banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Cách tập luyện lấy hơi thở khỏe

Thở bằng bụng có tác động mạnh đối với hệ hô hấp. Nó giúp thư giãn giữ ổn định hệ thần kinh, cảm xúc và mang lại cho bạn một cảm giác thư thái, bình tĩnh.

Hướng dẫn cách lấy hơi thở - cách thở bằng bụng

Khoa học đã chứng minh : đủ lượng oxy trong cơ thể sẽ giết vi trùng, vi khuẩn. Tiến sĩ Otto Warburg đoạt giải Nobel năm 1931 nhờ chứng minh được ung thư sẽ không phát triển trong môi trường giàu oxy. Hiện nay, giới y khoa đều biết hầu hết bệnh đau tim đều do thiếu oxy. Phái nữ nên chú ý về thở bụng nếu muốn trẻ lâu. Lão hóa là do cơ thể bị nhiễm độc do hấp thu phải chất độc và sự hư hỏng các tế bào. Những người trẻ lâu nhờ vận động nhiều và tống chất độc ra hiệu quả. Và điều đầu tiên cơ thể chúng ta làm để tống chất độc là kết hợp chúng với oxy.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu trong giới sinh vật rằng : loài sinh vật nào có chu kỳ hô hấp dài đều là những loài có đời sống rất lâu. So sánh với nhịp thở của một loài động vật: gà mái 30 nhịp /phút, chó 28 nhịp /phút, mèo 24 nhịp /phút, ngựa 16 nhịp /phút, rùa 2 nhịp /phút. Nếu nhiều công phu tập luyện, sau này ta có thể thở từ 2 nhịp hay 1 nhịp trong một phút thì tuổi thọ của ta có thể tăng lên như loài rùa. Mặt khác, khi thở chậm, nhịp tim cũng sẽ đập chậm lại và đều hơn. Giả thử nhịp tim đang từ 90 giảm xuống 60 lần/phút, tức là tiết giảm được 30 lần/phút. Nếu tính trong một năm thì sẽ tiết giảm được: 30 lần x 60 x 24 x 365 ngày = 15,768,000 lần.

Hướng dẫn cách lấy hơi thở - cách thở bằng bụng

Thở bằng bụng có tác dụng gì?
Thở bằng bụng có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ hoành, thể tích khoang ngực tăng nhiều hơn (so với thở ngực) và tăng đáng kể khối lượng khí cho bộ máy hô hấp.Thở bụng làm tăng khả năng điều hòa hệ thần kinh thực vật, hóa giải các cơn cảm xúc bất chợt, tăng lưu lượng oxy, tăng tuần hoàn khoang bụng và toàn thân. Bạn có thể tập thở bằng bụng 5 hoặc 10 phút trong khi ngồi hoặc nằm rất có ích trong tăng cường sức khỏe để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.

Tập thở bụng khi nào
Có thể tập thở bụng trong tư thế nằm, ngồi, đi, đứng đều được cả nhưng bao giờ cũng phải giữ cho xương sống thật thẳng, thân, vai, bụng đều buông lỏng, thoải mái. Trước khi thở phải gạt bỏ hết mọi ý nghĩ, tập trung tinh thần vào hơi thở. Trước khi luyện nên Thư Giãn. Không biết Thư Giãn thì kết quả Luyện Khí sẽ bị giới hạn rất nhiều

Tại sao phải tập thở bằng bụng
Thở bụng là một cách để khỏe mạnh hơn ngay lập tức, miễn phí mà không cần phải kiêng ăn hay tập thể dục đó là thở bụng, một cách đơn giản đến mức mà hầu hết ai cũng có thể tập được và tập ở mọi lúc mọi nơi nhưng hầu hết mọi người đều bỏ qua. Lúc sinh ra, chúng ta thở bằng bụng, tuy nhiên khi lớn lên chúng ta lại thở bằng ngực. Theo chuyên gia Shah thì việc thở bằng ngực làm các khí đọng sẽ nằm ở dưới đáy phổi, có nghĩa không khí trong lành ít đến vùng đáy phổi hơn. Trong khi đó, vùng đáy phổi là nơi chứa nhiều mạch máu ấm áp và ẩm ướt nhất - tức là nơi trao đổi khí và vận chuyển ôxy vào máu nhiều nhất. Trong cách hít thở thở ngực chúng ta chỉ tống khí ra khỏi phần trên và phần giữa của phổi, còn phần dưới là đáy phổi thì không hoạt động và đầy khí cặn. Vậy chúng ta phải tập hít thở bụng để oxy đến tận đáy phổi, đẩy hết khí cặn ra ngoài.

