm dạ dày, tá tràng, túi mật… Sau khi ăn khoảng một giờ có thể mát xa kinh vị giúp điều tiết công năng dạ dày.

⏰Từ 9 - 11 giờ sáng (giờ Tỵ): khi Tỳ kinh thịnh, có thể nói lá lách hoạt động và hấp thu tốt nhất.

“Tỳ chủ vận hóa, tỳ thống huyết”. Tỳ là cơ quan điều hành toàn bộ việc tiêu hóa, hấp thu, bài tiết, lại quản về máu. “Tỳ khai khiếu ra miệng, phát ở môi”. Công năng của tỳ tốt thì việc hấp thu và tiêu hóa cũng tốt, chất lượng máu cũng tốt, môi sẽ hồng mịn. Môi trắng cho thấy khí huyết không đủ, môi thâm cho thấy khí lạnh nhiễm kinh tỳ.
Dưỡng sinh: Tỳ vị bất hòa, tiêu hóa và hấp thu không tốt, tỳ hư khiến trí nhớ suy giảm… Đây là thời gian kinh tỳ vận hành khai huyệt, cũng là thời gian bảo vệ tỳ tốt nhất. Kiến nghị nếu có điều kiện hãy dành cho bữa trưa nhiều lựa chọn về món ăn: đậu cô-ve, khoai lang, khoai tây, đậu hũ, rau cần tây… Trái cây có thể chọn táo, cam, quýt… Nước trà có thể chọn trà xanh, trà hoa nhài, mật ong…

⏰Từ 11 giờ sáng - 13 giờ chiều (giờ Ngọ): Tâm kinh hoạt động, là thời gian âm dương thiếu cân bằng trong ngày nên con người dễ bị mệt mỏi, vì vậy cần nghỉ ngơi để tránh mắc bệnh.

“Tâm chủ thần minh, khai khiếu ở lưỡi, phát ở mặt”. Tim đẩy máu vận hành, dưỡng thần, khí, và cơ bắp. Một giấc ngủ ngắn vào giờ Ngọ có tác dụng dưỡng tim rất tốt, giúp buổi chiều tối sinh lực tràn đầy.

⏰Từ 13 - 15 giờ chiều (giờ Mùi): có thể nói ruột non bài tiết và hấp thu tốt nhất, vì vậy nên ăn trưa trước 1 giờ chiều.

Tiểu tràng phân chia trong đục, đưa nước thải về bàng quang, cặn bã về đại tràng, chất tinh túy lên tỳ. Tiểu tràng kinh vào giờ Mùi điều hòa dinh dưỡng trong ngày. Nếu tiểu tràng kinh nóng sẽ dễ ho khan, trung tiện. Lúc này uống nhiều nước, uống trà có lợi cho tiểu tràng thải độc hạ hỏa.

⏰Từ 15 - 17giờ chiều (giờ Thân): Bàng quang kinh hoạt động mạnh, cần uống nhiều nước hơn.

Bàng quang chứa nước thải và nước miếng, nước thải bài tiết ra khỏi cơ thể, nước miếng tuần hoàn trong cơ thể. Nếu bàng quang nóng sẽ tiểu són. Giờ Thân nhiệt độ cơ thể nóng, người âm hư là nổi rõ nhất. Lúc này vận động sẽ hỗ trợ tuần hoàn nước miếng trong cơ thể, uống nước trà “bổ âm hạ hỏa” hỗ trợ rất tốt cho người âm hư.

⏰Từ 17 giờ chiều - 19giờ tối (giờ Dậu): Thận kinh hoạt động tích cực, do vậy thích hợp để những người bệnh ở kinh Thận - Bàng quang xoa bóp bấm huyệt vị, tập dưỡng sinh, thả lỏng cơ thể.

“Thận chứa tinh chất của sinh sản và tinh chất của lục phủ ngũ tạng. Thận là cái gốc tiên thiên”. Khi qua giờ Thân cơ thể hạ hỏa thải độc, đến giờ Dậu thận tới lúc tích chứa tinh hoa. Lúc này không thích hợp cho những hoạt động mạnh, cũng không hợp uống nước nhiều.

⏰Từ 19 - 21giờ tối (giờ Tuất): Tâm bào kinh hoạt động. Lúc này thần kinh và tim hoạt động mạnh nhất.

Giờ Tuất (19 – 21 giờ): Tâm bao kinh vượng, giảm áp lực để tim dễ chịu.

