banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Âm dương ngũ hành

Học thuyết âm dương ngũ hành Kim,Mộc,Thủy,Hỏa,Thổ với đông y TÂM,CAN,TỲ,PHẾ,THẬN vận dụng cách tính quy luật âm dương ngũ hành và ứng dụng trong cuộc sống.

Học thuyết âm dương ngũ hành, y lý cơ bản trong Đông Y


ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH - Y LÝ CƠ BẢN trong ĐÔNG Y !!!

☯️Y LÝ CƠ BẢN

NGŨ TẠNG : là 5 cơ quan tàng trữ
- Tâm tàng thần
-  Phế tàng phách
- Can tàng hồn
- Tỳ tàng ý và trí
-  Thận tàng tinh và chí

✳TÂM :
a / chủ thần minh
b / chủ huyết mạch , ứng ở mặt
c / quan hệ với lưỡi

✳CAN :
a / can tàng huyết
b / can chủ mưu lự  (mưu kế , lo nghỉ )
c / can quan hệ với gân, móng tay móng chân
d / can quan hệ với mắt

✳TỲ:
a / tỳ chủ vận hoá
b / tỳ thống huyết
c / tỳ quan hệ với tứ chi, cơ nhục cho đến miệng , môi

✳PHẾ:
a/ phế chủ khí
b/ phế chủ tiết , điều hoà huyết dịch của thân thể
c/ phế hiệp với da lông
d/ phế khai khiếu ở mũi
e/phế quan hệ với cuống họng âm thanh

✳THẬN:
a/ thận tàng tinh
b/ thận quan hệ với sinh trưởng phát dục
c/ thận chủ về hoả của mệnh môn
d/ thận chủ xương tuỹ thông với não
e/ thận khai khiếu ở tai và nhị âm ( đại tiểu tiện )

Học thuyết âm dương ngũ hành

☯️ÂM –DƯƠNG

Tính âm và tính dương là hai tính chất có trong sự vật đặc biệt là trong cơ thể con người
Và những bộ phận , cơ quan trong đó
Thông thường ai cũng thấy được tính ÂM và DƯƠNG của sự vật , như :
Bóng tối ( âm ) và ánh sáng ( dương )
Lạnh ( âm ) và nóng ( dương )
Nặng ( âm ) nhẹ ( dương )
Bên trong ( âm ) bên ngoài (dương )
Phía dưới ( âm ) và phía trên ( dương ) vv …

CẦN GHI NHỚ những quy luật sau đây :

1/ có âm tất phải có dương ( và ngược lại ) mới thành sự vật
2/ trong âm có dương và trong dương có âm
3/ âm sinh trong dương và dương sinh trong âm
4 /âm và dương sinh ra nhau và khống chế nhau

Tặng sách : Học thuyết Âm Dương ngũ hành ( Tham khảo thêm )

☯️NGŨ HÀNH

Nếu âm dương là những nguyên tính gây ra biến chuyển ( dịch biến ) thì ngũ hành là quy luật chung nhất của dịch biến

Ngũ hành là 5 bước đi có khi gọi là ngũ vận ( là 5 đoạn chuyển đổi )

Vậy ngũ hành là 5 giai đoạn biến đổi chuyển hóa của sự vật đặc biệt là sự sống , sinh lý con người
Mộc - hỏa- thổ - kim- thủy ( gỗ - lửa – đất – vàng nước ) không phải là chất liệu ,mà chỉ là những tên gọi tiện lợi của 5 đoạn chuyển biến , chúng chỉ có tính tượng trưng cho quá trình dịch biến

- Mộc ( thuộc gỗ) tượng trưng cho trạng thái phát triển ,mùa xuân thuộc mộc
- Hỏa ( lửa ) tượng trưng cho mức cùng tột lớn nhất của sự vật , mùa hạ thuộc hỏa
- Thổ ( đất ) biểu tượng cho mức trung hòa của biến hóa : mùa trường hạ ( khi hè sắp sang thu ) thuộc hành thổ
- Kim ( vàng , kim loại ) tượng trưng cho chức năng đang hoái hóa ) , mùa thu thuộc kim
- Thủy ( nước ) biểu tượng sự ngưng đứng yên tỉnh chuẩn bị cho một ký biến đổi khác , mùa đông thuộc thủy , nó chuẩn bị cho muà xuân tới

* VỀ LƯU Ý CẦN NHỚ những sự vật tương ứng với ngũ hành như sau :

