banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Xem mạch

Xem mạch là phần cơ bản và tối quan trọng đối với người thầy thuốc, Y Cốt Liên Khoa xin giới thiệu cùng bạn đọc phương pháp xem mạch của Hải Thượng Lãn Ông

Học cách xem mạch trong Đông Y chuẩn đoán bệnh

🎯XEM MẠCH TRONG ĐÔNG Y !!!

Xem mạch là phần cơ bản và tối quan trọng đối với người thầy thuốc lâm sàng Đông y. Hải Thượng Lãn Ông, người có học vấn uyên thâm về y học phương Đông, văn võ kinh luân uyên bác, nhiều nghiên cứu của ông trong đó có phương pháp xem mạch giúp người đọc dễ hiểu, người chữa bệnh chóng tìm ra bệnh.

học bắt mạch trong đông y

Sau đây Y Cốt Liên Khoa xin giới thiệu cùng bạn đọc phương pháp xem mạch của Hải Thượng Lãn Ông. Người đã biết xem mạch rồi thì để hiểu sâu hơn, người chưa biết xem thì qua bài viết này mà tự nghiên cứu, để biết xem mạch trước khi điều trị cho bệnh nhân.

- Bốn loại mạch lớn là khí huyết của con người.

+ Mạch là khí huyết của con người, được ký ngụ trong hơi thở, biểu hiện ra ở hai tay, mỗi tay chia ra ba bộ, bộ thốn là dương, bộ xích là âm, bộ quan ở giữa âm và dương. Để biết mạch của người bình thường phải xem lẻ từng bộ. Bộ thốn của tay trái là vị trí của tạng tâm và tiểu tràng; thuộc hành hỏa, mạch hiện ra phù đại, mà tán là mạch bình thường. Bộ quan tay trái là vị trí của tạng can và đởm, thuộc hành mộc, mạch huyền mà nhuyễn là mạch bình thường. Bộ xích tay trái là vị trí của tạng thận và bàng quang, thuộc thủy, mạch trầm mà hoạt là mạch bình thường.Bộ thốn bên tay phải là vị trí của tạng phế và đại tràng, thuộc hành kim, mạch hiện ra phù mà sác là mạch bình thường. Bộ quan ở bên tay phải, thuộc vị trí của tạng tỳ và vị, thuộc hành thổ, mạch hòa mà hoãn là mạch bình thường. Bộ xích bên tay phải là vị trí của thận và tâm bào lạc, tam tiêu, thuộc tướng hỏa, mạch trầm mà thực là mạch bình thường.

Gộp cả ba bộ xem chung mà trong mỗi hơi thở mạch đập 4 nhịp ( một lần thở ra và một lần hít vào là một hơi thở ) mạch không trầm, không phù, không trì, không sác, mạch đi hòa hoãn, đều đặn đó là mạch bình thường, không có bệnh. Khi mạch có bệnh thì tùy theo khí huyết thịnh suy, hàn nhiệt của từng người mà mạch có biến hóa khác nhau. Những người khí huyết thịnh mà nhiệt, khi cảm nhiễm phải tà khí lục dâm ( phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa ) mạch sẽ biến ra phù, sác, hồng, trường, hoạt, đại, huyền, khẩn, khâu, thực đều thuộc mạch dương. Đó là bệnh ngoại cảm đang ở phần biểu, bệnh thuộc ngoại tà thực chứng.

Nếu khí huyết của người thuộc hư mà hàn, khi mắc chứng nội thương thất tình ( mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, kinh, sợ ) mạch sẽ biểu hiện ra dạng trầm, trì, nhuyễn, nhược, nhu, sác, hoãn, phục, tế, mạch hư thuộc loại mạch âm. Đó là bệnh nội thương ở phần lý, bệnh thuộc chính khí hư. Mạch có 27 loại trong tập “mạch quyết” của Vương Thúc Hòa đã nói đầy đủ. Nhưng tên mạch thì nhiều, lý luận của mạch thì huyền vi ( kỳ diệu ), khó mà hiểu được một cách sâu sắc. Nay xin tóm tắt như sau: Mạch phù, mạch sác là cùng loại mạch dương, mạch trầm, mạch trì là cùng loại mạch âm, gọi chung là 4 loại mạch lớn để mọi người dễ hiểu.

