banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Teo cơ Delta là bệnh gì ?

Teo cơ delta là tình trạng rối loạn dẫn đến mất khốilượng cơ và sức cơ của cơ delta.Tình trạng này thường kèm theo yếu ở một hoặc cả hai bên vaivàcánh tay

Tìm hiểu bệnh teo cơ Delta !


😢😱 Bệ.nh teo cơ Delta là gì ?

       Cơ delta là một cơ quan trọng của chi trên, có tác dụng đảm bảo các hoạt động của hai bên cánh tay ( đặc biệt nâng tay ) dưới sự điều khiển của dây thần kinh nách, cùng với cơ nhị đầu cánh tay tạo thành thành ngoài của hố nách. Hình dạng cơ giống chữ delta, bao bọc mặt ngoài của đầu trên xương cánh tay, ngăn cách với cơ ngực lớn bởi rãnh delta ngực.

🕺 Cơ delta bám vào 3 xương : xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Cơ delta là cơ chi trên có tác dụng dạng mạnh nhất. Ngoài ra, cơ còn chi phối các cử động như kéo tay lên trên, xoay dưới sự  chi phối của dây thần kinh nách ( C5, C6 ).

 🐘 Cơ delta được chia thành 3 bó nhỏ :

👉 Cơ delta bó trước
  - Bám tại : 1/3 ngoài của xương đòn, lồi củ delta  
  - Chi phối cử động  dạng vai, gấp, xoay trong, và khép ngang
 👉 Cơ delta bó giữa
  - Bám tại : mỏm cùng vai, lồi củ delta
  - Chi phối cử động : dạng vai
👉 Cơ delta bó sau
  - Bám tại gai xương bả vai,  lồi củ delta
  - Chi phối cử động :  dạng vai, duỗi, quá duỗi,xoay ngoài, dạng ngang

 😭 Teo cơ delta là tình trạng rối loạn dẫn đến mất khối lượng cơ và sức cơ của cơ delta. Những sợi đai của cơ trong cơ delta bị xơ hóa làm giảm khối cơ và sức cơ. Tình trạng này mô tả sự xơ hóa tế bào sau khi bị tổn thương, chết, dẫn đến kết quả là cơ bị xơ hóa, teo lại. Những sợi đai bị xơ hóa gây ảnh hưởng cơ chế hoạt động của các xương quanh khu vực vai. Tình trạng này thường kèm theo yếu ở một hoặc cả hai bên vai và cánh tay, dị tật, khó thực hiện những cử động liên quan đến các xương quanh khu vực vai.

 💀 Xơ hoá cơ Delta có quá trình diễn biến từ từ, các tế bào cơ chuyển dần thành tế bào xơ do các tác nhân hoá lý như chấn thương ( làm dập cơ ), chảy máu tại chỗ, phù nề ( không nuôi dưỡng các tổ chức cơ ) hoặc do các tác nhân hoá học làm thay đổi các chất dinh dưỡng cũng như quá trình chuyển hoá của tế bào cơ. Kết cục của tình trạng này sẽ làm mất đi khả năng đàn hồi của cơ, gây co kéo và mất đi chức năng vận động của cơ.

👻 Bệnh xảy ra khi những sợi đai của cơ bị xơ hóa do một số yếu tố tác động như không sử dụng cơ trong thời gian dài, quá trình thoái hóa tự nhiên ở người cao tuổi, thường xuyên tiêm thuốc cùng một vị trí, có khuyết điểm ở bộ gen, chấn thương hoặc do một số bệnh lý làm ảnh hưởng đến cơ delta … Tình trạng yếu và mất khối lượng cơ delta xảy ra ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên trẻ nhỏ thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh hơn.


 👹 Nguyên nhân gây teo cơ delta
   - Tổn thương thần kinh : Teo cơ delta có thể xảy ra do tổn thương dây thần kinh mũ ( còn được gọi là dây thần kinh nách ). Dây thần kinh này điều khiển các hoạt động của cơ delta. Vì thế khi dây thần kinh nách bị tổn thương do có bệnh lý hoặc các chấn thương đặc biệt gây chèn ép, cơ này sẽ bị liệt. Việc lâu ngày không sử dụng sẽ gây ra tình trạng teo cơ.