MỘC - HỎA - THỔ - KIM - THỦY
Can - tâm - tỳ - phế - thận
Đởm - tiểu. trường – vị - đại trường - bàng quang
Cân mạch - nhục - bì - cốt
Nộ ( giận ) hỷ ( mừng ) tư ( nghĩ ) bi ( buồn ) kinh ( sợ )
Phong ( gió ) nhiệt ( nóng ) thấp ( ướt ) táo ( khô ) hàn ( lạnh )
Giữa các hành có 2 quan hệ sau :
Quan hệ tương sinh : ( hỗ trợ - giúp đỡ )
Mộc sinh hỏa , hỏa sinh thổ , thổ sinh kim , kim sinh thủy , thủy sinh mộ
Quan hệ tương khắc : ( ức chế điều tiết
Mộc khắc thổ , thổ khắc thủy , thủy khắc hỏa , hỏa khắc kim , kim khắc mộc

💔THẤT TÌNH :

NGUYÊN NHÂN NỘI THƯƠNG THẤT TÌNH ( 7 tình huống )

hỷ ( mừng ) - nộ ( giận ) ai ( thương xót ) tư ( lo nghỉ )
ưu ( buồn rầu , lo lắng ) khủng ( sợ hãi ) kinh ( hoãng - loạn )

MỪNG: thì khí bị tán - mừng quá thương tâm . lưu ý : '' thương = hại ''
GIẬN : thì khí nghịch - giân quá thương can
LO : thì khí bị hãm - lo quá hại phổi
NGHĨ : thì khí bị kết - nghĩ nhiều hại tỳ vị
SỢ : thì khí bị khiếp - sợ hại thương thận
KINH : thì khí bị loạn - kinh hoãng hại đởm
THƯƠNG : Thì khí bị hao LỤC KHÍ : NGUYÊN NHÂN NGOẠI CẢM

•    LỤC KHÍ LÀ :
PHONG ( gió ) - HÀN (lạnh) - THỬ ( nắng ) THẤP ( ẩm ướt ) TÁO ( khô ráo ) HOẢ ( lửa , nóng )
HÀN hại khí thì run
THỬ hại khí thì nóng bức
TÁO hại khí thì bí kết
THẤP hại khí thì phù thủn
PHONG hại khí thì đau nhức
HOẢ hại khí thì loá , mờ mắt

•    NGŨ TẠNG BỊNH CƠ
Bệnh ghẻ phát ngứa đều thuộc TÂM
Bệnh phong làm xây xẩm đều thuộc CAN
Bệnh thấp làm đầy trướng đều thuộc tỳ
Bệnh về uất hơi đều thuộc PHẾ
Bệnh lạnh dẫn phát đều thuộc THẬN

•    NGŨ LÃO SỞ THƯƠNG
Nhìn lâu hại huyết
Nằm lâu hại khí
Ngồi lâu hại thịt
Đứng lâu hại xương
Đi lâu hại gân

Tặng sách : Học thuyết Tạng tượng ( Tham khảo thêm )

☯️TỨ CHẨN

LÀ 4 phép xem xét hay 4 phép khám để biết bệnh

VỌNG CHẨN : trông , nhìn hình sắc , điệu bộ
VĂN CHẨN : là nghe ngóng âm thanh , hơi thở ,ý tứ
VẤN CHẨN : là hỏi rõ căn bệnh , trạng chứng
THIẾT CHẨN : Là xét đoán bộ mà vọng văn - vấn - thiết tuy có sếp thứ tự trước sau đó là nói
Trước , ta nhìn hình sắc người bệnh ( vọng )
Rồi nghe tiếng nói ( văn )
hỏi thêm căn bệnh ( vấn )
sau cùng mới thiết mạch ( thiết ) .hầu như thứ tự này không thể đảo lộn
hưng chỉ cần biết rằng VỌNG là sơ khởi còn THIẾT là tối hậu
vọng văn vấn có thể linh động trong chung một lúc , hay thiết mạch có thể cùng vọng văn vấn cũng được . Miễn la người thầy thuốc có đủ khả năng , tinh thần và tài nghệ

Phép TỨ CHẨN là là công việc đầu của người thầy thuốc và là chủ chốt rất cần thiết khi khám bệnh và điều trị người làm công việc khám và điều trị phảỉ sử dụng cả ngũ quan của mình

