BIỂU HIỆN KHI SUY NGƯỢC
Khi bị suy nhược, người bệnh thường thấy có những triệu chứng gần giống bị nhiễm virut như: mất khả năng tập trung công việc, suy giảm trí nhớ, đau cổ họng, đau nhức khớp nhưng không có dấu hiệu viêm, các hạch ở cổ và nách to và đau, đau cơ, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu nặng, sợ ánh sáng, kiệt sức, mất ngủ... Nhưng ở nhiễm virut, các triệu chứng sẽ giảm dần trong vài ngày hay 1-2 tuần, trong khi ở hội chứng suy nhược, các triệu chứng trên sẽ kéo dài vài tháng đến vài năm. Bệnh nhân bị suy nhược cơ thể thường mất nghị lực, mất cảm giác thích thú, thụ động, thiếu sức sống, kèm theo là hiện tượng rối loạn tình dục như mất khoái cảm ở nữ và xuất tinh sớm, bất lực ở nam. Triệu chứng thường nặng trong vòng 1-2 tháng đầu tiên, sau đó một số ít hết bệnh hoàn toàn trong khi một tỷ lệ nhỏ khác không thể phục hồi lại được. Đa số còn lại có cải thiện dần dần, song không thể đạt được thể trạng như lúc chưa mắc bệnh.
Phương pháp điều trị như thế nào để đem lại hiệu quả ?
Ðau đầu, chóng mặt, giảm cân, chán ăn, luôn mỏi mệt, không muốn làm việc… là dấu hiệu đầu tiên của hội chứng suy nhược khi khả năng hồi phục của cơ thể bị quá tải, nguồn lực không được quản lý một cách thích hợp - một hội chứng rất điển hình của cuộc sống hiện đại.
Trong tất cả các loại bệnh mạn tính thì suy nhược là một bệnh bí ẩn và khó hiểu nhất vì không có nguyên nhân rõ ràng, không có thước đo cụ thể và rất ít lựa chọn điều trị hiệu quả. Nó có thể đến với bất cứ người nào, kể cả người khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực. Tất cả mọi người trong chúng ta đều đã từng mệt mỏi do cơ thể bị suy nhược, tuy nhiên, tình trạng đó có thể kéo dài nhiều tháng đến vài năm và xuất hiện thường xuyên không có dấu hiệu báo trước. Khi cơ thể mệt mỏi, triệu chứng đầu tiên là mất khả năng tập trung công việc, suy giảm trí nhớ rõ rệt, đau cổ họng, các hạch bạch huyết ở cổ, nách hơi to và đau; đau cơ không rõ nguyên nhân; rối loạn giấc ngủ; nhức đầu; cơ thể suy kiệt mau chóng, không thể làm những việc nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày. Suy nhược cơ thể Bệnh của thời hiện đại. Ngủ đủ và ngon giấc giúp cải thiện suy nhược cơ thể.
SUY NGƯỢC cơ thể được chia thành 2 nhóm:
Thứ nhất là : Suy nhược thực thể (chiếm 45% trường hợp, có thể xảy ra sau những bệnh lý nhiễm khuẩn như cúm, viêm phế quản, viêm gan hay nhiễm khuẩn đường ruột, sau phẫu thuật) và suy nhược chức năng (chiếm 55%).
Thứ 2 là:Sau một tình trạng stress nặng hoặc không có nguyên nhân cụ thể
TA NÊN ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO ?
Việc điều trị suy nhược cơ thể không khó. Tùy vào nguyên nhân mắc bệnh mà có phương pháp điều trị thích hợp. Đối với thể suy nhược thực thể thì khi các nguyên nhân được giải quyết dứt điểm, người bệnh sẽ hồi phục trở lại. Đối với thể suy nhược chức năng, người bệnh cần kiên trì và áp dụng nhiều phương pháp điều trị song song. Trước tiên, cần thay đổi lối sống nhằm tiết kiệm năng lượng cho những hoạt động cần thiết. Chế độ ăn điều độ, khoa học, chú trọng tới lượng calo và chất béo mà cơ thể thu nạp. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều chất xơ, rau quả tươi và các vitamin nếu cần. Bạn cũng phải hạn chế cách ăn uống theo sở thích và ăn theo thời gian biểu. Hạn chế dùng bia, rượu, cà phê, thuốc lá. Rèn luyện thân thể, tập thể dục đều đặn mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn. Mỗi ngày cần dành cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn cần thiết. Ngủ đủ và ngon giấc vào ban đêm. Cố gắng ngủ trưa khoảng 30 phút. Học cách kiểm soát các triệu chứng suy nhược nhằm cải thiện chức năng các cơ quan cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống. Tránh hoặc giảm stress gắng sức và tâm lý.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể được bác sĩ điều trị cho dùng thêm các thuốc chống trầm cảm, lo âu, giảm đau… giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng khó chịu và đau đớn mà hội chứng suy nhược cơ thể gây ra.