“Tâm bao kinh là lớp da mỏng bên ngoài tim, bên cạnh có mạch, đường thông khí huyết. “Tà” không được vào, nếu không tim sẽ tổn thương”. Tâm bao kinh là bộ phận màng ngoài để bảo vệ tim, cũng là đường thông khí huyết. Tâm bao kinh vào giờ Tuất vượng nhất, giúp loại bỏ những nhân tố gây bệnh xung quanh tim để tim đạt trạng thái tốt nhất. Lúc này cần giữ tâm trạng đặc biệt thoải mái, có thể đọc sách, nghe nhạc, đi spa, khiêu vũ… để thả lỏng tâm trạng, giải tỏa áp lực.

⏰Từ 21 - 23giờ tối (giờ Hợi): Tam tiêu kinh hoạt động. Có thể ví như đây là thời gian hệ nội tiết hoạt động mạnh, nên cần đi ngủ để điều hòa cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

Tam tiêu là tạng phủ lớn nhất trong lục phủ ngũ tạng, chủ về khí và có công dụng thông nước. Giờ hợi tam tiêu có thể thông bách mạch, vì thế ngủ vào giờ này là cách dưỡng sinh rất tốt, có lợi cho sức khỏe và giữ dung nhan. Đặc điểm chung của nhiều người già là ngủ vào giờ Hợi. Người hiện đại nếu không thể ngủ vào giờ này thì nên nghe nhạc, đọc sách, xem phim, luyện yoga. Tuy nhiên tốt nhất là không để qua giờ hợi mới ngủ.

⏰Từ 23 giờ tối đến 1 giờ sáng (giờ Tý) là Đảm kinh hoạt động.

Lý luận Trung y cho rằng: “Khí dư của gan tiết vào mật, tụ lại thành tinh (dịch mật)”. Người ngủ trước giờ Tý thì mật hoàn thành trao đổi chất. Dịch mật sung túc thì não bộ tỉnh táo. Người ngủ trước giờ Tý thì sáng dậy đầu óc minh mẫn, khí sắc hồng hào, không bị thâm quầng mắt. Ngược lại, trong giờ Tý không ngủ thì khí sắc nhợt nhạt, thâm vành mắt. Ngoài ra, vì dịch mật thải độc không tốt nên dễ kéo theo kết tinh, kết thạch (sỏi mật).

Sự vận hành Kinh Lạc

Sách “Hoàng đế nội kinh” viết: “Nửa đêm kinh mạch trở về, mọi người đều phải ngủ”. Điều này được giải thích như sau, khi cơ thể nằm xuống thì các luồng kinh khí của toàn thân sẽ nhanh chóng quay về phủ tạng tương ứng để phục hồi. Đó là lý do chúng ta nên có thói quen ngủ sớm sau một ngày làm việc, tránh thức khuya lâu ngày thành thói quen làm đồng hồ sinh học của bản thân bị lệch, đồng thời kéo theo sự mất cân bằng trong cơ thể gây bệnh.
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Gội đầu dưỡng sinh trị liệu có thể hiểu đơn giản đó là hình thức chăm sóc tóc, da đầu theo cách đặc biệt mang đến nhiều lợi ích cho tinh thần và sức khỏe...
Lục Đại Danh Y : Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh, Hoa Đà, Lý Thời Trân, Trương Trọng Cảnh ,Biển Thước. 6 vị tôn sư trong Y Học Cổ Truyền
Những vấn đề liên quan đến đau khớp gối và những bệnh lý liên quan đến khớp gối ảnh hưởng đến cơ chế vận động của cơ thể...
Phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic của Mỹ là một phương pháp điều trị không phẫu thuật, điều chỉnh những sai lệch dù là nhỏ nhất trên cột sống..
Gai cột sống là tình trạng mọc gai xương ở đốt sống, phần gai xương này chính là mỏm xương lồi ra tại các khớp, có độ dài cỡ khoảng vài milimet.
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh về xương khớp mà hiện nay có rất nhiều người mắc phải, thoát vị đĩa đệm cũng chính là nguyên nhân gây đau cột sống...
Tìm hiểu về các tình trạng bệnh lý của khớp gối., hiểu về tràn dịch khớp gối, khô dịch khớp, đau khớp gối ở người trẻ
Thiền dưỡng sinh., khai mở luân xa để cơ thể thu nhận được nguồn năng lượng vô tận từ vũ trụ...Có 4 con đường dẫn đến mở Luân xa.,
Liệu pháp Giác Hơi là phương thức trị liệu độc đáo, dễ học, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Giác hơi giúp điều chỉnh âm dương, giải trừ đau nhức..
Cơ thang là một trong những cơ lưng trên, có nhiều điểm gắn kéo từ sọ và cột sống đến đai vai, Cơ thang quan trọng trong
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa

học nắn xương chậu, học nắn chỉnh cột sống

 
học nắn chỉnh xương chậu

học nắn chỉnh cột sống, bài chữa đau cổ vai gáy

 
giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống
 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020