banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Dưỡng sinh bốn mùa

Bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông đều có đặc tính thời tiết riêng do đó cũng ảnh hưởng đến chức năng nội tạng trong cơ thể con người,Xem dưỡng sinh bốn mùa..

Dưỡng sinh bốn mùa bí kíp sống khỏe


tranh dưỡng sinh bốn mùa, 4 mùa dưỡng sinh


♥️ Mùa Xuân
✔️ Chú Trọng Dưỡng Gan
Cổ nhân thường gọi Gan là “cương tạng”, thuộc hệ Mộc trong ngũ hành, đặc biệt tương thích với khí xuân. Khi mùa xuân đến, gan khí trong cơ thể trở nên thịnh. Khoảng thời gian này là cơ hội tuyệt vời để dưỡng gan, thải độc, bổ khí huyết. Trung y có câu quan niệm “tức giận hại gan”. Vì vậy mấu chốt quan trọng nhất trong việc dưỡng gan chính là duy trì những tâm trạng tích cực, hạn chế tức giận hoặc lo âu, u buồn.

☯️ Dưỡng sinh Kinh Túc Quyết Âm Can
Đường đi: Bắt đầu từ chòm lông góc ngoài móng ngón chân cái, dọc mu chân lên trước mắt cá trong 1 tấc, lên cẳng chân giao với kinh Thái âm tỳ rồi bắt chéo ra sau kinh Thái âm tỳ ở trên mắt cá trong 8 tấc, lên bờ trong kheo chân, dọc mặt trong đùi vào lông mu, vòng quanh bộ phận sinh dục ngoài, lên bụng dưới, đi song song với đường kinh Vị (thuộc về Can), liên lạc với Đởm, xuyên qua cơ hoành, lên phân bố ở cạnh sườn đi dọc sau khí quản, thanh quản lên vòm họng, lên nối với tổ chức mạch quanh mắt ra trán, rồi hội với mạch Đốc ở giữa đỉnh đầu (Bách hội)

Dưỡng sinh Kinh Túc Quyết Âm Can


♥️ Mùa Hè
✔️ Chú Trọng Dưỡng Tim
Theo các chuyên gia, nhiệt độ mùa hè tăng cao sẽ gây tổn hại lớn tới tim, gián tiếp ảnh hưởng đến huyết áp. Đối với những người thường xuyên đi ra đi vào phòng có điều hòa, chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài phòng quá lớn dễ gây tổn hại cho sức khỏe tim mạch. Trong ngũ hành “Tâm” thuộc hỏa và mùa hè cũng thuộc hỏa, bởi vậy khi hỏa khí nóng bức của mùa hè thông lên trái tim, khí hỏa quá vượng dễ làm tinh thần phiền muộn, gây các triệu chứng như khát nước, tức ngực, tim đập nhanh, mất ngủ. Đây là lý do tại sao cần phải chú trọng dưỡng tâm vào mùa hè.

☯️ Dưỡng sinh Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm
Đường đi: Bắt đầu từ tim, đi vào hệ thống tổ chức mạch quanh tim (tâm hệ) qua cơ hoành, liên lạc với Tiểu trường. Từ tổ chức mạch quanh tim, lên phổi, ngang ra đáy hố nách, dọc bờ trong mặt trước chi trên, đi phía trong hai kinh Thái âm và Quyết âm ở tay, dọc bờ trước ngoài ngón tay út, ra ở đầu ngón (phía ngón cái) tay út và nối với kinh Thái dương Tiểu trường ở tay.

Dưỡng sinh Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm



♥️ Mùa Thu
✔️ Chú Trọng Dưỡng Phế
Mùa thu là mùa thích hợp để dưỡng Phế, đặc biệt là đối với người già. Bởi vì sau khi vào mùa thu khí hậu dần dần khô ráo, tạng Phế trở nên yếu đuối, nước ở da của chúng ta bố chơi nhanh hơn, sẽ có hiện tượng da dẻ khô ráp, mũi khô, họng đau. Ngoài ra cần bổ sung thực phẩm nhuận phế như ăn đậu xanh, cần tây, mướp đắng, cải thảo, củ cải để tả hỏa. Mà người âm hư bình thường hay gầy, dưỡng phế có thể ăn thêm chút ngân nhĩ, bách hợp, lê, củ sen, củ cải, mã thầy, sơn dược, sữa đậu nành, mật ong vốn là các thực phẩm có tác dụng nhuận phế.

