1 - TỰ MÌNH LÀM THẦY THUỐC !!!
Không đi khám mà tự chuẩn đoán và tự mua thuốc hỗ trợ chữa và nghĩ đau bình thường thôi mà.
Những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm khá giống với các triệu chứng của nhiều bệnh khác nên bạn thường chủ quan. Ví dụ như khi bị đau bụng, đi ngoài ra phân lỏng hoặc táo bón,... theo “kinh nghiệm” thì bạn thường chỉ nghĩ ngay đến tiêu chảy hoặc ăn phải thức ăn hư gây đau bụng... Nên sẽ chỉ ra hiệu thuốc lẻ mua thuốc về tự hỗ trợ điều trị, không cần đến gặp bác sĩ để khám, xét nghiệm và những thủ tục y tế “rườm rà”...
Tất nhiên nếu tự hỗ trợ điều trị như vậy, bạn có thể tạm thời khỏi được những triệu chứng trên và không nghi ngờ bất cứ gì thêm về nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Nhưng về lâu dài trong quá trình sinh hoạt và ăn uống, bệnh sẽ dễ tái phát lại.Và sau mỗi lần tái phát thì bệnh sẽ dần nặng thêm và có nguy cơ trở nên mãn tính và khó điều trị.
2 - UỐNG THUỐC NỬA VỜI ĐÃ NGƯNG !!!
Uống thuốc mới đỡ đã ngưng, không điều trị tận gốc
Đây không chỉ là nguyên nhân khiến bệnh thoát vị đĩa đệm không thể được khỏi hoàn toàn mà cũng là nguyên nhân không thể hỗ trợ chữa khỏi các bệnh khác. Nó cũng là tâm lý chung của tất cả con bệnh. Khi hỗ trợ điều trị, người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể cảm thấy sức khỏe tiến triển tốt hơn, không còn hiện tượng đau thắt lưng dữ dội nữa...
Tưởng chừng như đã đầy lùi được bệnh nên tự ý ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm bởi nếu như không được hỗ trợ chữa trị tận gốc thì bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần, không dứt điểm. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhờn thuốc và kháng thuốc của thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm sẽ kéo dài dai dẳng, lâu dần nó sẽ có nguy cơ gây đau thần kinh tọa mãn tính càng khó hỗ trợ điều trị hơn.
3 - CỨ AI MÁCH THUỐC GÌ LÀ UỐNG THUỐC ĐÓ MIỄN SAO NGHE NÓI THUỐC ĐÓ HIỆU QUẢ LẮM MÀ KHÔNG CẦN TÌM HIỂU KỸ !!!
Các Cụ già từ xưa vẫn thường nói “có bệnh thì vái tứ phương”, kiểu gì cũng có thầy giỏi thuốc, thuốc tốt giúp hỗ trợ chữa khỏi được bệnh. Mà tâm lý người bệnh thì “cả tin”, luôn mong ngóng có thể khỏi được căn bệnh của mình nên hễ thấy ai mách ở đâu có thầy này thầy kia, có thuốc quý thuốc tốt... là y rằng “bất chấp” không quản khó khăn, đường xá xa xôi để lặn lội tìm đến chữa. Nhiều trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc Bắc, Nam hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm không những không khỏi mà bệnh tình còn thêm trầm trọng hơn.
Thực ra điều này không hẳn không tốt, nhưng là một người bệnh “tỉnh táo”, cần biết tìm hiểu cũng như chọn lọc thông tin một cách kỹ lưỡng. Khi có ai mách nơi này nơi kia có khả năng hỗ trợ chữa khỏi được thoái vị đĩa đệm, bạn cần cân nhắc và hiểu xem thành phần của thuốc là gì? Có tác dụng phụ đối với cơ thể không hoặc thuốc có thích hợp với cơ địa của mình không? Thầy thuốc có thực sự uy tín không?... Trả lời được những câu hỏi trên có thể giúp bạn có một cái nhìn về việc mình cần làm trong việc lựa chọn phương thuốc hỗ trợ đẩy lùi vãn hồi căn bệnh thoát vị đĩa đệm.
4 - KHÔNG CHỊU KIÊNG VẬN ĐỘNG NHANH,ĐỘT NGỘT VÀ BÊ VÁC VẬT NẶNG !!!
Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra bởi trong hoạt động hàng ngày bạn cử động quá nhanh và đột ngột, vận động quá mạnh. Những cử chỉ tưởng chừng đơn giản như cúi xuống, uốn người, xoay người hoặc xoay thắt lưng hơi mạnh một chút thôi cũng có khả năng gây ra thoát vị đĩa đệm. Bởi những cử chỉ này do bạn dùng lực mạnh đã gây áp lực lớn lên cột sống thắt lưng.
Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần mà không chịu kiêng thì không những làm giảm tác dụng của phương thuốc hỗ trợ điều trị mà còn khiến tình trạng bệnh của bạn nặng hơn đó.
5 - THỜI GIAN NGỒI QUÁ LÂU !!!
Khi mắc thoát vị đĩa đệm, tuyệt đối bạn không nên ngồi quá lâu. Bởi việc ngồi quá lâu sẽ hình thành áp lực lớn đè nén cột sống, làm cho đĩa đệm không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Điều này tăng nguy cơ tiến theo chiều hướng xấu của bệnh làm cho quá trình hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm kéo dài thêm.
Đây là những sai lầm của người bệnh thường hay mắc phải khi điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm khiến bệnh không bao giờ khỏi.( ổn định )
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!