banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Bệnh phong hàn

Khi cơ thể bị trúng gió(phong), nhiễm lạnh(hàn) sẽ sinh vô số bệnh nguy hiểm liên quan tới tim, gan, phổi, thận...

Tìm hiểu về Phong Hàn và cách điều trị trong y học cổ truyền

THẾ NÀO LÀ TRÚNG GIÓ ( phong )  - NHIỄM LẠNH ( hàn ) !!!

Nguyên nhân bên ngoài ( Lục Dâm, Lục Tà )
- Sáu thứ khí : phong ( gió ), hàn ( lạnh ), thử ( nắng ), thấp ( độ ẩm ), táo ( độ khô ), hoả ( nhiệt ), khi trở thành nguyên nhân gây bệnh gọi là lục dâm, lục tà.
- Gây ra những bệnh ngoại cảm ( bệnh do bên ngoài đưa tới ) như bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm, đau dây thần kinh ngoại biên do lạnh…
- Luôn luôn quan hệ với thời tiết : phong : mùa xuân, hàn : mùa đông, thử : mùa hè, táo : mùa thu.
- Sáu thứ khí hay phối hợp với nhau, mà phong hay xuất hiện hơn cả, làm bệnh có tính chất đa dạng như phong hàn, phong nhiệt, phong thấp…
- Cần phân biệt chứng phong, hàn, thấp, táo, hoả do lục khí gây ra ( ngoại phong, ngoại hàn, ngoại thấp, ngoại táo, ngoại hoả ) với các chứng phong hàn, thấp, táo, hoả do trong cơ thể sinh ra ( nội phong, nội hàn, nội thấp, nội táo, nội nhiệt ).

1. Phong
  - Phong có hai loại : ngoại phong là gió, chủ khí về xuân nhưng mùa nào cũng gây bệnh, hay phối hợp với các khí khác : hàn, thấp, nhiệt thành phong hàn, phong thấp, phong nhiệt. Nội phong sinh ra do công năng của tạng can bất thường ( can phong ) xuất hiện các chứng: co giật, chóng mặt, hoa mắt…

2. Hàn
  - Hàn có hai loại : ngoại hàn do lạnh, chủ khí về mùa đông gây ra bệnh ở cơ thể bằng 2 cách : thương hàn là hàn phạm vào phần cơ biểu bên ngoài, trúng hàn là hàn trực trúng vào tạng phủ. Nội hàn là do dương khí của cơ thể kém làm các cơ năng giảm sút gây ra bệnh.

Khi cơ thể bị trúng gió ( phong ), nhiễm lạnh ( hàn ) sẽ sinh vô số bệnh với những biểu hiện khác nhau như :
A- Tim ( tâm )
- Tâm trúng phong : người hâm hấp phát sốt, không dậy được, trong bụng thấy đói, ăn vào là nôn mửa ngay.
- Tâm trúng hàn : cảm thấy khốn khổ , nặng thì tim đau thấu đến lưng, lưng đau thấu đến tim

B- Gan ( can )
- Can trúng phong thì đầu rung động, mắt mấp máy, hông sườn đau, đi thường khom lưng, bệnh này làm cho người bệnh thèm ngọt.
- Can trúng hàn, 2 cánh tay không giơ lên được, hay thở dài, trong ngực đau, ăn vào thì nôn mửa mà ra mồ hôi.

C- Phổi ( phế )
- Phế trúng phong : thân thể day trở không tự chủ được mà nặng nề
- Phế trúng hàn, thổ ra nước mũi đục.

D- Lá lách ( Tỳ )
- Tỳ trúng phong, hâm hấp phát sốt, giống như người say, trong bụng phiền, nặng nề, da thịt mấp máy mà hơi thở ngắn.
-Tỳ trúng hàn : người lạnh uể oải không muốn ăn...

E- Thận
-Thận trúng hàn : người bệnh thân thể nặng nề, trong thắt lưng lạnh, như ngồi trong nước, thân hình như nước, mà lại không khát, tiểu tiện tự lợi, ăn uống như thường

* Nguyên nhân là do thân lao nhọc, mồ hôi ra, trong áo ẩm lạnh lâu ngày hoặc hay nằm trên nền đất lạnh ( đặc biệt dưới nền là bể nước) sinh bệnh, từ thắt lưng trở xuống lạnh, đau, bụng nặng. Hay thường xuyên tắm khuya, sử dụng điều hòa lạnh quá nhiều ngày  Hoặc sống cở vùng hoang vu, ẩm ướt, đầm lầy ( rừng thiêng nước độc ), làm công việc ở nghĩa trang ( bốc mộ ..) ..vv..