☯️ Dưỡng sinh Kinh Thủ Thái Âm Phế
Đường đi: Bắt đầu từ trung tiêu (Vị) xuống liên lạc với Đại trường sau đó quay lên dạ dày (môn vị, tâm vị) xuyên qua cơ hoành lên (thuộc về) Phế. Từ phế tiếp tục lên thanh quản, họng, rẽ ngang xuống dưới hố nách rồi đi ở mặt trước ngoài cánh tay (đi ngoài hai kinh Thiếu âm tâm và Quyết âm tâm bào) xuống khuỷu, tiếp tục đi ở mặt trước cẳng tay, đến bờ trong trước đầu dưới xương quay (chỗ mạch thốn) xuống bờ ngón tay cái (Ngư tế) tận cùng ở góc móng ngón tay cái (phía xương quay)

Dưỡng sinh Kinh Thủ Thái Âm Phế


♥️ Mùa Đông
✔️ Dưỡng Thận Phòng Hàn
Mùa đông chủ khí hàn, thiên về âm tà, dễ gây tổn hại dương khí của cơ thể, những người dương khí yếu, các chức năng sinh lý bị ức chế sẽ sinh ra hàn tượng. Thận là nội tạng trong cơ thể ứng với mùa đông, là nguồn của sự sống, chức năng thận khỏe mạnh có thể điều hòa để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ vào mùa đông, nếu không sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể mất cân bằng và gây bệnh. Vì vậy, dưỡng sinh vào mùa đông cần chú ý “dưỡng thận phòng hàn”.

☯️ Dưỡng sinh Kinh Túc Thiếu Âm Thận
Đường đi: Bắt đầu từ mặt dưới ngón chân út vào lòng bàn chân, dọc dưới xương thuyền phía trong bàn chân (Nhiên cốc) đi sau mắt cá trong vòng xuống gót rồi ngược lên bắp chân, dọc bờ sau xương chày lên phía trong kheo chân, phía sau mặt trong đùi, vào cột sống (thuộc về Thận, liên lạc với Bàng quang).
Từ thận lên gan qua cơ hoành vào Phế, đi cạnh thanh quản, họng rồi vào cuống lưỡi.

Dưỡng sinh Kinh Túc Thiếu Âm Thận


Chia sẻ sách Pdf: Bí quyết bấm huyệt chữa bệnh
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Một bài tập để phòng và hỗ trợ chữa bệnh về thận, tuyến tiền liệt, phụ khoa, nám da..v.v. đang được rất nhiều người bệnh quan tâm và tập theo...
Phương pháp Y Cốt Liên Khoa quan sát hình thái của cột sống và xương chậu xem có sự biến đổi bất thường để đưa ra phương án trị liệu...
Tắm đêm hay tắm muộn rồi sau đó bước lên giường đi ngủ luôn., thói quen này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ và các triệu chứng khác
Hãy giỏi một thứ trước khi muốn giỏi nhiều thứ.Hãy so sánh bạn của ngày hôm nay và bạn của ngày hôm qua.Thất bại của người khác lại là kinh nghiệm cho bạn.
Một số nguyên nhân thường gặp gây đau khớp háng là: thoái hóa khớp; viêm đa khớp dạng thấp; thoái hóa khớp sau chấn thương; hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (hoại tử vô mạch); bệnh lý khớp háng ở trẻ em.
Xem mạch là phần cơ bản và tối quan trọng đối với người thầy thuốc, Y Cốt Liên Khoa xin giới thiệu cùng bạn đọc phương pháp xem mạch của Hải Thượng Lãn Ông
Bơi lội giúp hỗ trợ giảm áp lực lên cột sống.,Việc thở sâu khi bơi tạo điều kiện để cơ hoành hoạt động đắc lực giúp tăng lưu lượng máu tới các khớp xương
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh về xương khớp mà hiện nay có rất nhiều người mắc phải, thoát vị đĩa đệm cũng chính là nguyên nhân gây đau cột sống...
Chức năng chính cơ mông lớn là duỗi hông.,Cơ mông lớn rất dễ bị tổn thương, dễ bị mài mòn và rách,.cơ mông còn có vai trò làm giảm áp lực cho lưng dưới...
7 tư thế nằm đúng có tác dụng hữu hiệu cải thiện sức khỏe đỡ đau bụng kinh, huyết áp cao, đau dạ dày, đau cổ vai gáy và giảm bệnh đau lưng...
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả thông mạch máu

Cân bằng hệ Cơ

Nâng tầm vận động

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa




 
Học nắn chỉnh xương chậu



 
Bài giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống


 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020