Khi đi mưa bị ướt -> nhiễm hàn lạnh
Khi thăm hỏi ,gần gũi , chăm sóc người ốm nặng lâu ngày
Khi gần hoặc tiếp xúc người chết
Khi đi đám ma đám tang , khâm niệm
Khi đi đi chôn cất , bốc hót , bốc mồ mả.
Khi ra nghĩa trang nghĩa địa, thanh minh tảo mộ
Khi đi vào nơi hoang vắng, âm khí nặng, lạnh lẽo , u ám
Nhiều năm gần đây , do điều kiện kinh tế tốt hơn, xã hội hiện đại phát triển nên con người càng quan tâm và chú ý hơn đến sức khỏe , và tình trạng nhiều người bị ốm hoặc sinh bệnh sau khi đi thăm người ốm nặng , người chết , hay đi đến nơi âm khí , hàn khí nặng như nghĩa trang , nhà hoang, rừng thiêng nước độc ..xảy ra nhiều. Và những điều này lđều có thật , theo khoa học hiện đại con người sau khi ngừng hô hấp, tuần hoàn chết lâm sàng chuyển sang chết thực sự các quần thể vi khuẩn cộng sinh trên cơ thể người sống bắt đầu rời đi và phải mất đến 6 giờ thì cuộc thoát xác các vi khuẩn mới hoàn thành.
Chúng rời xác để nhường chỗ cho những vi khuẩn hoại sinh ký túc trên xác chết. Những loài vi khuẩn này bắt đầu huỷ hoại xác chết và giải phóng ra các độc tố từ quá trình "phân hủy" xác chết. Quá trình tụ tập này tăng lên hàng giờ, vô số loại không kể hết. Người chết càng lâu thì "hơi lạnh" càng nhiều, đặc biệt là phong tục tập quán của người việt là lưu xác mấy ngày mới chôn cất. Thật ra "hơi lạnh" chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán. Đặc biệt, chỉ sau 10 giờ, thi thể người chết có sự thay đổi mạnh. Lúc này, các vi trùng lên men thối tạo khí khiến toàn thân phình lên, mặt biến dạng, nội tạng rữa nát, dịch thối chảy ra từ các lỗ tự nhiên và khuếch tán ra môi trường bên ngoài. Điều này lý giải nguyên nhân thanh niên khỏe mạnh dù thực hiện những công việc gần xác chết như tắm rửa, khâm niệm, đưa ma…vv.. đều bị ảnh hưởng nếu thường xuyên làm công việc này.
Trong khi đó, trẻ nhỏ, những người mắc các chứng bệnh kinh niên như phong thấp, huyết áp cao… đặc biệt là người có khối u , người bị ung thư ...vv.dễ bị ảnh hưởng do hệ miễn dịch của họ lúc này không tốt hoặc đang suy giảm ...
Bên cạnh chủ nghĩa duy vật và duy tâm chưa bên nào lần lướt được bên nào.Thế nên khoa học chưa có các chứng minh cụ thể về mặt tâm linh, có người tin người không ? nhưng nó vẫn tạo cảm giác lo sợ và e dè cho tất cả mọi người chúng ta , ảnh hướng lớn đến phong tục tập quán cũng như mối quan hệ trong cộng đồng và xã hội !
Vậy chúng ta phải làm thế nào ? nhất là với người thể trạng ốm yếu , phụ nữ và trẻ em , những người có đề kháng kém ? Về thuốc phòng bấy lâu nay luôn được rất nhiều người chia sẻ, mỗi người mỗi kiểu nhưng ít nhiều vẫn có nhiều người còn chưa biết cách xử lý khi bị nhiễm hàn lạnh, âm khí... Vậy Y Cốt Liên Khoa xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo thêm. Mong rằng nhiều người sẽ được biết đến và sử dụng khi cần !!!
Thật ra bài thuốc rất đơn giản và không hề phức tạp cũng không cần đến những vị thuốc quý hiếm và rất dễ tìm thấy ở ngoài chợ.
+ BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA CẢM LẠNH
Trước và sau khi từ những chỗ nêu phía dưới đây quay trở về nhà ! bạn hãy làm cách này !
Khi dầm mưa, đi thăm người bệnh nặng , người chết , hay đi ra nghĩa trang hay đến nơi u ám , hàn khí nhiều , lãnh lẽo .... nếu thấy ớn lạnh dọc xương sống, nhức đầu, mệt mỏi uể oải, sợ lạnh, đầy bụng, có khi đi tiêu phân lỏng, có sốt nhẹ, có thể hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững... có thể đun nước gừng tươi để uống. Công thức gồm : 1 củ gừng tươi 15 – 20g, rửa sạch, thái lát, đổ 100ml nước đun sôi 20 phút, gạn ra, thêm đường và uống nóng.
Bạn cũng có thể đánh gió bằng gừng tươi giã nhỏ, trộn với tóc rối, bọc vào miếng vải thưa, đánh gió ( xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết ở mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, khoeo chân ) sẽ nhanh giải cảm.
Hoặc xua tan cảm lạnh bằng nồi nước xông, gồm các loại lá tre, bưởi, sả, cúc tần, hương nhu ( mỗi thứ khoảng 20g, tùy nơi mà thay bằng lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, nghệ, ngải cứu, tràm, bạch đàn, đại bi, long não...), nấu nước đến sôi, rồi xông 5-10 phút cho vã mồ hôi.
Sau đó lau khô đắp chăn, nằm nghỉ, tránh gió lạnh. Hơi dược liệu theo hơi thở vào tận phế nang làm thông suốt đường hô hấp, giảm tiết, giảm đau đầu, mình mẩy, giảm chóng mặt… Nhưng chỉ nên xông 1 – 2 lần, xông nhiều sẽ bị hao tân dịch, thoát dương, không tốt cho sức khỏe.
Hoặc cho người bệnh ăn cháo giải cảm, sẽ nhanh vã mồ hôi và mau phục hồi sức khỏe.
Lưu ý sau khi uống nước gừng, đánh gió, ăn cháo hành giải cảm hoặc xông giải cảm cơ thể sẽ vã nhiều mồ hôi. Khi đó nên tránh ra gió, vì lúc đó các lỗ chân lông đang mở rộng gió nhập vào, không tốt cho người bệnh.
Nếu người bệnh nói líu nhíu, thở chậm bất thường, da lạnh tái, mất phối hợp, vận động, mệt ngủ lịm… là đã bị cảm nặng. Cần theo dõi nhịp thở, nếu bị ngưng thở cần thực hiện hô hấp nhân tạo ngay, rồi đưa bệnh nhân ra khỏi chỗ lạnh ( bảo vệ người bệnh tránh gió, thay đồ khô… và đưa tới cơ sở y tế ngay ).
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã đọc bài này, và nếu thấy có ích thì chia sẻ cho mọi ng cùng biết !
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!