banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Mất nước và điện giải

Nước và điện giải thường mất qua mồ hôi, nước tiểu khi thời tiết nóng bức, hay lúc ta hoạt động nhiều...

Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể chúng ta mất nước và điện giải

- Mùa hè thời tiết nóng bức nên tình trạng mất nước rất dễ xảy ra. Chỉ cần mất 10% số lượng nước ( khoảng 3,5 lít đối với một người nặng 50kg ) là cơ thể đã đối mặt với nhiều nguy hiểm mang tính sinh tồn. Đồng hành với nước trong cơ thể là chất điện giải hay còn gọi là các khoáng chất….

- Nước là thành phần quan trọng cho sự sinh tồn của cơ thể, các chất điện giải như Natri hay Kali cũng đóng vai trò quan trọng tương tự đối với con người. Nếu cơ thể bị mất nước và mất điện giải, tình trạng ấy sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và thậm chí cả tính mạng của chúng ta vì cấu tạo cơ thể chúng ta chứa 60-80% là nước. Chúng ta có thể nhịn ăn ướng cả tháng trời, nhưng không thể nhịn uống nước quá 1 tuần.
- Nước và điện giải thường mất qua mồ hôi, nước tiểu khi thời tiết nóng bức, hay lúc ta hoạt động nhiều. Một lượng nước cũng mất đáng kể khi ta bị tiêu chảy, đặc biệt là về mùa nóng, lúc mà các bệnh về đường tiêu hóa dễ phát sinh .

- Người bình thường cần cung cấp trung bình 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Rất nhiều người chỉ đến lúc khát mới uống nước mà không biết rằng, khi cơ thể cảm thấy khát thì nước trong nội tạng đã mất đi sự cân bằng, tế bào trong cơ thể đã ở vào trạng thái mất nước nhẹ. Triệu chứng đầu tiên khi mất nước và điện giải là chúng ta cảm thấy rất khát, cơ thể mệt mỏi, nhất là các cơ bắp của tay chân thấy mỏi rả rời. Nặng hơn tý là có triệu chứng chuột rút ( vọp bẻ ). Nếu để tình trạng mất nước trầm trọng bênh nhân sẽ mất dần tri giác, lơ mơ rồi đi vào hôn mê…

- Sốt cao, làm việc, chơi thể thao liên tục dưới trời nắng nóng, đổ mồ hôi nhiều mà không được bổ sung đủ lượng nước và điện giải bị mất đi, thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước và có thể cả rối loạn điện giải trầm trọng. Vì thế chúng ta cần chủ động bù nước và điện giải trước thường xuyên và liên tục. Có rất nhiều loại nước có trên thị trường để bù : các loại nước khoáng khai thác từ các suối nước khoáng ( đừng nhầm nước lọc đóng chai ), hoặc đơn giản như nước chanh muối. Nếu không có nữa thì bù bằng nược lọc thông thường vẫn tốt hơn là không uống thứ gì.

- Trong trường hợp bị tiêu chảy, nôn, thì nước và điện giải sẽ mất theo phân, dịch nôn. Đặc biệt, chúng ta cần chú ý rằng lượng dịch mà chúng ta thấy bài tiết ra ngoài cơ thể chỉ như là phần nổi của tảng băng chìm. Vì thực tế khi đó, lượng dịch bị xuất tiết ra khỏi cơ thể, nhưng vẫn còn nằm trong lòng ruột thì lớn hơn gấp nhiều lần. Nghĩa là lượng dịch mà các tế bào trong cơ thể bị mất nhiều hơn gấp nhiều lần lượng dịch mà chúng ta nhìn thấy bị bài xuất ra ngoài. Vì thế chúng ta không được chủ quan, mà hãy cố gắng chủ động bù dịch ngay từ sớm. Một trong những dung dịch để bù hữu hiệu là Oresol (ORS). Khi đó, chúng ta cần phải pha ĐÚNG nguyên 1 gói oresol hòa tan trong 1 lít nước sôi để nguội nhằm tạo thành một dung dịch có áp suất thẩm thấu tốt nhất cho người bệnh. Nếu pha loãng hơn hoặc uống ít hơn sẽ không cung cấp đủ nước, các chất điện giải và glucosa, ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Nếu PHA ĐẶC QUÁ sẽ làm cho người bệnh tiêu chảy nặng hơn do tăng áp suất thẩm thấu trong ruột.