Lợi ích của thở bụng
- Cung cấp thêm nhiều oxy cho các tế bào
- Tăng cường tuần hoàn não
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Làm sạch cơ thể
- Ngăn chặn những bệnh liên quan đến stress
- Gia tăng sự minh mẫn
- Phục hồi sức khỏe
- Tăng sinh lực
- Xoa bóp nội tạng và điều hòa các rối loạn của tạng phủ
- Chống lão hóa

tập thở bụng

Tư thế tập thở bằng bụng
Nằm: Trên một mặt bằng cứng (không nệm, không gối đầu) hai tay để úp xuôi theo thân mình. Hai chân duỗi thẳng, gót chân chạm nhau, mũi bàn chân ngả ra hai bên. Tư thế nằm áp dụng cho những người sức khỏe quá yếu, hoặc những người thiếu máu, không thể ngồi lâu được.

Ngồi: Ngồi xếp bằng theo lối bán già hay kiết già tùy ý. Cũng có thể ngồi trên ghế, không dựa lưng, hai chân để xuôi xuống sàn một cách ngay ngắn, hai tay buông xuôi xuống hoặc để trên hai bắp vế (đùi) hoặc để trên hai đầu gối. Giữ lưng thẳng góc với mặt ghế. Ðiều quan trọng là phải giữ cho đầu, cổ xương sống xuống đến hậu môn ở trên một đường thẳng. Ngồi là tư thế đúng nhất và tốt nhất cho việc thở bụng.

Ðứng: Hai chân đứng song song, dang rộng khoảng 25cm, cho vững, hai tay buông xuôi theo thân người, hai đầu gối hơi chùng xuống một chút, nặng ở hai gót chân, buông lỏng hai vai.

Ði: Hai chân di động nhưng giữ thân người thật thẳng. Dù ở tư thế nào hai tay và hai vai đều buông lỏng thoải mái

Thư giãn Cơ Bắp: buông lỏng tất cả dường gân, thớ thịt: từ đầu ngón tay cho tới tứ chi, vai, bụng và toàn thể thân người, coi như toàn thân mềm nhũn ra, không còn một trương lực nào cả. Thư giãn Tâm Thần: để bộ não từ từ tan biến đi, không còn một ý thức nào nữa, không nghe, không thấy, không biết gì nữa, cứ để tâm chìm vào hư vô. Mới đầu khó thực hiện, nhưng sau sẽ quen dần. Ðộng tác Thư Giãn sẽ giúp ta thấy nhẹ nhàng, khoan thai, dễ chịu sau những giờ làm việc căng thẳng. Thư giãn thoải mái xong mới bắt đầu tập luyện.

Các phương pháp thở bụng:
Thở 2 thì: nạp khí và xả khí.
Thở 3 thì: nạp khí, xả khí và vận khí.
Thở 4 thì: nạp khí, xả khí, vận khí và bế khí.
Nạp Khí: Hít khí trời thẳng vào bụng dưới, tất nhiên bụng dưới sẽ căng lên.
Vận Khí: Nín thở, dồn hơi vào Ðan Ðiền làm cho Ðan Ðiền căng lên, đồng thời ta nhíu hậu môn và đường tiểu tiện lại.
Xả Khí: Thở ra hết, thót bụng lại, buông lõng tất cả, từ từ nhẹ nhàng cho hơi ra hết.
Bế Khí: Ngưng thở trong lúc bụng trống rỗng.