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN .
* Do thể chất hư nhược
Do thể trạng hư yếu, người gầy dẫn đến ngoại tà xâm nhập vào cơ thể, Phế là tạng đầu tiên dễ bị tổn thương do vậy bệnh từ ngoại cảm dẫn đến nội thương. Từ một tạng đầu tiên bị tổn thương, sẽ ảnh hưởng đến các tạng khác và dần phát triển thành chứng hư lao. Ngoài ra còn có thể do những khuyết tật bẩm sinh, hay trong quá trình phát triển trẻ không được nuôi dưỡng đầy đủ, đến khi trưởng thành thể chất hư nhược, dương khí và âm huyết ngày một tiêu hao, ngũ tạng bị tổn thương mà hình thành chứng hư lao.
* Do lao lực quá độ
Ở những người kết hôn sớm hay sinh hoạt tình dục quá nhiều, từ đó làm tổn thương tới thận và tinh. Tâm – Thận là hai tạng đầu tiên bị thương tổn, lâu ngày chức năng của ngũ tạng mất điều tiết, phần âm của các tạng bị suy tổn, dẫn đến hình thành chứng hư lao.
* Do ăn uống thất thường
Ăn uống thất thường, không đầy đủ, làm việc nhiều làm tổn thương khí của tỳ vị, tỳ hư không hóa sinh ra các chất tinh vi ảnh hưởng đến sự sinh hóa của khí, huyết. Do đó bên trong tạng phủ không được nuôi dưỡng, bên ngoài dinh vệ không được bền chặt, tình trạng này kéo dài sẽ hình thành chứng hư lao.
Phân loại các thể lâm sàng theo Y học cổ truyền
Thể khí hư: thường hay gặp ở hai tang Phế và Tỳ
+ THỂ PHẾ KHÍ HƯ .
Triệu chứng: Khí đoản, khi nóng khí lạnh, thường có ho, tự ra mồ hôi, người mệt mỏi, vô lực, dễ bị cảm mạo, sắc mặt trắng, chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược.
Đây là tình trạng bệnh lý thường gặp ở những người bị suy hô hấp mạn tính do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn
Điều trị: ích khí, cố biểu
Bài thuốc cổ phương: “Bổ phế thang” gia giảm .
Nếu ra mồ hôi nhiều (tự hãn) có thể kết hợp bài thuốc “Cáp giới tán” để ích khí, cố biểu mà liễm hãn.
Ngoài ra, có thể dùng bài cổ phương “Bảo nguyên thang”
+ THỂ TỲ KHÍ HƯ .
Triệu chứng: ăn ít, mệt mỏi, đại tiện phân nát, sắc mặt úa vàng, chán ăn, ăn kém, chậm tiêu, hay đầy bụng, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi nhờn, mạch nhu hoãn.
Điều trị: Ích khí, kiện tỳ
Bài thuốc cổ phương: Sâm linh bạch truật tán gia giảm
+ THỂ HUYẾT HƯ .
Thể tâm huyết hư:
Triệu chứng: tâm phiền, hay ra mồ hôi, đánh trống ngực, ngủ ít, mất ngủ, hay nằm mê, giấc ngủ không sâu, sắc mặt không tươi, chất lưỡi nhợt, mạch huyền tế.
Điều trị: Dưỡng huyết an thần
Thể can huyết hư:
Triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, đau vùng mạn sườn, tinh thần bất an, nữ giới kinh nguyệt thường rối loạn, sắc mặt nhợt, chất lưỡi nhợt, mạch huyền tế.
Bệnh thường gặp ở bệnh nhân lão suy, phụ nữ sáu khi sinh, rong kinh…
Điều trị: Bổ huyết dưỡng can
Bài thuốc cổ phương: Tứ vật thang gia vị.
+ THỂ DƯƠNG HƯ
Thể tỳ dương hư:
Triệu chứng: Ăn kém, người lạnh, mệt mỏi, đau bụng, sôi bụng, đại tiện phân nát, có thể kèm nôn, nấc, chườm nóng thì đỡ đau, tay chân lạnh, sắc mặt úa vàng hay xạm trắng, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược.