- Cách tìm mạch để chẩn bệnh

Đặt đầu ngón tay vào vị trí để tìm mạch, mới nhẹ tay ấn vào da đã thấy mạch đập đó là mạch phù, lấy hơi thở để đoán mạch thì một hơi thở mạch đập 5-6 nhịp, đó là mạch sác, khi ấn mạnh tay xuống đến phần thịt, thấy mạch dội vào đầu ngón tay, càng ấn tay xuống gần xương mà sức đập của mạch không hề giảm sút, đó là mạch phù sác có lực, mạch phù thuộc chứng phong, mạch sác thuộc nhiệt chứng. Đó là điều khẳng định không còn nghi ngờ gì nữa, khi điều trị phải trục phong thanh nhiệt là bệnh sẽ giảm. Nếu ấn tay xuống từ từ mạch cũng từ từ giảm dần, không thấy mạch dội vào đầu ngón tay, là mạch phù sác nhưng không có lực. Đó là mạch của chứng hư hỏa, hư nhiệt, hoặc do khí huyết hư, bệnh thuộc nội thương, không được nhầm lẫn với chứng ở trên. Từ đó mà suy ra các loại mạch khác như hồng, đại, hoạt, trường…

Bệnh và chứng có khi trái ngược nhau, nhưng mạch và bệnh thì luôn luôn thuận nhau, nếu bệnh và mạch trái nhau thì khó điều trị.Giải thích về 4 mạch lớn đã nói trong bài để chẩn đoán một cách cụ thể bệnh thuộc biểu chứng hay lý chứng, hư hay thực, hàn hay nhiệt, để các đồng nghiệp và bạn đọc tham khảo.

Một số mạch khác: Khi đặt nhẹ ngón tay vào vị trí xem mạch, ngón tay đặt ở ngoài da chưa thấy mạch, ấn nhẹ xuống phần thịt bắt đầu thấy mạch, ấn nặng tay xuống đến tận xương mạch đập rõ dần. Đấy là mạch trầm. Mỗi hơi thở mạch đập 3 lần hoặc chưa đến 3 lần, đó là mạch trì, nhưng khi ấn mạnh tay hơn mà không thấy mạch dội ở đầu ngón tay, càng ấn thì lực mạch càng giảm, đó là mạch trầm trì không có lực, là mạch thuộc hàn chứng. Khi điều trị phải dùng phương pháp ôn bổ. Nếu ấn tay xuống dần dần thấy mạch dội ở đầu ngón tay, sức dội của mạch càng mạnh dần lên, đó là mạch trầm trì có lực. Bệnh thuộc loại tích tụ hoặc bệnh nhân mắc chứng trưng hà ( có hòn cục trong bụng ). Nếu bệnh thuộc chứng thương hàn thì nhiệt đã vào tạng phủ. Khi điều trị phải dùng thuốc ôn bổ để tiêu tích tụ, hoặc dùng thuốc thông lợi để trị chứng táo bón. Không nên nhầm với chứng hàn lạnh ở phần trên. Từ đó mà suy ra các loại mạch hư, tế, nhu, sáp. “Mạch càng phù sác thì mức độ hư càng nặng”. Đó là nói về loại mạch phù sác mà vô lực.

- TÓM LẠI mạch dương mà có lực, khi biện luận phải là dương chứng, khi điều trị phải dùng phương pháp thanh giải hoặc phát hãn. Nếu mạch dương mà không có lực thì khi biện luận bệnh thuộc chứng hư hàn. Mạch âm mà không có lực khi biện luận phải là âm chứng dùng thuốc để ôn tán hoặc ôn bổ. Nếu mạch âm mà có lực nên biện chứng bệnh thuộc loại thực nhiệt.