 - Tiêm thuốc nhiều lần : Sự thay đổi trong cấu trúc và chức năng của cơ delta sau khi tiêm thuốc là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng nguy cơ teo cơ delta. Bởi việc tiêm thuốc vào cơ delta quá nhiều sẽ gây ra tình trạng đau mỏi cơ và xơ hóa.

 - Sử dụng thuốc : Một số loại thuốc được liệt kê dưới đây có khả năng làm tăng nguy cơ mất khối lượng cơ delta, bao gồm :
💊 Streptomycin
💊 Tetracycline
💊 Dramamine
💊 Thuốc ngừa sốt rét
💊 Penicillin
💊 Iron

- Do gen : Sự khiếm khuyết trong bộ gen có thể gây teo cơ cục bộ hoặc một vị trí của cơ thể, trong đó có cơ delta. Nguyên nhân là do khiếm khuyết trong bộ gen làm cản trở quá trình tổng hợp protein và quá trình chuyển hóa của tế bào cơ. Từ đó gây ra tình trạng mất khối lượng cơ và giảm sức mạnh. Trường hợp này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, còn được gọi là teo cơ bẩm sinh.
- Chấn thương : Teo cơ delta có thể xảy ra do chấn thương và một số tác nhân hóa lý khác như phù nề, chảy máu tại chỗ. Nguyên nhân là chấn thương khiến cơ bị dập, phù nề dẫn đến hiện tượng các tổ chức cơ không được nuôi dưỡng. Lâu ngày dẫn đến teo cơ kèm theo yếu ở bên vai và cánh tay bị ảnh hưởng.
- Chế độ dinh dưỡng : Chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu protein và năng lượng khiến tốc độ tổng hợp protein giảm nhanh hơn so với thông thường. Trong khi đó protein chính là thành phần chính là tăng sức cơ, kích thích tạo cơ và duy trì khối lượng cơ của cơ thể.
- Không sử dụng cơ : Bệnh teo cơ delta cũng thường xảy ra ở những bệnh nhân không sử dụng cơ trong thời gian dài do chấn thương hoặc bệnh lý làm cản trở các hoạt động ở vùng vai và cánh tay. Thông thường các biểu hiện teo cơ sẽ xảy ra do bệnh nhân không sử dụng cơ trên 10 ngày. Tốc độ teo cơ sẽ nhanh hơn ở người lớn tuổi không sử dụng cơ ( tốc độ bình thường : 0,5 – 0,6% tổng khối lượng cơ mỗi ngày ).
- Hội chứng suy mòn : Hội chứng suy mòn chủ yếu gây teo cơ cục bộ và teo cơ chân do mất cơ liên tục mà không thể kiểm soát bằng liệu pháp dinh dưỡng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hội chứng này có thể gây xơ hóa cơ delta dẫn đến mất cơ. Hội chứng suy mòn thường xảy ra ở những bệnh nhân bị suy tim sung huyết, ung thư, AIDS, bệnh thận mãn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

👽 Thông thường teo cơ do hội chứng suy mòn khó điều trị, cần kiên trì và thường không thể hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng vận động của bệnh nhân.

- Lão hóa : Teo cơ delta có thể xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, phổ biến ở người lớn tuổi. Sự lão hóa làm giảm chất lượng cơ, lâu ngày dẫn đến giảm khối lượng cơ và mất sức mạnh. Trong trường hợp không sớm cải thiện, bệnh nhân có thể bị tàn tật hoặc suy giảm chức năng.

️🎯 Các phương pháp điều trị teo cơ do quá trình lão hóa thường bao gồm vật lý trị liệu, chế độ luyện tập tại nhà kết hợp chế độ dinh dưỡng giàu protein và calo.

- Loạn dưỡng cơ : Loạn dưỡng cơ ( Muscular Dystrophy ) dạng mặt, vai, cánh tay được xác định là nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ teo cơ delta. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng mất khối lượng cơ và yếu cơ do di truyền. Loạn dưỡng cơ xảy ra khi các gen đột biến làm cản trở quá trình sinh tổng hợp dystrophin. Đây là một loại protein quan trọng và cần thiết cho khối lượng và các chức năng bình thường của cơ.
- Bệnh ở cơ : Bên cạnh loạn dưỡng cơ, viêm cơ delta hoặc xơ cứng teo cơ một bên khiến cơ không được sử dụng hoặc giảm khả năng vận động lâu ngày. Từ đó gây ra tình trạng suy giảm chức năng và mất khối lượng cơ.
- Một số nguyên nhân khác : Ngoài những nguyên nhân nêu trên, teo cơ delta cũng có thể xảy ra do một số tình trạng dưới đây :
💊 Bỏng
💊 Cố định xương do gãy
💊 Bệnh ung thư
💊 Hội chứng Guillain-Barre
💊 Viêm xương khớp
💊 Suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa
🐑 Có vấn đề về nuốt

