banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Dân văn phòng và bệnh Cơ - Xương - Khớp

Dân văn phòng công việc nhẹ nhàng ư, bạn chớ coi thường, hãy cẩn thận với hội chứng đau cổ vai gáy, và đau thần kinh tọa.

Dân văn phòng và bệnh cơ - xương - khớp, đau mỏi vai gáy

Các bệnh về cơ xương khớp ngày càng gia tăng và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người. Trước đây, loại bệnh này thường tập trung ở đối tượng cao tuổi nhưng hiện nay, dân văn phòng đang được khuyến cáo là đối tượng có nguy cơ bị các bệnh liên quan đến xương khớp ngày càng cao.

Dân văn phòng và bệnh cơ - xương - khớp, đau mỏi vai gáy

Bệnh lý Cơ - Xương - Khớp

Tại các bệnh viện lớn của nước ta, số bệnh nhân đến khám về cơ xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống… ngày càng đông trong đó những người ở trong độ tuổi từ 35 – 45 chiếm số lượng tương đối và chủ yếu là đối tượng làm việc văn phòng. Nhưng việc tới viện để khám định kỳ về bệnh lý cơ xương khớp chưa phải là thói quen của nhiều người nên khi các bệnh nhân đến khám thì đã có những biểu hiện rất nặng.

Dân văn phòng dễ mắc bệnh về xương khớp.

Các bệnh lý về xương khớp có những triệu chứng diễn ra âm thầm hoặc chỉ là những cơn đau, mỏi ngắn nên mọi người thường có tâm lý chủ quan và bỏ qua, đặc biệt là đối tượng trẻ. Nhưng chính sự chủ quan này đã khiến không ít trường hợp bị tàn phế hoặc để lại di chứng nặng nề cũng như việc điều trị trở nên hết sức khó khăn.

Nguy cơ đối với "dân văn phòng"

Những người làm văn phòng thườn không được hấp thu ánh nắng mặt trời, hấp thu vitamin D do chỉ ở trong nhàm, không ra ngoài trời. Mặt khác, trong chế độ ăn uống không điều độ dẫn tới việc thiếu canxi làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của cơ - xương - khớp.

Việc ít vận động hoặc vận động quá mức đều khiến khớp bị thoái hóa, "bệnh văn phòng" chủ yếu đau vai gáy, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đau thắt lưng. Việc ngồi ở tư thế gò bó cả ngày ở văn phòng, sử dụng máy tính thường xuyên về lâu dài khiến cơ bắp bị co cứng do phải làm việc vất vả để giữ tư thế cho cơ thể, tăng tải trọng lên cột sống, đặc biệt vùng cổ hay thắt lưng, khiến các đốt sống mọc gai, các đĩa đệm giữa các đốt sống bị thoái hóa sớm và thoát vị, chèn vào thần kinh dẫn đến đau mỏi lưng và đau dây thần kinh tọa. Thông thường độ tuổi trung bình khi bị thoái hóa khớp là 45 – 50 tuổi nhưng hiện nay dân văn phòng mới bước sang tuổi 35 đã gặp những triệu chứng của căn bệnh này. Để phát hiện và chẩn đoán loại bệnh này không khó nhưng biện pháp khắc phục triệt để nó thì vẫn là niềm mơ ước đối với những người bệnh.

Lý giải tình trạng trẻ hóa độ tuổi bị bệnh xương khớp, các chuyên gia cho rằng: "Thói quen lười vận động là một trong những nguyên nhân gây trẻ hóa nhóm người mắc bệnh thoái hóa xương khớp". Trong cuộc sống hiện đại, làm việc gì cũng có máy móc và phương tiện hỗ trợ nên giới trẻ ngày càng ít vận động. Điều này khiến cho nhiều bộ phận trên cơ thể rất dễ bị thoái hóa chứ không riêng gì xương khớp.

Tư thế trong quá trình ngồi làm việc không đúng cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Để khắc phục tình trạng bệnh, bệnh nhân bị thoái hóa khớp khi còn trẻ vẫn có cơ hội để phục hồi, do xương khớp chưa bị tổn thương nhiều. Nếu hoạt động thể lực nhẹ và nâng dần mức độ, kết hợp chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp các thành phần dinh dưỡng cho sụn và tránh các thói quen có hại đối với khớp, ví dụ như ở khớp gối là ngồi xổm, leo cầu thang, khiêng vác nặng… thì bệnh tình có thể giảm, khớp có thể phục hồi. Đỉnh phát triển xương khớp của con người thường là tuổi 25 nên khi qua độ tuổi 25-30, mọi người nên quan tâm, phòng ngừa căn bệnh này. Cấu trúc mô sụn vốn được định hình nhờ mạng lưới collagen type II, mạng lưới này giúp sụn tăng độ bền, đàn hồi tốt và tăng tính dẻo dai. Quá trình lão hóa dẫn đến tình trạng các sợi collagen ngày càng cứng lại và bị tổn thương, sụn khớp sẽ dần trở nên xù xì và bắt đầu thoái hóa.Vì vậy, đảm bảo chất lượng và khối lượng collagen type II trong sụn khớp là khâu quan trọng để ngăn ngừa và điều trị thoái hóa khớp

Chia sẻ sách Pdf: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi)
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
THEO Y học cổ truyền CHÍCH LỂ MÁU ĐỘC. Giúp: 1- Khai thông ứ huyết. 2- Giải phóng thần kinh bị chèn ép. 3- Điều hòa chức năng của tạng phủ (nội tạng)..v.v.
Dấu hiệu lệch xương chậu dẫn đến cong vẹo cột sống, xương chậu được coi như nền móng, lệch xương chậu thì cột sống sẽ cong vẹo theo cơ chế tự thích nghi...
Nước và điện giải thường mất qua mồ hôi, nước tiểu khi thời tiết nóng bức, hay lúc ta hoạt động nhiều...
Cột sống là sự kết hợp của các xương riêng biệt gọi là đốt sống. Các đốt sống tạo thành một ống sống có nhiệm vụ bao quanh và bảo vệ tủy sống.
Y Cốt Liên Khoa chia sẻ một số cách xác định vị trí các đốt sống quan trọng của xương cột sống., đốt cổ C1, C7, D1..
Cách sử dụng quạt điện như thế nào cho dụng và hiệu quả và an toàn cho sức khỏe., điều mà không phải ai cũng biết...
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh về xương khớp mà hiện nay có rất nhiều người mắc phải, thoát vị đĩa đệm cũng chính là nguyên nhân gây đau cột sống...
Nhận biết mức độ của các giai đoạn thoát vị đĩa đệm để người bệnh có phương án điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nề không đáng có...
Khắc phục lệch xương chậu điều quan trọng trong điều trị lệch cột sống, cong vẹo cột sống. Cách chữa lệch xương chậu điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả...
Cách học kỹ thuật nắn xương khớp,. trước khi đi vào bài học nắn chỉnh xương khớp cột sống đó là học viên phải luyện cho thân mình mềm dẻo uyển chuyển...
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả thông mạch máu

Cân bằng hệ Cơ

Nâng tầm vận động

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa




 
Học nắn chỉnh xương chậu



 
Bài giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống


 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020