TÌM HIỂU SƠ QUA VỀ PHONG - HÀN

* NHIỆT - HÀN
+ Nhiệt ở thượng tiêu, có thể sinh ho, nhân vì ho mà thành chứng Phế nuy.
+ Nhiệt ở trung tiêu thì đại tiện cứng, bụng nóng cồn cào.
Thêm nữa trung tiêu chưa hòa, không tiêu được thức ăn nên hay ợ hơi
+ Nhiệt ở hạ tiêu thì tiểu ra máu như đại tiểu tiện ra máu, cũng gây nên chứng Lâm ( tiểu từng giọt ), bí không thông.

Hạ tiêu kiệt, thì tiểu són không cầm được
+ Đại trường ( ruột già ) có hàn, phân nát như phân vịt
+ Đại trường có nhiệt, thì phân lầy nhầy.
+ Tiểu trường ( ruột non ) có hàn, phía dưới cơ thể nặng
+ Tiểu trường có nhiệt, thì bị bệnh Trĩ.

TÌM HIỂU SƠ QUA VỀ PHONG - HÀN !!!
@ PHONG ( gió )
1- Đặc tính của phong
- Phong là dương tà hay đi lên và ra ngoài, nên hay gây bệnh ở phần trên của cơ thể ( đầu, mặt ),và ở phần ngoài ( cơ biểu ) làm da lông khai tiết : ra mồ hôi, sợ gió, mạch phù…
- Phong hay di động và biến hoá : bệnh do  phong hay di chuyển như đau các khớp, đau chỗ này chỗ khác, ngứa nhiều chỗ lên gọi là “ phong động ” biến hoá bệnh nặng, nhẹ mau lẹ.

2- Các chứng bệnh hay xuất hiện do phong
a. Phong hàn
 - Cảm mạo do lạnh : ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh, sợ gió, mạch phù.
 - Đau dây thần kinh ngoại biên, đau các khớp do lạnh.
 - Ban chẩn dị ứng, viêm mũi dị ứng do lạnh.
b. Phong nhiệt
 - Cảm mạo có sốt, giai đoạn đầu các bệnh truyền nhiễm : sốt, sợ gió, không sợ lạnh, họng đau đỏ, nước tiểu vàng, chất lưỡi và rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.
 - Viêm màng tiếp hợp theo mùa, dị ứng.
 - Viêm khớp cấp.
c. Phong thấp
 - Viêm khớp dạng thấp, thoái khớp.
 - Đau các dây thần kinh ngoại biên.

3- Chứng nội phong ( can phong )
 Do can khí thực kích động đến cân hay do can huyết hư không nuôi dưỡng cân :
  - Sốt cao co giật
  - Bệnh cao huyết áp do can thận âm hư làm can dương nôi lên gây nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt…
  - Các tai biến mạch máu não do nhũn não, chảy máu não do can huyết hư gây các chứng : liệt nửa người, chân tay co quắp…

@ HÀN ( lạnh )
  * Hàn có hai loại : ngoại hàn do lạnh, chủ khí về mùa đông gây ra bệnh ở cơ thể bằng 2 cách : thương hàn là hàn phạm vào phần cơ biểu bên ngoài, trúng hàn là hàn trực trúng vào tạng phủ. Nội hàn là do dương khí của cơ thể kém làm các cơ năng giảm sút gây ra bệnh.
1- Đặc tính của hàn
  - Hàn là âm tà hay tổn thương dương khí : như hàn phạm vào da cơ, vệ khí bị yếu gây cảm mạo, hàm phạm vào tỳ vị làm tỳ dương hư không vận hoá được đồ ăn gây ỉa chảy, tay chân lạnh.
 - Hàn hay ngừng trệ, hay gây đau tại chỗ : hàn xâm phạm vào cơ thể gây khi huyết ứ trệ, không thông gây đâu như đau dạ dày do trời lạnh, cước làm xung huyết gây đau.
 - Hàn hay gây co rút,  làm bế tắc lại, như lạnh gây co cứng cơ, đau vay gáy, đau lưng, viêm đại tràng co thắt do lạnh, chuột rút các cơ do lạnh…

2- Các chứng bệnh hay xuất hiện do hàn
 - Phong hàn : đã trình bày ở phần phong
 - Hàn thấp : đi ỉa chảy, nôn mửa, đau bụng do lạnh.

3- Chứng nội hàn : Thường do dương hư
a. Tâm phế dương
 - Chứng tắc động mạch vành, mùa lạnh hay gặp.
 - Hen kèm với những triệu chứng dương hư, vì thận dương hư không nạp phế khí.
b. Tỳ vị hư hàn
  Ăn kém, đầy bụng, sợ lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, mạch trầm trì, trầm nhược.
c. Thận dương hư
  + Người già sợ lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, tiểu tiện nhiều lần…
  + Chứng nội hàn do dương khí kèm, thì vệ khí cũng kém hay gây cho người ta dễ dàng bị cảm lạnh.