👺 Triệu chứng của bệnh teo cơ delta
 Teo cơ delta là căn bệnh có nhiều dấu hiệu rõ rệt ở ngoại hình, đặc biệt là vùng cánh tay bả vai. Nhận biết các triệu chứng của bệnh giúp người bị teo cơ delta ở người lớn và trẻ con giúp chặn đứng bệnh khi bệnh còn ở giai đoạn khởi phát. Vì thế, việc nắm các dấu hiệu giúp việc điều trị bệnh dễ dàng hơn. Dấu hiệu teo cơ delta ở người lớn và trẻ em không giống nhau, nhưng bệnh thường có các biểu hiện như :

- Mất cân bằng hai bên vai của cơ thể
- Mất khối lượng cơ delta khiến vùng giữa hai xương bị xệ xuống và bật ra ngoài. Điều này dẫn đến hiện tượng xương bả vai nhô cao hơn so với bình thường
- Xương bả vai xoay ngoài hình cánh chim
- Vai hạ thấp
- Đầu trên xương các nhánh ở vai nhô ra trước
- Quan sát khuỷu tay và cánh tay thấy các vết lõm trên bề mặt da, đồng thời rãnh lõm dọc theo thân cơ
- Không thể khép cánh tay sát vào thân người
- Không thể hoặc khó đặt hai khuỷu tay chạm vào nhau
- Khó khăn khi thực hiện những động tác liên quan đến vai
- Biến dạng lưng ngực
- Sai khớp vai
- Xuất hiện rãnh lõm da. Có thể phát hiện bằng cách sờ
-  Biến dạng xương sống ( cong vẹo cột sống, gù lưng ). Triệu chứng này xảy ra do lực hai bên cơ thể không được cân đối, yếu vai và lưng
- Giảm phản xạ và tính linh hoạt của người bệnh
- Khó chịu hoặc đau nhẹ khi vận động
- Mất cảm giác ở vai, lưng và phần trên của cánh tay
- Có cảm giác kiến bò ở người bị teo cơ do tổn thương dây thần kinh nách
- Cánh tay bên tổn thương dài hơn so với bên còn lại
- Thường xuyên trật khớp xương cánh tay
- Hạn chế khả năng khép khớp, đặc biệt là trên mặt phẳng ngang vai dưới 90 độ
- Hạn chế khả năng vận động khớp vai dưới 90 độ

👿 Biến chứng của bệnh teo cơ delta
  Đối với những trường hợp nặng, không sớm khám và chữa trị, bệnh nhân bị teo cơ delta có thể gặp một số vấn đề dưới đây :

- Dị tật không thể phục hồi
- Hạn chế hoặc mất khả năng vận động
-  Tê liệt
- Bại liệt ở bên bị ảnh hưởng

 👉 Vì vậy, khi phát hiện những triệu chứng hoặc dấu hiệu bất thường, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và điều trị.

 🏋️ Chẩn đoán teo cơ delta
 🔏 Kiểm tra lâm sàng
  Đây là phương pháp chủ yếu để đánh giá xác định chẩn đoán Teo cơ. Để xác định sơ bộ tình trạng sức khỏe và các bất thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám tìm kiếm dị tật hoặc một số vấn đề ở cột sống, vai và cánh tay bên ảnh hưởng. Sau đó người bệnh sẽ được yêu cầu mô tả triệu chứng và thực hiện một số kỹ thuật kiểm tra. Điều này giúp đánh giá khả năng vận động ( bao gồm cả chủ động và bị động ), sức cơ, phạm bi chuyển động của hai bên vai và cánh tay. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân làm một số nghiệm pháp đặc hiệu. Trong đó, người bệnh sẽ phải dạng tay, xoay tay, dạng ngang, đưa tay lên cao…
 😱 Gợi ý chẩn đoán teo cơ Delta khi :
  - Người bệnh không dạng được quá 40-50°.
  - Tay không đưa cao hơn vai
  - Không giơ tay lên cao đươc
  - Vùng cơ quanh vai mất, lộ đầu xương cánh tay
🤔 Ngoài ra người bệnh còn được yêu cầu liệt kê đầy đủ các loại thuốc đang dùng, tiền sử bản thân, tiền sử gia đình và những chấn thương trước đó. Điều này giúp tổng hợp và loại trừ một số cơ chế gây bệnh.