mất nước và điện giải

Y Cốt Liên Khoa khuyên chúng ta không nên pha dung dịch oresol bằng các loại nước khoáng vì trong nước khoáng đã pha sẵn một số chất điện giải sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ cân bằng chất điện giải quy định. ( Hãy đọc hướng dẫn sử dụng và pha với nước lọc )
Không nên hòa các loại thuốc khác vào dung dịch oresol để uống vì sẽ tạo nên sự tương tác thuốc do các phản ứng hóa học gây nên. Sau khi pha thuốc xong, không nên đun sôi dung dịch thuốc vì nhiệt độ sẽ làm mất tác dụng của thuốc.

Y Cốt Liên Khoa mong rằng những kiến thức đơn giản ban đầu trên đây sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết về tầm quan trọng của một thứ rất phổ biến, gần gũi nhưng vô cùng quan trọng với chúng ta hàng ngày. Chúc các bạn có những ngày hè vui chơi thật thú vị, mạnh khỏe và hạnh phúc !!!
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Quấn đai nịt bụng một thời gian dài còn làm ảnh hưởng tới cấu trúc xương sườn, Gan, lá lách và thận cũng bị tổn thương.
Bạn đã biết trong Đông Y người ta thường gọi Tinh Khí Thần là 3 báu vật quý giá của một con người... cùng phân tích một chút để hiểu thêm về vấn đề này.,
Tắm đêm hay tắm muộn rồi sau đó bước lên giường đi ngủ luôn., thói quen này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ và các triệu chứng khác
Đau khớp gối ở người trẻ tuổi là triệu chứng báo hiệu không hề tốt, không thể xem thường. Nếu chậm trễ trong việc nhận ra và điều trị,..
Xẹp đốt sống lưng là bệnh lý xảy ra khi đĩa cột sống bị mất nước và mất đi độ mềm mại từ đó bị xẹp lún gây tổn thương vùng cột sống.,Dấu hiệu nhận biết...
Chứng đau gân cơ là nguyên nhân hàng đầu trong các nguyên nhân gây đau., hội chứng đau khi nhấn vào 1 điểm trong cơ bắp của bạn sẽ gây ra tình trạng đau..
Giữa cột sống và gân cơ ngoại vi có một quan hệ rõ rệt liên quan đến hệ thống thần kinh, hệ thống mạch máu và yếu tố thể dịch...
Ông là nhà y học có học vấn uyên bác, nhà dược học nổi tiếng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân đạo, có ý chí độc lập sáng tạo trong nghiên cứu...
Khi 20 tuổi bạn có vô số điều “to tát” cần lo, chứ không phải là mấy cơn đau bụng, cảm sốt. Nhưng ở tuổi 30, bạn sẽ thấy mình mặc áo ấm khi ra đường trời lạnh và đi khám khi bụng dạ bất ổn. Sự khác biệt qua các thập kỷ là rất lớn. Dưới đây là hướng dẫn về những điều bạn cần làm ở 5 mốc tuổi quan trọng sau :
Phái đẹp thường xuyên sử dụng giày cao gót mỗi ngày nhưng họ đâu biết tác hại khôn lường của việc đi giày cao gót
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa

học nắn xương chậu, học nắn chỉnh cột sống

 
học nắn chỉnh xương chậu

học nắn chỉnh cột sống, bài chữa đau cổ vai gáy

 
giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống
 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn t��p về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020