*+* :  Có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị phong hàn hiệu quả tại nhà mà không cần dùng thuốc. Y Cốt Liên Khoa khuyên bạn nếu nhận thấy các triệu chứng phong hàn, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp điều trị như sau :

1. Xoa bóp bấm huyệt chữa phong hàn
- Khi người bệnh có các triệu chứng phong hàn, cần đưa ngày vào nơi ấm áp, tránh gió. Để điều trị, có thể thực hiện xoa bóp và day các huyệt sau :

DÙNG TAY PHẢI ẤN CÁC HUYỆT :
+ Huyệt Thái xung. Huyệt thuộc kinh Can, nằm ở giữa ngón chân cái và ngón chân chân trỏ đo lên 2 tấc về phía mu bàn chân.
+ Huyệt Nội quan, là huyệt thuộc kinh Tâm bào. Huyệt nằm ở mặt trước của cẳng tay từ lằn chỉ cổ tay đo lên
2 tấc.
+ Huyệt Tam lý thuốc kinh Vị. Huyệt ở mặt ngoài cẳng chân, dưới xương bánh chè ba tấc và xương mào chày một tấc.
+ Huyệt Thận du thuộc kinh bàng quang. Huyệt nằm ở vùng thắt lưng từ mỏm gai ở đốt sống thắt lưng đo ra 1 tấc rưỡi.

DÙNG TAY TRÁI ẤN CÁC HUYỆT Lao cung và Lạc chẩm cùng một lúc.
+ Huyệt Lao cung (thuộc kinh bào) nằm ở kẽ giữa ngón giữa và ngón áp út.
+ Huyệt Lạc chẩm là huyệt nằm ở mu bàn tay cách khe liên khớp ngón giữa và ngón trỏ một tấc rưỡi về phía mu bàn tay.

Lưu ý: Khi bấm huyệt thời gian dao động từ 30 giây đến 1 phút với lực ấn vừa phải, sao cho người bệnh cảm thấy đau,tức nhẹ là được. Bên cạnh đó, có thể cho người bệnh uống nước hâm nóng và bọc 5 lát gừng già rang gạo vào vải mỏng chườm lên rốn người bệnh.

2. Xông hơi trị phong hàn
Khi bị phong hàn, người bệnh có thể xông hơi để xua tàn hàn khí, giúp toát mồ hôi, giải cảm và hỗ trợ cân bằng thân nhiệt hiệu quả.
Nồi nước xông hơi bao gồm: Lá bạc hà, tía tô, kinh giới, lá chanh, lá bưởi, lá tre, là sả, cúc tần mỗi loại một nắm tay. Các lá này mang đi rửa sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi. Dùng nước này xông cả người cho toát mồ hôi sau đó lau sạch và thay quần áo ngay.

Chú ý: Khi xông cần phải chườm kín người, tránh nơi gió lùa. (  Không áp dụng biện pháp xông hơi điều trị phong hàn cho trẻ nhỏ )

3. Đánh gió với cám gạo rang nóng
Đánh gió là phương pháp điều trị phong hàn cổ truyền quen thuộc. Cần chuẩn bị một bát con cám gạo tẻ, mang đi sao vàng đến khi có mùi thơm. Sau đó đổ ra một chiếc khăn sạch, cho thêm vài lát gừng tươi, buộc chặt chà xát về cơ thể theo thứ tự : Trán, lưng, bàn chân, bàn tay. Cụ thể như sau :
+ Vùng trán : Chà sát vùng trán từ 2 thái dương xuống má khoảng 20 – 30 lần.
+ Vùng lưng : Chà dọc từ gáy đến hai bên bả vai, lưng, thắt lưng và sống lưng từ 20 – 30 lần.
+ Vùng tay : Chà sát từ cánh tay đến mu bàn tay từ 20 – 30 lần.
+ Vùng chân : Chà sát từ đùi xuống cẳng chân, mu bàn chân từ 20 – 30 lần.

LƯU Ý : Sau khi đánh gió xong thì nằm nghỉ, đắp kín chăn để ra mồ hôi. Sau đó lau sạch mồ hôi và thay quần áo.
Ngoài ra, có thể thay cám gạo bằng rượu, tóc rối, gừng hoặc lá trầu không đều được.

4. Bài thuốc điều trị phong hàn
- Bài thuốc chữa phong hàn thứ nhất :
Sử dụng lá Bạc hà, Kinh giới, Tía tô, Dây cam thảo, Hành hòa mỗi loại một nắm, hãm nước sôi cùng một lát Gừng. Dùng uống nóng trong ngày có tác dụng xua tàn hàn khí, cải thiện tình trạng phong hàn.

- Bài thuốc điều trị phong hàn thứ hai :
Sử dụng Bạch chỉ 6 g, Tía tô 10 g, Kinh giới 10 g, Trần bì (vỏ quýt) 15 g, Địa liền 6 g, Bạc hà 10 g, Gừng tươi 3 lát sắc thành thuốc uống mỗi ngày một thang, liên tục trong 3 ngày.

