TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ BẠCH HUYẾT
✅ Hệ bạch huyết là một mạng lưới các ống dẫn lưu nước, protein và các hoá chất từ các mô tế bào trả lại cho dòng máu. Hệ thống được cấu tạo từ vô số các ống, gọi là mạch bạch huyết, chứa đựng và dẫn lưu các dịch trong suốt (gọi là bạch huyết) tương tự như mạch máu.
✅ Hệ bạch huyết có mối liên hệ mật thiết với máu và hệ tuần hoàn. Một số nhà khoa học còn cho rằng hệ bạch huyết là một thành phần của hệ tuần hoàn vì bạch huyết lưu chuyển ra vào trong máu và vì cấu trúc của các ống bạch huyết tương tự như các mạch máu trong hệ tuần hoàn.
✅ Toàn bộ hệ bạch huyết chảy trong cơ thể đều hướng đến các mạch máu và hoàn trả dịch cho máu. Nếu quá trình này không xảy ra, cơ thể của chúng ta sẽ bị |phình to ra. Ví dụ: khi một vị trí nào đó bị sưng phù, có nghĩa là có quá nhiều dịch bị ứ trong các mô tế bào tại chỗ, hệ bạch huyết thu tóm các dịch dư thừa này rồi trao trả vào dòng máu để máu xử lý. Quá trình này rất cần thiết cho cơ thể vì nước, protein và các phân tử khác luôn rò rỉ qua các mao mạch ứ đọng xung quanh các mô trong cơ thể. Quá trình này như một hệ thống thoát nước, rút hết dịch ở mô và thải vào hệ dẫn nước trong cơ thể là hệ tuần hoàn.
✅ Hệ bạch huyết đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các mầm bệnh ( virus, vi khuẩn, nấm...). Các tác nhân gây bệnh được lọc bỏ bởi mô tế bào, bởi các hạch bạch huyết. Trong mỗi hạch bạch huyết có rất nhiều các tế bào lympho (lymphocytes, một dạng của tế bào bạch cầu) sản xuất ra các kháng thể. Kháng thể là các loại protein đặc biệt có tát dụng ngăn chặn quá trình viêm nhiễm và lây lan của bệnh bằng cách bẫy và giết chết mầm bệnh.
HẠCH BẠCH HUYẾT - HỆ MIỄN DỊCH CỦA CƠ THỂ
Hệ bạch huyết là gì?
hệ thống miễn dịch chủ đạo của cơ thể bao gồm bạch huyết, mạch bạch huyết, mô bạch huyết, hạt bạch huyết, hạch họng, lá lách và tuyến ức, có nhiệm vụ phòng vệ chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể, tiêu hủy các dị vật và các tế bào ung thư đột biến. Nó còn là một phần của hệ tuần hoàn để cân bằng dịch thể, đào thải chất béo trong cơ thể. Nếu hệ miễn dịch suy yếu thì tỷ lệ tử vong do các bệnh như tiểu đường, HIV, bệnh phổi hay các bệnh ung thư sẽ tăng cao.
Hệ bạch huyết phân bố rộng khắp toàn bộ cơ quan của cơ thể ở dưới da, sự tuần hoàn của nó không giống như hệ tuần hoàn máu, lưu thông phụ thuộc vào sự vận động của hệ cơ xương khớp, dựa theo sự co bóp của hệ cơ, trong các mao mạch có những van một chiều để điều chuyển dòng chảy. Khi cơ co giãn sẽ ép lên mạch bạch huyết, bạch huyết sẽ được các mạch bơm đi. Chúng thu thập thể dịch mô từ khoang giữa các tế bào, các mạch bạch huyết sẽ đem chúng tới các hạch bạch huyết để xử lý rồi đổ vào tĩnh mạch.
Hạch bạch huyết là gì?
Hạch bạch huyết (hạch lympho) là một phần của hệ bạch huyết, nằm trong vô số các cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, rải rác dọc theo các mạch bạch huyết.