THỊ GIÁC : thần kinh để xem xét
THÍNH GIÁC thần kinh để nghe ngóng
KHẨU GIÁC thần kinh để hỏi đáp
XÚC GIÁC thần kinh để chẩn đoán
KHỨU GIÁC thần kinh để đánh hơi

mặc dù ngày nay đã văn minh hay sau này còn văn minh đến cực độ mãi mãi trước sau vẫn lấy TỨ CHẨN làm căn bãn để thi dụng trong việc trị bệnh không thể chê bỏ được bởi đó chính là bộ môn khoa học tinh kỳ ,giao hoà với âm dương ,ứng với ngũ hành , đối chiếu với kinh lạc tạng phủ của con người , có kỷ cương , có đạo lý , uyên thâm mà phong phú vô tận.

NGŨ SẮC :
đỏ , xanh ,trắng , vàng , đen đó là những màu sắc có thần khí hiện lên trên sắc diện mỗi người
Đỏ thì đỏ tươi
Xanh thì xanh láng
Trắng thì trắng bóng
đen thì đen nhánh
Vàng thì vàng tươi
Nếu trên gương mặt thể hiện rỏ nét ngũ sắc có thần có khí thì bệnh nhân có sức sống động , bệnh không nguy kịch , và ngược lại

✌NHÌN TOÀN BỘ MẶT
Mặt đỏ hồng là phong
mặt tái xanh là đau bụng
mặt trắng lợt là hàn
mặt thẳm đen là lao
mặt vàng là đại tiểu tiện khó khăn

✌NHÌN MŨI
đầu mũi bình thường đỏ và ngứa là phong nhiệt
bất thường đỏ là bệnh nặng
đầu mũi xanh là đau bụng
đầu mũi trắng là mất máu
đầu mũi đen là trong người tích nhiều nước
Đầu mũi vàng là trong bụng lạnh

✌NHÌN : MÔI MIỆNG - LƯỠI"
môi dưới tự nhiên thâm đen là tỳ , thận hàn
môi đỏ là tâm , vị nhiệt
lưỡi sưng to đầy trong miệng nói khôg ra tiếng là ''trùng thiệt '
Ăn uống không tiêu
lưỡi sưng trong miệng mà cứng là ''mộc thiệt ''làm khó thở
Đầu lưỡi nhọn và đỏ , đỏ cả hai môi là tâm nhiệt
Lưỡi cứng lưỡi co rụt là nguy chứng
Giữa lưỡi trũng xuống chung quanh lưỡi như răng cưa là bệnh bất trị
Phía trên và phía dưới lưỡi phồng lên như bong bóng là bệnh bất trị

✌NHÌN MẮT
mắt đỏ sưng là can nhiệt
mắt không đỏ nhưng nước mắt sống chảy ra hoài là can huyết hư
mí mắt dưới phía trong trắng lợt là can huyết hư hàn

✌NHÌN CHUNG HÌNH SẮC TRONG LÚC BỆNH NẶNG
hơi người xông ra hôi thối là thịt đã chết
-lưỡi rụt , bìu dái xăn là can đã tuyệt
miệng há hốc là tỳ đã tuyệt
tóc dựng đứng da thịt và xương khô là thận đã tuyệt
Vành mắt trũng xuống , mồ hôi ra từng giọt trên mắt dính lại không rớt xuống là dương khí tuyệt
- móng tay móng chân biến sắc xanh là can thận tuyệt.
Phương pháp đông y nói chung và y học dân tộc nói riêng đã có nhiều mặt đứng đắn khoa học
- nên qua nhiều thử thách vẫn luôn đóng vai trò

biểu đồ âm dương học thuyết ngũ hành


Tặng sách : Kinh dịch diễn giảng - Kiều Xuân Dũng ( Tham khảo thêm )

☯️ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
✔️ Nguyên tắc 1
Kim do Thổ sinh ra, Thổ nhiều thì Kim bị chôn lấp
Mộc do Thủy sinh, Thủy nhiều thì Mộc bị trôi nổi phiêu bạt
Thổ do Hỏa sinh ra, Hỏa nhiều thì Thổ bị cháy tiêu
Thuỷ do Kim sinh ra, Kim nhiều thì nước bị đục
Hỏa do Mộc sinh sinh ra, Mộc nhiều thì Hỏa càng sáng tỏ.