- Trong mỗi phương pháp có thể có nhiều nhịp thở khác nhau như thở 2 thì 1-1, thở 3 thì 1-1-1, thở 3 thì 1-4-2, thở 3 thì 4-7-8, thở 4 thì 1-1-1-1, thở 4 thì 1-4-2-4, thở 4 thì 2-3-2-3. Để cho mọi người dễ hiểu, chúng ta đi chi tiết vào thở 3 thì 1-1-1 hay còn gọi là thở 3 thì bằng nhau, nó có nghĩa là hít vào 1 - giữ trong 1 - thở ra 1. Nếu hít vào trong 5 giây (1x5) thì giữ hơi trong 5 giây (1x5) và thở ra trong 5 giây (1x5). Hít vào: 1…2…3…4…5. Giữ hơi: 1…2…3…4…5. Thở ra: 1…2…3…4…5

- Phương pháp thở bụng 2 thì liên tục: Mới tập theo nhịp thở 1-1 với 3 giây mỗi nhịp (viết tắt nhịp thở 3-3) nghĩa là thở 10 vòng trong 1 phút dù ta có thể tập dài hơn cũng đừng cố, phải tập ít nhất trong 3 tuần lễ mới có thể tăng dần. Khi đã tập luyện vững vàng rồi, ta có thể theo nhịp thở : 1-1 với 5 giây mỗi nhịp hoặc hơn. Một người bình thường, thở trung bình 15 vòng trong 1 phút, nếu ta thở theo nhịp thở 3-3 chỉ còn 10 vòng/phút là đã khá tốt rồi.

- Phương pháp thở bụng 3 thì: nhịp thở 1-1-1 với 3 giây cho mỗi nhịp (viết tắt nhịp thở 3-3) nghĩa là nạp khí trong 3 giây. Sau đó dồn khí xuống Ðan Ðiền (tức huyệt Khí Hải - cách lỗ rốn khoảng từ 3 tới 4 cm), ngưng tụ khí tại đó trong 3 giây, làm cho đan điền căng lên, đồng thời ta nhíu hậu môn và đường tiểu tiện lại. Sau đó, buông lỏng tất cả và từ từ Xả Khí ra trong 3 giây, cho không khí ra hết, xả xong lại tiếp tục Nạp Khí, thở cho vòng kế tiếp, liên tục không ngừng

- Phương pháp thở bụng 4 thì: nhịp thở 1-1-1-1 với 3 giây cho mỗi nhịp (viết tắt nhịp thở 3-3-3-3) nạp trong 3 giây, ngưng tụ tại Ðan Ðiền trong 3 giây, nhíu hậu môn và đường tiểu tiện lại, như nói ở đoạn trên. Sau đó buông lỏng tất cả, Xả (tức thở ra nhẹ, đều, êm trong 3 giây cho hết không khí). Khi bụng đã xẹp hết hơi, ta Bế Khí, tức là ngưng thở hoàn toàn, để bụng trống rỗng trong 3 giây... rồi lại tiếp tục Nạp Khí cho vòng kế tiếp

- Thở 3 thì với nhịp thở 4-7-8 được tiến sĩ Andrew Weil, một chuyên gia về giấc ngủ đã giới thiệu để giúp những người mất ngủ có thể đi vào giấc ngủ trong vòng chưa đầy một phút

Mỗi ngày tập luyện từ 20 phút đến 30 phút và chia thành nhiều lần tập. Nếu không theo được thì chỉ cần vài phút thở bụng mỗi ngày sẽ có tác dụng rất lớn cho sức khỏe. Bước đầu tập thở 3 thì hoặc 4 thì, mỗi người hãy tự tìm cho mình một nhịp thở thích hợp với sức khỏe của mình. Không đòi hỏi một sự cố gắng quá sức, đồng thời cũng không quá dễ dãi tùy tiện. Có thể bước đầu tập theo nhịp thở 2-2-2 hoặc 1-2-2-2 hoặc 1-1-2-1 rồi nâng dần cho tới nhịp thở lý tưởng
Khi thở đã quen có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi nhưng đừng cố quá sẽ không có tác dụng