Lưu ý : Chỉ nên áp dụng 1 trong 2 bài thuốc, không nên áp dụng kết hợp cả hai bài thuốc. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà hiệu quả ở các đối tượng bệnh có thể không giống nhau.

* Bệnh phong hàn nên ăn gì ?
Hệ thống tiêu hóa của người bệnh phong hàn thường bị ảnh hưởng dẫn đến hoạt động kém. Do đó, để hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh có thể tham khảo một số món ăn cho người phong hàn như :
+ Cháo giải cảm : Bao gồm tía tô, Hành hoa mỗi loại một nắm, gừng tươi ( một lát ) thái nhỏ cho vào một bát to. Nấu cháo gạo tẻ đang sôi đổ vào bát, thêm một ít tiêu và muối ăn ngay khi còn nóng. Sau khi ăn, nằm đắp chăn cho ra mồ hôi, sau đó lau mồ hôi và thay quần áo.
+ Canh trứng + hành điều trị phong hàn : Cần đánh đều một quả trứng gà ta, sau đó đổ vào một nồi nước đang sôi, thêm một lá hành hoa đã cắt nhỏ, một ít muối và tiêu. Dùng ngay khi còn nóng.

@ Thông thường phong hàn không nguy hiểm và có thể tự cải thiện bằng các phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng ( đi sâu vào tạng phủ ) hoặc không thuyên giảm sau vài ngày, người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa bệnh  để được tư vấn và điều trị phù hợp nhất !!!

🎯 Truyền nghề Nắn Chỉnh Cột Sống - Xương Chậu - Trị Liệu Dưỡng Sinh Đông Y - Đả Thông Kinh Lạc (TK Cột Sống - Cơ - Xương - Khớp)

👉Học chữa và nắn chỉnh cột sống - nắn chỉnh xương chậu:
http://ycotlienkhoa.com/nan-chinh-xuong-khop-cot-song-t32013I333bv.aspx

👉Học trị liệu dưỡng sinh đông y - đả thông kinh lạc ( thiên hướng chữa và chăm sóc tạng phủ Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận... )
http://ycotlienkhoa.com/hoc-spa-duong-sinh-tri-lieu-t33018I333bv.aspx
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Nắn chỉnh cột sống là phương pháp điều trị đau cơ xương khớp, giúp giải quyết tận gốc các tác nhân gây ra những cơn đau liên quan đến cột sống..
Theo Đông y, tức giận làm tổn thương gan, sắc dục làm tổn thương thận...Cùng tìm hiểu tinh thần và thể chất ảnh hưởng tới sức khỏe bạn như thế nào.
Những lưu ý nhỏ khi ngủ để cải thiện cuộc sống cho những người bị bệnh xương khớp và phòng chống bệnh do cột sống, gân cơ biến đổi gây nên..
Đau là triệu chứng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tìm ra nguyên nhân đau lưng là điều cần thiết và quan trọng nhất để chữa trị dứt điểm căn bệnh đau lưng...
Xương hông hay còn gọi là xương chậu được gắn kết rất chặt với khối xương cùng S1>S5 bởi hệ thống dây chằng cùng gân cơ., để nắn chỉnh được cần phải biết..
Gội đầu dưỡng sinh trị liệu có thể hiểu đơn giản đó là hình thức chăm sóc tóc, da đầu theo cách đặc biệt mang đến nhiều lợi ích cho tinh thần và sức khỏe...
Đau thần kinh tọa, cơn đau dễ nhầm Bệnh nhân đến gặp thầy thuốc, thường bắt đầu khai bệnh bằng thuật ngữ "đau thần kinh toạ".
Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch nhiều lên bất thường làm cho khớp bị sưng, đau nhức, đi lại khó khăn, khó vận động...
Khi 20 tuổi bạn có vô số điều “to tát” cần lo, chứ không phải là mấy cơn đau bụng, cảm sốt. Nhưng ở tuổi 30, bạn sẽ thấy mình mặc áo ấm khi ra đường trời lạnh và đi khám khi bụng dạ bất ổn. Sự khác biệt qua các thập kỷ là rất lớn. Dưới đây là hướng dẫn về những điều bạn cần làm ở 5 mốc tuổi quan trọng sau :
HIỆN TRẠNG CỦA NỀN Y HỌC NÂNG CAO SỨC KHỎE, ĐẨY LÙI BỆNH TẬT KHÔNG DÙNG THUỐC ( NCSK ĐLBT KDT ) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY !!!
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa

học nắn xương chậu, học nắn chỉnh cột sống

 
học nắn chỉnh xương chậu

học nắn chỉnh cột sống, bài chữa đau cổ vai gáy

 
giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống
 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020