Điều trị: Ôn trung kiện tỳ
Bài thuốc cổ phương: Phụ tử lý trung thang gia giảm.
Thể thận dương hư:
Triệu chứng: sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân nhão, nát, ngũ canh tả, tiểu tiện nhiều lần. Nam giới có thể kèm di tinh, liệt dương, sắc mặt xám trắng, giọng nói trầm yếu, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì.
Thể này hay gặp ở bệnh nhân lão suy, hội chứng ruột kích thích, tâm căn suy nhược thể hưng phấn giảm…
Điều trị: Ôn bổ thận dương
Bài thuốc cổ phương: Hữu quy hoàn gia giảm.
+ THỂ ÂM HƯ
Thường gặp ở những người suy nhược cơ thể do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Thể phế âm hư:
Triệu chứng: miệng khô, họng khô, hay chảy máu cam, thậm chí mất tiếng, sốt âm ỉ về chiều, đạo hãn, ho khan có khi ho kèm theo ít đờm dính máu, người gầy, sắc mặt đỏ, lưỡi khô mạch tế sác.
Điều trị: Tư âm dưỡng phế
Bài thuốc cổ phương: Sâm mạch tán gia vị .
Thể tâm âm hư: thường gặp ở phụ nữ sau đẻ mất máu, bệnh nhân thiếu máu mạn tính
Triệu chứng: hay hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ, hay quên, ra mồ hôi trộm, miệng lưỡi hay có mụn nước loét, mặt ửng đỏ, lưỡi đỏ sẫm, miệng khô, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi khô, ít rêu, mạch tế sác.
Điều trị: Tư âm thanh hỏa, dưỡng tâm an thần
Bài thuốc cổ phương: Thiên vương bổ tâm đan gia giảm
Thể tỳ vị âm hư:
Thường hay gặp ở những bệnh nhân sau mắc các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính
Triệu chứng: Miệng khô, môi khô, chán ăn, đại tiện táo, có khi còn nôn khan và nấc, có thể kèm theo sốt nhẹ kéo dài, chất lưỡi hơi đỏ, ít rêu, trên mặt lưỡi có thể có các vết nứt, mạch tế sác.
Điều trị: Dưỡng vị, kiện tỳ, tư âm, nhuận trường.
Bài thuốc cổ phương: Ích vị thang gia giảm.
Thể can âm hư:
Thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, tăng huyết áp, tâm căn suy nhược và xơ vữa động mạch ở người cao tuổi.
Triệu chứng: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mắt khô, sợ ánh sáng, khả năng tự kiềm chế kém, dễ cáu giận, gân gối mỏi mệt, lưỡi khô hoặc đỏ tím, mạch huyền tế sác.
Pháp điều trị: Tư dưỡng can âm, tiềm dương giáng hỏa.
Bài thuốc: “Bổ can thang” gia giảm .
Thể thận âm hư:
Thường gặp ở những bệnh nhân bị tâm căn suy nhược, tăng huyết áp, rối loạn chất tạo keo (Lupus ban đỏ, xơ cứng bì) và thời kỳ hội phục của các bệnh nhiễm khuẩn.
Triệu chứng: đau mỏi lưng, đau đầu, khô họng, gò má đỏ, ù tai, nghe kém, lòng bàn tay bàn chân nóng, hay ra mồ hôi trộm (đạo hãn), đau nhức có cảm giác nóng trong ngực (Cốt trưng), hai chân yếu mỏi, nam giới có thể di tinh, chất lưỡi đỏ khô, mạch trầm tế.
Điều trị: bổ thận, phù nguyên, tư âm, giáng hỏa.
Bài thuốc cổ phương: Lục vị hoàn gia vị .
Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày uống một thang.
Trong thực tiễn lâm sàng, tình trạng suy nhược cơ thể có thể quy nạp vào 4 chứng trạng trên trong Y học cổ truyền. Nhìn chung những bệnh chứng diễn biến ngắn, đa phần làm tổn thương tới khí, huyết. Có thể thấy chứng khí hư, huyết hư hoặc khí huyết đều hư. Nếu loại bệnh chứng diễn biến tương đối dài, bệnh tình tương đối nặng, thì đa phần tổn thương tới âm dương, có thể thấy trên lâm sàng bệnh chứng âm hư, dương hư hoặc âm dương hư !
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!