Lưu ý để thở bụng đúng cách:
- Thót bụng khi thở ra
- Phình bụng khi hít vào
- Thư giãn cơ thể trước khi hít vào
- Luôn giữ thẳng xương sống
- Hít thở phải êm, chậm, sâu và đều
- Hít thở bằng mũi là tốt nhất
- Không tập lúc ăn no, uống say, làm việc nặng
- Luôn tập trung tin thần vào hơi thở
- Có thể tập mọi lúc mọi nơi, chỗ tập nên thoáng khí
- Những người bị bệnh do cao huyết áp, bệnh Tim mạch, bệnh Hen Suyễn chỉ nên thở 2 thì
- Có thể tăng dần thời gian tập lên nhịp độ lý tưởng nhưng đừng cố quá sẽ không có tác dụng

👉 Bạn đang quan tâm đến điều trị chữa bệnh không dùng thuốc bằng phương pháp nắn chỉnh cột sống bằng tay và học nắn chỉnh cột sống ở Hà Nội 👉Thầy Nguyễn Chính (Y Cốt Liên Khoa) trực tiếp giảng và dạy học nắn chỉnh xương khớp, dạy cầm tay chỉ việc tới từng chi tiết, từng dáng đứng, cách dùng lực,... với mong muốn các bạn học viên làm được và làm tốt và giúp các bạn có cách nhìn tư duy hơn trong việc điều trị bệnh cơ xương khớp.

🎯 Truyền nghề Nắn Chỉnh Cột Sống - Xương Chậu - Trị Liệu Dưỡng Sinh Đông Y - Đả Thông Kinh Lạc (TK Cột Sống - Cơ - Xương - Khớp)

👉Học chữa và nắn chỉnh cột sống - nắn chỉnh xương chậu:
http://ycotlienkhoa.com/nan-chinh-xuong-khop-cot-song-t32013I333bv.aspx

👉Học trị liệu dưỡng sinh đông y - đả thông kinh lạc ( thiên hướng chữa và chăm sóc tạng phủ Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận... )
http://ycotlienkhoa.com/hoc-spa-duong-sinh-tri-lieu-t33018I333bv.aspx
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Chân vòng kiềng thường gặp ở trẻ nhỏ và trong nhiều trường hợp nó tự hết khi trẻ lớn lên.,
Tìm hiểu về những chấn thương và sự va đập dẫn đến bong gân hoặc rách cơ. Cơ và dây chằng có khả năng dãn nhất định; khi quá căng, chúng có thể bị rách...
HIỆN TRẠNG CỦA NỀN Y HỌC NÂNG CAO SỨC KHỎE, ĐẨY LÙI BỆNH TẬT KHÔNG DÙNG THUỐC ( NCSK ĐLBT KDT ) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY !!!
Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thì cần chú ý một số yếu tố sau để tránh làm tăng cơn đau và tăng khả năng tái phát bệnh.
Mùa hè, các bệnh thời tiết như say nắng, cảm lạnh, tiêu chảy, viêm mũi - họng, viêm phổi
Cách sử dụng quạt điện như thế nào cho dụng và hiệu quả và an toàn cho sức khỏe., điều mà không phải ai cũng biết...
Tìm hiểu về các tình trạng bệnh lý của khớp gối., hiểu về tràn dịch khớp gối, khô dịch khớp, đau khớp gối ở người trẻ
Có tờ giấy xét nghiệm rồi nhưng mấy ai hiểu được tình trạng sức khỏe của mình đang ở mức nào ? ý nghĩa 29 chỉ số xét nghiệm sinh hóa mà mọi người tham khảo
Phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic của Mỹ là một phương pháp điều trị không phẫu thuật, điều chỉnh những sai lệch dù là nhỏ nhất trên cột sống..
Khi đang điều trị cơ xương khớp mà bệnh nhân ăn thịt bò và tôm thì sẽ hay xảy ra hiện tượng co rút cơ do cơ trong lúc điều trị đang có sự biến đổi mạnh....
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả thông mạch máu

Cân bằng hệ Cơ

Nâng tầm vận động

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa




 
Học nắn chỉnh xương chậu



 
Bài giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống


 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020