Mạch có lực hay không có lực đã là tiêu chuẩn để xem xét bệnh chưa ? Nếu mạch do chứng bị ức chế mà hoãn, hoặc người bị khiếp sợ mà mạch phục, hoặc đau dữ dội cũng có mạch phục, bệnh thổ tả nặng cũng có mạch phục, cho nên không thể xem mạch một cách chung chung. Khi xem mạch cần chú ý mạch có vị khí hay không ? Nếu mạch có vị khí thì sống, mạch không có vị khí thì chết. Cho nên khi xem mạch cần ấn nhẹ tay để tìm khí của phủ, ấn sâu để tìm khí của tạng, ấn trung bình để tìm vị khí ( vị khí là khí của trung tiêu, nếu ốm mà vị khí tốt thì dù bệnh nặng, bệnh nhân vẫn sống, nhưng bệnh nhẹ mà vị khí hết thì bệnh nhân cũng tử vong ). Ấn trung bình là đặt các ngón tay ấn vừa phải, không nặng quá cũng không nhẹ quá. Nhưng chưa đủ: Nếu về mùa xuân thì can mộc vượng ở cả sáu bộ mạch đều có kiêm huyền. Mùa hạ thì tâm hỏa vượng cả sáu bộ mạch đều kèm theo hồng. Mùa thu thì phế kim vượng cả sáu bộ mạch đều kiêm hơi mao ( nổi nhẹ ). Về mùa đông thì thận thủy vượng, cả sáu bộ mạch đều kiêm mạch thạch ( chìm chắc ) nhẹ. Mạch ở bốn tháng cuối của bốn mùa là tháng tỳ thổ vượng, sau sáu bộ mạch đều kèm theo hòa hoãn. Đó là mạch có vị khí. Nếu chỉ thấy đơn thuần mạch huyền, mạch hồng, mạch mao, hay mạch thạch mà không có hòa hoãn là mạch chân tạng, mạch không có vị khí.

Mạch của trẻ em thường nên hồng sác, mạch của người trai tráng nên hồng hoạt, nếu mới mắc bệnh thì mạch nên hồng và trường. Nếu bệnh thuộc dương chứng mà mạch dương là mạch với chứng hợp nhau thuộc bệnh dễ chữa. Song trong mạch có hiện tượng hồng hoạt, có chút hòa dịu không đến nỗi cứng rắn, mới là mạch có vị khí.

Người mới sinh đẻ thường có mạch tế nhược, vì khí huyết đang bị tổn thương. Người già mạch thường nhu nhược vì các bộ phận trong người đều suy thoái, khí huyết suy kém lưu thông chậm. Người ốm lâu ngày thường có mạch nhu tế. Bệnh thuộc âm chứng, mà mạch tượng cũng âm là giữa mạch và bệnh thuận, dễ điều trị. Trong trường hợp mạch nhu nhược nhưng có lưu lợi là mạch có vị khí. Nếu mạch hồng sác là mạch không có vị khí, vì mạch hồng sác trái với âm chứng. Nếu bệnh thuộc dương chứng, mạch hồng sác là giữa bệnh và mạch thuận với nhau mạch có vị khí dễ điều trị. Nếu xuất hiện mạch trì nhu là trái ngược với bệnh thuộc loại mạch không có vị khí bệnh thuộc loại khó điều trị.

học xem mạch trong đông y


🎯AI HỌC BẮT MẠCH THAM KHẢO NHÉ !!!
BÀI THƠ MÔ TẢ CÁC LOẠI MẠCH CHO DỄ THUỘC.