⚒ Kiểm tra cận lâm sàng
* Một số xét nghiệm thường được chỉ định trong chẩn đoán teo cơ delta :
+ Siêu âm : Siêu âm cho phép bác sĩ kiểm tra chiều dài và kích thước của những dải xơ vùng cơ delta.
 + Chụp X-quang : Chụp X-quang được chỉ định để kiểm tra xương và các khớp. Từ đó loại trừ một số nguyên nhân.
 + Điện cơ đồ : Bệnh nhân được yêu cầu điện cơ đồ trong trường hợp nghi ngờ khả năng vận động bị chi phối bởi những tổn thương thần kinh ngoại vi.
 + Men cơ : Kỹ thuật có tác dụng định lượng Creatinin Phosphokinase. Từ đó kiểm tra quá trình tiêu hủy tế bào cơ dẫn đến teo cơ.
 + Giải phẫu cơ : Giải phẫu cơ được thực hiện với mục đích đánh giá khả năng xâm lấn và thay thế tế bào cơ của các tế bào xơ, đồng thời đánh giá tình trạng thoái cơ.

😜 Điều trị teo cơ delta
   Để điều trị hiệu quả bệnh teo cơ delta, cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Từ đó bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể. Thông thường bệnh nhân bị teo cơ delta được điều trị bằng những phương pháp sau :
👐 Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị chính đối với với bệnh nhân bị mất khối lượng cơ delta. Phương pháp này có tác dụng kích thích sự gia tăng khối lượng cơ, giảm quá trình xơ hóa, tăng cường sức cơ và phục hồi khả năng vận động cho bệnh nhân. Dựa vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh cụ thể của bệnh nhân và mục đích điều trị, bác sỹ sẽ lên phác đồ và hướng dẫn bài tập vật lý trị liệu phù hợp cho bệnh nhân. Bên cạnh đó bệnh nhân còn được dùng nhiệt trị liệu, thủy nhiệt, vật lý trị liệu bằng tia hồng ngoại giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động của cơ delta một cách hiệu quả.

+ Vật lý trị liệu bằng tia hồng ngoại
Đối với vật lý trị liệu bằng tia hồng ngoại, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng điện cao tần để kích thích cơ. Phương pháp này có tác dụng tăng khối lượng cơ, tăng tốc độ phục hồi và ngăn teo cơ tiến triển. Thông thường vật lý trị liệu bằng tia hồng ngoại được thực hiện trước khi luyện tập và sau 72 giờ mổ cơ delta.

+ Bài tập vật lý trị liệu
Một số bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức cơ, tăng khối lượng cơ và duy trì khả năng vận động của bệnh nhân :
🙅Tập khép ngang vai
🙆Tập gấp khép và xoay ngoài
 🕺 Tập xoay ngoài cánh tay
🤺Tập xoay đầu xương cánh tay
 🏊Tập khớp vai - tay
 🚣Vận động kết hợp xoay ngoài và gấp khép
 🤼 Vận động khép ngang cánh tay khi duy trì tư thế ngồi
️🥋 Điều chỉnh chế độ ăn uống

   Người bệnh được khuyên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng để ổn định quá trình sinh tổng hợp protein, tăng cường sức mạnh và khối lượng cơ. Từ đó kiểm soát teo cơ và tăng khả năng phục hồi. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, protein, gIutamin, creatine sẽ giúp cơ thể mau bù lại cơ mau chóng. Đặc biệt bệnh nhân cần đảm bảo đáp ứng đủ hàm lượng protein cho cơ thể thông qua những loại thực phẩm sau :
🦂 Tôm
🐟 Cá ngừ
🐡 Đậu phộng
🍀 Cải Brussels
🐢 Diêm mạch
🐸 Đậu lăng
🦆 Hạnh nhân
 🎋 Bông cải xanh
🥛  Sữa
🍱 Phô mai
🌾 Yến mạch
 🐓 Ức gà
  🥚 Trứng

