TRƯỢT ĐỐT SỐNG LÀ GÌ?Trượt đốt sống là sự di chuyển bất thường của thân đốt sống (cùng với phần cuống, mỏm ngang và diện khớp phía trên) ra phía trước, rất ít trường hợp trượt ra sau, khiến cột sống bị lệch ở một đoạn nào đó. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở vùng thắt lưng, do đây là vị trí chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể và phải thường xuyên hoạt động.
Trượt đốt sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng và đặc biệt là đau vùng thắt lưng do cột sống bị mất vững chắc, không có sự liên kết chặt chẽ. Nữ giới là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Tổng số người mắc bệnh thường chiếm khoảng 2 – 3% số lượng dân số.
Khi đốt sống bị trượt, sức khỏe và khả năng vận động, cũng như các sinh hoạt hàng ngày đều bị ảnh hưởng đáng kể, thậm chí còn có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm và áp dụng đúng phương pháp phù hợp.
NGUYÊN NHÂN GÂY TRƯỢT ĐỐT SỐNGTrượt đốt sống xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi, người lao động nặng nhọc thường xuyên mang vác vật nặng hoặc các nhân viên văn phòng làm việc ít vận động, ngồi sai tư thế. Các nguyên nhân gây trượt đốt sống thường bao gồm:
- Trượt đốt sống do khuyết eo
- Do thoái hóa đĩa đệm:
- Do chấn thương cột sống
- Do một số bệnh lý: Tình trạng này khá hiếm gặp, thường phát sinh khi người bệnh đang mắc một số bệnh lý như nhiễm khuẩn cột sống, vôi hóa đốt sống, ung thư, u tủy,…
- Một số nguyên nhân khác: Khi người bệnh thực hiện một số ca phẫu thuật tác động trực tiếp vào cột sống (thoát vị đĩa đệm, u tủy,…) thường phải loại bỏ cung sau có thể làm tổn thương diện khớp, khiến cột sống yếu hơn và mất vững chắc dần, từ đó dễ gây trượt đốt sống.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRƯỢT ĐỐT SỐNG- Triệu chứng đầu tiên có thể nhận biết khi bị trượt đốt sống là tình trạng đau nhức vùng lưng, thắt lưng, đặc biệt đau nhiều khi đứng hoặc ngồi lâu, di chuyển nhanh, vận động mạnh, ho, hắc hơi,…
- Cơn đau theo thời gian có thể lan xuống mông, đùi, cẳng chân và đến tận gót chân nếu gây chèn ép và làm tổn thương dây thần kinh tọa cùng các rễ thần kinh quanh cột sống thắt lưng.
- Trong nhiều trường hợp còn có cảm giác nhức buốt, tê bì cẳng chân, việc đi đứng hay các hoạt động chân gặp rất nhiều khó khăn, vận động càng nhiều thì mức độ đau nhức càng tăng, chỉ giảm nếu nghỉ ngơi hợp lý.
- Cột sống có dấu hiệu bị cong về phía trước, dáng đi đứng của người bệnh cũng thay đổi theo, đôi khi còn bị vẹo cột sống sang 1 bên khiến việc di chuyển trở nên khập khiễng, dễ té ngã.
Vị trí bị trượt đốt sống xuất hiện tình trạng lõm bất thường, còn được gọi là dấu hiệu nhát rìu hay bật thang, kèm theo đó là triệu chứng đau cách hồi, cơn đau cứ xuất hiện và hết liên tục lặp đi lặp lại nhiều lần.
BIẾN CHỨNG KHI BỊ TRƯỢT ĐỐT SỐNG• Đau nhức cứ lặp đi lặp lại liên tục làm người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là vào ban đêm hay hoạt động mạnh, khiến năng suất lao động giảm.
• Đi đứng hay thực hiện các hoạt động vận động cột sống trở nên khó khăn hơn, dáng đi khập khiễng, hay khom người về phía trước, đôi khi còn gây biến dạng cột sống, khiến chiều cao giảm đôi chút.
• Nếu chèn ép dây thần kinh tọa có thể gây đau nhức, tê bì cẳng chân, nghiêm trọng còn gây teo cơ, mất cảm giác, liệt chi.
• Biến chứng nặng nhất của tình trạng trượt đốt sống là có thể gây bại liệt thân dưới nếu xảy ra ở vùng thắt lưng, làm mất khả năng lao động và rất khó điều trị.
ĐIỀU TRỊ TRƯỢT ĐỐT SỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒNKhi bị trượt đốt sống, nhiều người thường nghĩ ngay đến biện pháp phẫu thuật để nắn chỉnh cột sống. Trên thực tế, mổ chỉ áp dụng trong các trường hợp bệnh nặng, đã điều trị bảo tồn từ 6 – 12 tháng nhưng không mang lại hiệu quả, chưa kể phẫu thuật có thể lại gây cứng khớp, hạn chế các chức năng duỗi, gập, nghiêng, xoay cột sống về sau này.
bệnh trượt đốt sống có thể được điều trị rất an toàn và hiệu quả bằng phương pháp vật lý trị liệu, châm cứu với đặc điểm:
- Bác sĩ sẽ sử dụng tay để thực hiện kéo giãn,
nắn chỉnh cột sống nhằm điều chỉnh các sai lệch đốt sống bên trong cột sống, giải phóng chèn ép dây thần kinh tọa, kích thích máu lưu thông tốt hơn, từ đó giúp giảm đau, tăng khả năng vận động linh hoạt cho cột sống.
- Một số biện pháp vật lý trị liệu có thể giúp hỗ trợ giảm đau, hạn chế tình trạng sai lệch đốt sống như: điện xung, điện phân, kéo giãn cột sống bằng máy, nắn chỉnh cột sống .
Sau liệu trình trị liệu, tỷ lệ hồi phục đạt hơn 95%, mức độ đau cột sống giảm từ 10 xuống còn 1 – 3, hạn chế tái phát đến mức thấp nhất.
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!