banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Chữa bệnh bằng cứu ngải

Tìm hiểu công dụng chữa bệnh tuyệt vời bằng phương pháp Cứu Ngải., Chỉ định và chống chỉ định trong chữa bệnh bằng phương pháp cứu ngải.

Chữa bệnh bằng cứu ngải những điều cần biết!

CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỨU NGẢI

🎯Như các bạn cũng đã biết công dụng chữa bệnh tuyệt vời bằng phương pháp Cứu Ngải của cây ngải cứu như:
1. Ngải cứu làm thuốc điều kinh
2. Ngải cứu giúp an thai
3. Sơ cứu vết thương bằng ngải cứu
4. Ngải cứu trị mụn, mẩn ngứa
5. Ngải cứu chữa đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt
6. Ngải cứu giúp lưu thông máu lên não
7. Ngải cứu trị suy nhược cơ thể, kém ăn
8. Ngải cứu trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh

cây ngải cứu


👉CHỈ ĐỊNH CỨU NGẢI:
Chỉ định cứu ngải rất rộng, dựa trên tác dụng có thể quy nạp vào mấy điểm sau:
1. Các bệnh do hàn ngưng, huyết trệ, tắc nghẽn kinh lạc; như liệt do phong hàn thấp, thống kinh, bế kinh, đau bụng do lạnh v.v.
2. Ngoại cảm phong hàn biểu chứng cùng trung tiêu hư hàn: nôn, đau bụng, tiêu chảy v.v.
3. Các chứng do tỳ-thận dương hư, suy giảm nguyên khí: tiêu chảy mãn tính, lỵ mãn tính, đái dầm, di tinh, liệt dương, tảo tiết (xuất tinh sớm) v.v.
4. Khí suy, sa các cơ quan nội tạng: sa dạ dầy, thận, tử cung, trực tràng (thoát giang), chảy máu tử cung kéo dài v.v.
5. Bệnh ngoại khoa: mụn nhọt giai đoạn đầu chưa hóa mủ (có tác dụng tiêu ứ, tán kết; thải độc tả nhiệt. Nếu mụn nhọt đã vỡ, cứu ngải có tác dụng làm chóng đầy và liền miệng vết thương), bệnh tràng nhạc; các chứng đau v.v.
6. Các chứng bệnh do khí nghịch thượng xung (khắc): khí chi dưới nghịch xung (khắc) tâm, can dương vượng có thể cứu huyệt Dũng Tuyền để điều lý.
7. Phòng bệnh giữ sức khỏe.
8. Ban nhạt mầu, làm mọc tóc.

👉CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỨU NGẢI:
Mặc dù từ cổ tới nay, rất nhiều người dùng phương pháp cứu ngải; cứu ngải giản đơn và an toàn, nhưng khi ứng dụng vẫn có những điểm cần chú ý.

Cấm kỵ về huyệt vị:
Trong cổ tịch có ghi tổng cộng 47 huyệt vị cấm cứu, các huyệt này đại đa số ở trên mặt, gần các cơ quan quan trọng hay nằm trên các mạch máu, gân, da và cơ mỏng. Vì vậy, dùng trụ ngải cứu trực tiếp dễ gây tổn thương để lại các hậu quả xấu. Ví dụ: để lại sẹo trên mặt, tổn thương ăn lan vào mạch máu. Một số huyệt ở tay và chân như Trung xung, Thiếu sang, Ẩn bạch, nếu cứu trực tiếp sẽ rất đau và dễ gây tổn thương.
Hiện nay, châm cứu lâm sàng cho rằng: Nhờ những tiến bộ của Y học hiện đại (thông qua giải phẫu học, mọi người hiểu biết rõ hơn cấu tạo cơ thể người) và những cải tiến trong cứu ngải,

Chữa bệnh bằng cứu ngải

HẦU HẾT NHỮNG HUYỆT VỊ MÀ CỔ NHÂN GHI CHÚ LÀ CẤM CỨU THÌ ĐỀU CÓ THỂ TIẾN HÀNH ÔN HÀ CỨU (HAY CỨU ẤM)

Ôn hòa cứu vừa không gây tổn thương vừa phát huy tác dụng chữa bệnh của phương cứu có từ lâu đời.Cấm kỵ về chứng bệnh:
- Các chứng thực nhiệt hoặc chứng nhiệt do âm hư, như: sốt cao đến mức hôn mê, huyết áp cao đến mức nguy hiểm, lao phổi giai đoạn muộn, ho ra máu lượng lớn, thiếu máu nghiêm trọng, bệnh truyền nhiễm giai đoạn cấp.
- Bệnh tim thực thể có suy tim; bệnh tâm thần phân liệt.
- Phụ nữ có thai hoặc hành kinh thì không cứu những huyệt vùng bụng, thắt lưng và dưới thắt lưng; không cứu núm vú, âm hộ.
Cấm kỵ tạm thời:
Không cứu lúc người bệnh quá đói, quá no; sau khi uống rượu; rất khát nước, người ra mồ hôi nhiều; người trong tình trạng kích động, quá mệt.


🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Trầm cảm sau sinh là một dạng của bệnh trầm cảm ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ sau khi đứa con sinh ra. Làm thế nào biết mình bị trầm cảm sau sinh?
Có phải bạn đang bị tê tay.? Rất nhiều bạn đang thắc mắc về nguyên nhân gây ra hiện tượng tê tay...
Mặc áo ngực quá chật không chỉ gây khó chịu mà còn dễ dẫn đến tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh về da, gây đau nhức, bệnh tim mạnh, lao vú, ung thư vú..
Cơ vuông thắt lưng là một loại cơ rất cần thiết trong cơ thể con người., nó ảnh hưởng nhiều trong quá trình vận động của của cơ thể...
Các bệnh đau đầu thường gặp,... Đau giữa đỉnh đầu, Đau cả vùng đầu, Đau hai bên thái dương, Đau đầu buồn nôn do hạ huyết áp
Hội chứng bả vai sườn có thể đau lan từ vùng cơ delta tới mu bàn tay làm hạn chế vận động, kèm theo dị cảm ở bờ trong xương vai, và lan ra cổ,...
Sinh mệnh của con người là một thực thể trong vạn vật tự nhiên, là sự kết hợp hài hòa giữa âm khí và dương khí....
Xương hông là một khu vực của cơ thể dày đặc với xương, dây chằng, gân và cơ bắp, tất cả đều có thể gây đau nếu có điều gì sai.
Y Cốt Liên Khoa chia sẻ một số cách xác định vị trí các đốt sống quan trọng của xương cột sống., đốt cổ C1, C7, D1..
Một số nguyên nhân thường gặp gây đau khớp háng là: thoái hóa khớp; viêm đa khớp dạng thấp; thoái hóa khớp sau chấn thương; hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (hoại tử vô mạch); bệnh lý khớp háng ở trẻ em.
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả thông mạch máu

Cân bằng hệ Cơ

Nâng tầm vận động

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa




 
Học nắn chỉnh xương chậu



 
Bài giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống


 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020