🦍 Liệu pháp gen
   Liệu pháp gen thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị teo cơ delta bẩm sinh do có khuyết tật ở bộ gen. Phương pháp này có tác dụng hóa lành gen bị tổn thương nhằm kích thích sự phát triển của những tế bào gen mới. Đối với liệu pháp gen, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng hệ mã gen hóa lành các gen bị tổn thương, gen hai vào nhóm cơ của bệnh nhân. Từ đó tăng khả năng tái tạo, phát triển và phục hồi. Do tác động trực tiếp lên nguồn gốc bệnh nên liệu pháp gen mang đến hiệu quả rất cao.

🐯 Liệu pháp tế bào
  Liệu pháp tế bào được dùng cho những bệnh nhân bị teo cơ delta không thể phục hồi bằng vật lý trị liệu và chế độ ăn uống. Tùy thuộc vào tình trạng, liệu pháp này có thể được sử dụng đồng thời với liệu pháp gen để tăng hiệu quả điều trị. Liệu pháp tế bào sử dụng tế bào gốc hoặc nguyên bào cơ ghép vào khu vực tổn thương để tái tạo và bảo vệ những tế bào cơ bị dị tật. Thông thường sau khi được tái tạo, những tế bào cơ sẽ tạo ra các tế bào mới. Đồng thời kích thích sự phát triển của chúng để điều trị bệnh teo cơ delta.

💊 Sử dụng thuốc
  Người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng thuốc để ngăn ngừa teo cơ delta và cải thiện các biểu hiện đi kèm. Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm :
+ Thuốc giảm hủy cơ
+ Giảm đau- kháng viêm
+ Thuốc tăng tạo cơ
+ Thuốc giảm hủy cơ
+ Chất ức chế Myostatin
+ Coenzyme Q10, Leucine, Creatine
 Thông thường thuốc chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn cho những bệnh nhân có triệu nặng để hạn chế phát sinh tác dụng phụ.

  🛠 Phẫu thuật
   Phương pháp phẫu thuật điều trị cơ delta chỉ được áp dụng cho những trường hợp sau :
- Teo cơ nặng, có dị tật, không thể điều trị hoặc thất bại khi áp dụng các biện pháp bảo tồn
- Teo cơ do chấn thương hoặc có nguyên nhân bệnh lý cần được phẫu thuật phục hồi
- Teo cơ do chèn ép và tổn thương dây thần kinh
   Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và mục đích điều trị, người bệnh có thể được mổ hở hoặc mổ nội soi. Thông thường sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được hướng dẫn vật lý trị liệu kết hợp chế độ ăn uống khoa học để kích thích phát triển tế bào cơ và phục hồi chức năng. Sau khi điều trị và phục hồi chức năng ở những bệnh nhân bị teo cơ delta, người bệnh cần được theo dõi và tái khám mỗi 3 tháng trong thời gian đầu. Có thể giãn khoảng cách tái khám ( 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng ) trong những lần tiếp theo. Điều này giúp đảm bảo teo cơ không tái phát, không có biến dạng hoặc hạn chế khả năng vận động. Đồng sớm có biện pháp xử lý khi xuất hiện dấu hiệu bất thường.

💃 Biện pháp phòng ngừa teo cơ delta
Ngoài yếu tố bẩm sinh ( khiếm khuyết gen ), người bệnh có thể giảm nguy cơ teo cơ delta bằng một số biện pháp dưới đây :