✔️ Nguyên tắc 2
Kim sinh Thủy, Thuỷ nhiều thì Kim bị chìm mất
Thuỷ sinh Mộc, Mộc nhiều thì Thủy bị cạn ( thu rút lại )
Mộc sinh Hỏa, Hỏa nhiều thì Mộc bị cháy hết.
Hỏa sinh Thổ, Thổ nhiều thì Hỏa tối lại
Thổ sinh Kim, Kim nhiều thì Thổ yếu ( mất nhiều năng lực )

✔️ Nguyên tắc 3
Kim suy ( ít ) gặp Hỏa, tất bị đun, chảy ra
Hỏa yếu gặp Thủy, tất bị tắt, tiêu diệt
Thủy yếu ( ít ) gặp Thổ, tất bị ứ tắc
Thổ suy ( ít ) gặp Mộc, tất gặp sự đảo lộn bế hãm ( mất tính chất nguyên thủy )
Mộc yếu gặp Kim, tất bị chém gãy.

✔️ Nguyên tắc 4
Kim mạnh ( nhiều ) được Thủy, sự nhọn sắc mòn gãy bớt đi
Thuỷ mạnh ( nhiều ) được Mộc, thế sức mạnh bị tiết bớt đi
Mộc mạnh ( nhiều ) được Hỏa, sự cứng rắn bị hóa giải bớt đi
Hỏa mạnh ( nhiều ) được Thổ, sự sáng rực bị giữ bớt lại
Thổ mạnh ( nhiều ) được Kim, sự ủng hộ ( giúp sức ) bị chế bớt lại

✔️ Nguyên tắc 5
Kim khắc Mộc, nhưng Mộc rắn thì Kim gãy, sứt mẻ
Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ nhiều, nặng thì Mộc gãy
Thổ khắc Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi đi
Thủy khắc Hỏa, nhưng Hỏa bốc cháy lớn, thì Thủy bị cạn bốc hơi đi
Hỏa khắc Kim, nhưng Kim nhiều chảy tràn ra thì Hỏa tắt.

🎯 Truyền nghề Nắn Chỉnh Cột Sống - Xương Chậu - Trị Liệu Dưỡng Sinh Đông Y - Đả Thông Kinh Lạc (TK Cột Sống - Cơ - Xương - Khớp)

👉 Học chữa và nắn chỉnh cột sống - nắn chỉnh xương chậu:

👉 Học trị liệu dưỡng sinh đông y - đả thông kinh lạc ( thiên hướng chữa và chăm sóc tạng phủ Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận... )

🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Tác hại của ngồi điều hòa nhiều làm hơi lạnh ngấm sâu làm co cơ. Máu lưu thông kém thì các rễ thần kinh nuôi dưỡng xương khớp teo đi...
Hỏa long cứu sẽ đả thông hai mạch Nhâm & Đốc và các đường kinh mạch khác cũng như các vùng huyệt, vùng đau, điều hòa âm dương, thông khí huyết, trục tà khí
Khắc phục lệch xương chậu điều quan trọng trong điều trị lệch cột sống, cong vẹo cột sống. Cách chữa lệch xương chậu điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả...
"Thành công của bạn bắt nguồn từ đâu,có vất vả gian nan không?". Em sẽ trả lời ngay rằng nó bắt đầu từ sự nhiệt huyết và tri thức mà Thầy Cô đã dành cho em
Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thì cần chú ý một số yếu tố sau để tránh làm tăng cơn đau và tăng khả năng tái phát bệnh.
Đau là triệu chứng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tìm ra nguyên nhân đau lưng là điều cần thiết và quan trọng nhất để chữa trị dứt điểm căn bệnh đau lưng...
Liệu pháp Giác Hơi là phương thức trị liệu độc đáo, dễ học, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Giác hơi giúp điều chỉnh âm dương, giải trừ đau nhức..
Phương pháp Nắn Chỉnh Cột Sống – Y Cốt Liên Khoa thì việc cơ thể của thầy thuốc cần phải uyển chuyển dẻo dai và có lực là điều cực kỳ cần thiết...
HIỆN TRẠNG CỦA NỀN Y HỌC NÂNG CAO SỨC KHỎE, ĐẨY LÙI BỆNH TẬT KHÔNG DÙNG THUỐC ( NCSK ĐLBT KDT ) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY !!!
Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua cổ tay và sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian...nhận biết sớm, điều trị sớm
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả thông mạch máu

Cân bằng hệ Cơ

Nâng tầm vận động

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa




 
Học nắn chỉnh xương chậu



 
Bài giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống


 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020