Trong cơ thể con người có khoảng 500-600 hạch nằm chặn trên đường đi của các mạch bạch huyết, thường đứng thành nhóm và nhận bạch huyết của từng vùng cơ thể. Những vị trí phổ biến tập trung nhiều hạch bạch huyết là cổ, nách, bẹn, tuy nhiên thông thường, nó xuất hiện ở khắp cơ thể.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ BẠCH HUYẾT
Các hạt bạch huyết như những hạch hạnh nhân nhỏ, lách và tuyến ức là các "mô lympho" được gọi là lympho bào, các hạch bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch. Còn có cả những mảng mô lympho nằm trên thành phế quản và đường ruột, lách, nằm ở dưới xương sườn ở phía bên trái của bụng. Chúng có hai chức năng quan trọng: là một cơ quan lympho chuyên phá hủy và ăn vi khuẩn gây bệnh, mặt khác nó còn có nhiệm vụ loại trừ các tế bào hồng cầu già ra khỏi hệ tuần hoàn giúp cho hệ thống máu luôn tươi trẻ.
Cơ thể mỗi ngày có 20-21 lít dịch luân chuyển, 17 lít quay trở về các tĩnh mạch, 3 lít còn lại sẽ được hệ bạch huyết lưu thông và đào thải. Chúng sẽ lấy đi các chất cặn bã, chất độc từ trong cơ thể tống ra bên ngoài. Những loại độc tố, chất cặn bã, dị vật, tế bào bất thường không được cơ thể hấp thu sẽ được hạch bạch huyết giữ lại. Dịch bạch huyết sau khi được lọc sẽ được đổ vào tĩnh mạch chủ và trở lại hệ thống tuần hoàn để chuyển về thận lọc sạch sau đó đưa về tim lên phổi trao đổi o xy rồi về tim đi nuôi cơ thể.
Quá trình vận chuyển khí các bonic, mỡ thừa, cặn bã và chất độc hại mà tế bào thải loại ra ngoài sẽ được đưa vào hạt bạch huyết. Những mạch bạch huyết ở trong ruột non sẽ hấp thu lipid - chất béo từ ruột non và vận chuyển chúng về các hạt để xử lý.
Hệ bạch huyết có vai trò rất quan trọng vì nó là một phần của hệ miễn dịch, ổn định lượng dich trong cơ thể. Chúng bảo vệ cơ thể bằng cách sinh ra các kháng thể. Bên cạnh đó, các tế bào bạch huyết và các tế bào khác có khả năng tiêu hủy các vi thể và các dị vật này.
BỆNH LÝ CỦA HỆ BẠCH HUYẾT
Hệ bạch huyết là tổ hợp nhiều bộ phận khác nhau, nên rất dễ gặp vấn đề nếu như có sự tác động của các yếu tố từ bên ngoài như mổ xẻ hay từ bên trong cơ thể như các độc tố, vi sinh viêm nhiễm. Khi hệ thống bạch huyết bị viêm nhiễm sẽ khiến cho quá trình hoạt động kém, bài độc bị cản trở, cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh. Ở những cơ thể lười hoạt động, hệ bạch huyết không lưu thông được nên không thể vận chuyển độc tố ra ngoài dẫn đến độc tố bị tích trữ lâu ngày gây ngộ độc làm suy yếu hệ bạch huyết sẽ gây nên các hiện tượng như bọng mắt, bọng cằm, mặt, phù nề, tích tụ mỡ dưới da khiến da bị sần, làn da tối xỉn...
Viêm hạch bạch huyết thường xảy ra khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Khi một vùng cơ quan bị tổn thương, sẽ thấy hạch bạch huyết lân cận vùng đau bị sưng và đau. Mỗi một vùng cơ thể đều có hệ thống dẫn lưu bạch huyết lân cận; ví dụ vùng đầu mặt cổ có nhóm hạch vùng cổ; vùng ngực có nhóm hạch nách, hạch thượng đòn… Khi nhiễm trùng tại chỗ lan đến hạch bạch huyết có nghĩa là bệnh chưa được khống chế và phải can thiệp ngay để được điều trị kịp thời.