- Tập thể dục và vận động 30 – 60 phút mỗi ngày. Nên bơi lội hoặc yoga với những bài tập liên quan đến cơ delta. Điều này giúp tăng cường sức cơ, tăng khối lượng cơ và phòng ngừa teo cơ hiệu quả. Ngoài ra tập thể dục mỗi ngày còn giúp người bệnh giảm đau, rèn luyện sức khỏe tổng thể, tăng độ bền cho hệ xương khớp và duy trì chức năng vận động.
- Hạn chế sử dụng những loại thuốc làm tăng nguy cơ teo cơ như thuốc ngừa sốt rét, Penicillin, Streptomycin, Tetracycline, Dramamine, Iron… Người bệnh chỉ nên sử dụng những loại thuốc này khi thực sự cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt về liều dùng và cách dùng.
- Hạn chế tiêm thuốc nhiều lần vào vùng cơ delta.
- Ăn uống lành mạnh và bổ sung đủ chất bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt, đậu, bột yến mạch… Đặc biệt cần đảm bảo bổ sung đủ hàm lượng protein cần thiết cho cơ thể. Điều này giúp duy trì quá trình tổng hợp protein, tăng chức năng và chất lượng cơ.
- Không nên dùng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích vì có thể làm tăng nguy cơ teo cơ delta.
- Điều trị những tình trạng sức khỏe làm tăng nguy cơ teo cơ như loạn dưỡng cơ, viêm cơ, xơ yếu cơ…
- Đối với những bệnh nhân bị ung thư hoặc chấn thương làm giảm khả năng vận động, người bệnh nên điều trị dự phòng theo hướng dẫn của chuyên gia.
- Khám sức khỏe định kỳ ở những bệnh nhân có khiếm khuyết ở bộ gen để sớm phát hiện teo cơ và điều trị đúng cách.

🐜Teo cơ delta xảy ra do nhiều nguyên nhân tác động. Tuy nhiên bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do khiếm khuyết ở bộ gen là chủ yếu. Bệnh lý này có thể được ngăn ngừa, kiểm soát và điều trị bằng nhiều phương pháp bảo tồn. Tuy nhiên ở trường hợp nặng bệnh nhân có thể được yêu cầu phẫu thuật để khắc phục và dự phòng phát sinh rủi ro.

🎯 Truyền nghề Nắn Chỉnh Cột Sống - Xương Chậu (TK Cột Sống - Cơ - Xương - Khớp) - Khai Thông Cột Sống - Cân Bằng Hệ Cơ & Trị Liệu Dưỡng Sinh Đông Y - Đả Thông Kinh Lạc

👉 Học Chữa và Nắn Chỉnh Cột Sống - Xương Chậu - Khai Thông Cột Sống - Cân Bằng Hệ Cơ : => Click 👉 Tại Đây 🔆



👉Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y - Đả Thông Kinh Lạc ( thiên hướng chữa và chăm sóc tạng phủ : Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận...) :  => Click 👉 Tại Đây 🔆




🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Cơ bản về lục phủ ngũ tạng trong Đông Y., dưỡng sinh lục phủ ngũ tạng đã và đang mang đến những tác dụng rất tích cực đối với sức khỏe con người...
Cơ vuông thắt lưng là một loại cơ rất cần thiết trong cơ thể con người., nó ảnh hưởng nhiều trong quá trình vận động của của cơ thể...
Bấm huyệt là một trong những phương pháp trị liệu lâu đời đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh không dùng thuốc hiệu quả và an toàn...
(10/06/2020) KHAI GIẢNG LỚP TRUYỀN NGHỀ CHỮA HỘI CHỨNG BỆNH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG - TK CƠ - XƯƠNG - KHỚP bằng phương pháp: Y Cốt Liên Khoa - Nắn Chỉnh Cột Sống – XƯƠNG CHẬU Tại Hà Nội
Kéo giãn cột sống lưng., Là một trong những liệu pháp chữa thoát vị đĩa đệm ,vẹo cột sống và các bệnh xương khớp mà không cần phẫu thuật...
Những lưu ý nhỏ khi ngủ để cải thiện cuộc sống cho những người bị bệnh xương khớp và phòng chống bệnh do cột sống, gân cơ biến đổi gây nên..
Đau khớp gối ở người trẻ tuổi là triệu chứng báo hiệu không hề tốt, không thể xem thường. Nếu chậm trễ trong việc nhận ra và điều trị,..
Mất ngủ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, mất ngủ nhiều ngày làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm, giảm sức đề kháng với nhiều loại bệnh...
Làm sao khai thông kỳ kinh bát mạch để lấy thanh khí từ bên ngoài vào những đường kinh mạch rồi đem chứa tại tam điền nằm trên đường Nhâm mạch..
Nhược cơ hậu quả của một tình trạng mất liên lạc giữa thần kinh và cơ, nhược cơ cải thiện khi nghỉ ngơi
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả thông mạch máu

Cân bằng hệ Cơ

Nâng tầm vận động

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa




 
Học nắn chỉnh xương chậu



 
Bài giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống


 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020