Mạch Phù chạy nổi trong da
nhẹ tay đã thấy hình ra lá hành
Trầm thì ấn sát đã đành
ấn nặng tay xuống càng rành rõ thêm
Mạch Trì vừa chậm vừa êm
mỗi hơi thở thấy dưới trên ba lần
Sác nhanh hơn Trì bội phần
Trì ba, Sác sáu có lần còn hơn
Hoạt đi ruồng chạy ruột trơn
hình như chuỗi hạt qua luôn rõ ràng
Sắc rít cờn cợn gằn sang
như dao cạo vỏ tre ngang khó lòng
Đại phù to quá mạch Hồng
nhưng khi ấn mạnh lại không lực gì
Hoãn đi hòa hoãn tựa Trì
Hoãn thì bốn chuyến, Trì thì ba thôi
Hồng như nước lụt cuốn trôi
bên tay cuồn cuộn lôi như sóng lùa
Thực thì đầy đặn đong đưa
nhẹ tay hay nặng cung khua dạt dào
Huyền găng cung thẳng dây sao
nhẹ tay hay nặng khác nào dây cung
Khẩn quay quăn quản lạ lùng
đầu dây uyển chuyển sợi chùng xở ra
Tràng (trường) dài quá bộ vị là
khắp quan thốn xích cả ba đều dài
Khâu hai đầu có cả hai
rỗng như rau muống có ngoài không trong
mạch Vi nhỏ xíu khó thông
hình như tơ nhện lúc không lúc về
li ti phảng phất khôn chê
lơ thơ đôi đoạn như tơ về mồng
Tế đều nhỏ xíu nhưng thông
lớn hơn Vi chút lại không thất thường
Nhu mềm yếu ớt lạ dường
nhẹ tay còn có, nặng dường như không
Nhược càng yếu đuối lông bông
nhẹ còn hơi thấy nặng không thấy gì
Hư tuy rộng lớn thần kỳ
nhẹ tay thấy lớn, nặng thì biến đâu
Cách như mặt trống da trâu
nhẹ tay hay nặng mạch hầu thẳng băng
Động như hạt đậu phải chăng
lắc lư nguyên chỗ, lằng nhằng trước sau
Tán tan tản mác cũng rầu
lúc không lúc có chạm đầu ngón tay
Phục chìm sát cốt mới hay
Âm Dương bí trắc mạch này cũng nguy
Tuyệt như tuyệt đứt còn chi
day tay nặng nhẹ không khi nào còn
Đoản thì ngắn ngủi cỏn con
thốn chưa khắp thốn, xích còn được bao
Xúc gằn lui tới lao xao
chợt nhanh chợt chậm gắt gao lạ lùng
Kết thì nghẽn khó đi thông
tự nhiên ngừng lại, lại không được bền
Đại (đổi) đi dít mỏng nhão mềm
một hai ba bốn (chục) nghỉ êm một lần
mạch xem cốt phải tinh thần
tinh vi diệu quyết dần dần nghiệm ra
cứu người phúc đẳng hà sa
biết được sung sướng để ta giúp đời.


🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Một bài tập để phòng và hỗ trợ chữa bệnh về thận, tuyến tiền liệt, phụ khoa, nám da..v.v. đang được rất nhiều người bệnh quan tâm và tập theo...
Có phải bạn đang bị tê tay.? Rất nhiều bạn đang thắc mắc về nguyên nhân gây ra hiện tượng tê tay...
Theo Y Cốt Liên Khoa về cơ bản thì đĩa đệm sẽ bị thoái hóa suy mòn sớm và rõ nhất, rồi kế tiếp đến là các thành phần khác của cột sống nói riêng..=> bệnh
Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thì cần chú ý một số yếu tố sau để tránh làm tăng cơn đau và tăng khả năng tái phát bệnh.
Đau thần kinh tọa, cơn đau dễ nhầm Bệnh nhân đến gặp thầy thuốc, thường bắt đầu khai bệnh bằng thuật ngữ "đau thần kinh toạ".
Bạn đã biết gì về 8 khung giờ vàng thải độc cho cơ thể,.theo đông y mỗi cơ quan nội tạng sẽ có khung giờ thải độc khác nhau...cùng tìm hiểu bạn nhé!!
Xẹp đốt sống lưng là bệnh lý xảy ra khi đĩa cột sống bị mất nước và mất đi độ mềm mại từ đó bị xẹp lún gây tổn thương vùng cột sống.,Dấu hiệu nhận biết...
Bất kỳ một sự sai lệch nào từ đốt sống đều gây ra sự chèn ép lên các rễ thần kinh, đặc biệt là các đốt sống lưng T1 > T4 sẽ chèn ép thần kinh tim phổi gây bệnh...
Thoái hóa đốt sống, cột sống là một tình trạng tổn thương thoái hóa của sụn khớp, bởi quá trình sụn khớp bị mòn và hình thành các gai xương cạnh khớp...
Nắn chỉnh cột sống là phương pháp dùng tay tác động lên cột sống qua mặt ngoài cơ thể nhằm mục đích phục hồi lại các kết cấu các đốt sống bị di lệch.
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả thông mạch máu

Cân bằng hệ Cơ

Nâng tầm vận động

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa




 
Học nắn chỉnh xương chậu



 
Bài giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống


 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020