Lưu thông trong hệ tuần hoàn có khoảng 10% máu và các loại protein thiết yếu được các mô trong hệ thống bạch huyết giữ lại. Nếu như cơ quan này bị ảnh hưởng, hoạt động không tốt có thể sự sống bị đe dọa bởi lẽ quá trình lọc máu, đào thải độc tố bị rối loạn.
Khi hệ bạch huyết bị tắc nghẽn vì một lý do nào đó, dịch bạch huyết không thể quay trở lại trong máu dẫn đến sưng phù. Tình trạng này gọi là phù nề hệ bạch huyết. Tình trạng phù nề này có thể xảy ra ở nhiều bộ phận – không chỉ ở tay chân và cánh tay mà còn ở đầu, cổ, ngực… Ở giai đoạn đầu, sưng tấy có thể xuất hiện rồi biến mất nhanh chóng, chỉ đặc biệt sưng to vào ban ngày và giảm khi đêm xuống. Một vài trường hợp nhẹ, vùng phù nề không tăng kích thước rõ, rất khó nhận biết bằng mắt thường. Nếu không đươc phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng phù bạch huyết sẽ dần nghiêm trọng hơn. Chất dịch ứ đọng ngày càng nhiều khiến cho các chức năng của khớp sẽ bị hạn chế, nhiễm trùng da thường xuyên, da căng cứng khó cử động và tay chân đau nhức.
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
Phù nề hệ bạch huyết được chia thành hai loại chính gồm: nguyên phát và thứ phát. Phù nề nguyên phát là sự khiếm khuyết trong gen, khiến hệ bạch huyết phát triển không bình thường. Tuy nhiên, nguyên nhân này khá hiếm và thường bộc phát sau độ tuổi 35. Phù nề thứ phát phổ biến hơn, ở những người vốn có hệ bạch huyết bình thường sau đó bị tổn thương vì một nguyên nhân nào đó như: phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết để ngăn chặn sự lan truyền tế bào ung thư vú, suy giãn tĩnh mạch, phẫu thuật liên quan đến mạch máu ở chân tay, tế bào ung thư phát triển to chặn sự lưu thông của dịch bạch huyết, nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng ở hạch bạch huyết…
Bản thân hệ bạch huyết là hệ miễn dịch của cơ thể nên khi nó mất tác dụng đồng nghĩa cơ thể mất sức đề kháng. Hiện nay khoa học hiện đại chưa có thuốc chữa đặc hiệu bệnh này, theo quan điểm của tây y thì khuyên mọi người hãy chăm sóc da, vệ sinh cơ thể tốt để tránh xa các tác nhân gây bệnh, tránh để cho da bị viêm nhiễm hay bị chấn thương, rửa bằng xà phòng dịu nhẹ mỗi ngày, sử dụng kem dưỡng da có độ PH trung tính để giữ cho làn da khỏi bị khô và nứt nẻ. Đeo găng tay khi làm vườn, tăng cường vận động…
Khi tay bị phù không có cách nào để điều trị hết phù hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát, không cho nó tiến triển nặng hơn, giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa viêm nhiễm…
Theo quan điểm đông y thì dùng thuốc thang để thông máu tốt giúp giảm phù nề hay massage, đả thông kinh lạc làm lưu thông máu giúp cải thiện các mạch máu, các mạch bạch huyết giúp chúng phục hồi lại.
Để cơ thể được khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần và ngoại hình nên thừơng xuyên vận động cơ thể để các cơ co giãn giúp hệ bạch huyết lưu thông giải độc tốt, với phái nữ ngoài tác dụng thải độc tố thì hệ bạch huyết còn cân bằng thể dịch ra ngoài da giữ cho khung Collagen trên da luôn luôn được khỏe giúp làn da luôn căng bóng, tươi trẻ, mịn màng và luôn trắng khỏe.
Tài liệu sách pdf: HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!