banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Bệnh về cột sống

Cột sống có chức năng bảo vệ tủy sống – một bộ phận quan trọng của hệ thần kinh. Sự biến đổi xương cột sống ở đốt nào đó sẽ gây ra các bệnh về cột sống...

Các bệnh về cột sống thường gặp và cách phòng ngừa

Cấu tạo xương cột sống:

Cột sống bao gồm 33 đốt sống các đốt sống xếp chồng lên nhau, tuy nhiên số đốt sống có thể thay đổi từ 32 đến 34 đốt do có khi thừa hay thiếu một đốt sống, thường xảy ra ở đoạn thắt lưng hay đoạn xương cùng.

Cột sống được phân làm 5 đoạn được sắp xếp từ trên xuống dưới:
- Đoạn cột sống cổ (đốt C): có 7 đốt sống cổ
- Đoạn cột sống lưng (đốt D): có 12 đốt sống ngực
- Đoạn cột sống thắt lưng (đốt L): có 5 đốt sống thắt lưng
- Xương cùng (S): có 5 đốt dính liền nhau
- Xương cụt dính thành một khối: có 4 hoặc 5 đốt sống dính nhau một khối khó phân biệt



Các bệnh về cột sống thường gặp và cách phòng ngừa

Cột sống hay xương cột sống là một hệ trục vững chắc có vai trò nâng đỡ cơ thể đứng thẳng, do nhiều đốt xương nhỏ, riêng lẻ gắn kết chặt chẽ với nhau tạo thành. Cột sống có chức năng bảo vệ tủy sống - một bộ phận quan trọng của hệ thần kinh. Tuy nhiên, vì quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, đặc biệt nếu thường xuyên vận động, làm việc với tư thế không khoa học, dinh dưỡng kém... hệ trục này có nguy cơ bị biến đổi cấu trúc, không còn khỏe mạnh, từ đó gây ra các bệnh về cột sống. Do cột sống cấu trúc khá phức tạp nên khi có bất cứ một sự thay đổi bất thường nào ở tư thế lao động, sinh hoạt hay vui chơi, giải trí cũng có thể gây chấn thương cột sống hoặc hình thành những bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp. Sự biến đổi xương cột sống ở một hoặc vài đốt xương nào đó sẽ gây ra các bệnh lý về cột sống, phổ biến nhất là thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm và gai cột sống.

Một số căn bệnh về cột sống thường gặp:

- Bệnh thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống thường xảy ra với những người bước vào độ tuổi trung niên, đó là kết quả của quá trình lão hóa tự nhiên. Đường cong sinh lí ở cột sống cổ sẽ bị ảnh hưởng và mất đi, biến dạng thân đốt, các gai xương dần xuất hiện. Xuất hiện những cơn đau với mức độ thường xuyên, đau âm ỉ kéo dài từ ngày ngày sang ngày khác ở vùng thắt lưng và cổ gáy.

- Bệnh gai cột sống: Gai cột sống được gây ra do phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống gặp vấn đề. Do quá trình lắng đọng canxi ở các các dây chằng, ngoài ra còn một số nguyên nhân do béo phì, di truyền… Xuất hiện những cơn đau buốt ở cổ và thắt lưng. Càng hoạt động mạnh thì cơn đau càng tăng, cơn đau có dấu hiệu giảm khi ngừng hoạt động

- Bệnh thoát vị đĩa đệm: Quá trình thoái hóa tự nhiên dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Biểu hiện sai tư thế trong quá trình lao động, vận động, cơn đau sẽ xuất hiện hoặc khi ta nâng một vật nặng không đúng tư thế sẽ thấy đau lưng.

- Bệnh thoái hóa đĩa đệm: Là lớp đĩa đệm dần bị hao mòn do hấn thương, tai nạn, tác động, chịu ngoại lực từ bên ngoài, do viêm khớp loãng khớp, do quá trình lão hóa tự nhiên... Giai đoạn đầu là những cơn đau nhẹ khi ngồi xuống gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn bệnh nặng hơn thì xảy ra những cơn đau âm ỉ từ vùng thắt lưng trở xuống gây khó khăn trong việc vận động.

- Bệnh đau thần kinh tọa: Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa ngoài ra còn có nguyên nhân do lệch xương chậu và một số nguyên nhân chèn ép các dây thần kinh. Đau thần kinh tọa là những cơn đau kéo dài từ cột sống lưng dưới tới phần hông rồi kéo xuống hai chân.

- Bệnh đau cột sống thắt lưng: Do chấn thương, tai nan, do bệnh lý về xương khớp, viêm tủy sống, viêm cột sống, vẹo cột sống... ảnh hưởng đến xương cột sống phía sau lưng. Đau từ thắt lưng lan xuống đến dưới chân. Tình trạng đau lưng dẳng và lan xuống đến dưới chân.

- Bệnh cong vẹo cột sống: Nguyên nhân do bẩm sinh trong quá trình mang thai, quá trình lao động, học tập, ngồi lệch hướng làm cột sống cong vẹo sang một bên. Dễ nhận thấy là vai cao thấp không đều nhau, lúc di chuyển, đi đứng, người bị nghiêng sang một bên.

- Bệnh vôi hóa cột sống: Do ngồi nhiều, lười vận động khiến các xương bị chèn ép, máu kém lưu thông, không cung cấp đủ dưỡng chất, thiếu oxy để nuôi xương khiến các tế bào xương thiếu dinh dưỡng. Dấu hiệu đau nhức xảy ra ở vùng cổ và lưng làm cho tay chân hoạt động yếu dần.

Các phương pháp điều trị:

- Với những trường hợp đau lưng cơ năng hay ở mức độ nhẹ: Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi tại giường, kết hợp vật lý trị liệu như massage, xoa bóp, tập dưỡng sinh, chiếu đèn hồng ngoại hay dùng thuốc hỗ trợ như giảm đau, giãn cơ… thông thường bệnh có thể tự khỏi sau ít ngày.
- Với những trường hợp nặng hơn như: chấn thương, đau lưng kéo dài do loãng xương, thoái hóa cột sống, người bệnh cần phải đến bệnh viện chuyên khoa khám để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
-  Đối với đau cấp tính: Cần nằm nghỉ ngơi chườm lạnh ngày đầu, các ngày sau chườm nóng. Đắp thuốc giảm đau và dãn cơ, sau đó tập nhẹ nhàng duỗi cơ thắt lưng và cơ thành bụng
- Sử dụng phương pháp nắn chỉnh cột sống, hay phương pháp tác động cột sống để dịch chuyển lại sự sai lệch của các đốt sống.
- Khám lâm sàng và làm xét nghiệm về hình ảnh để có chẩn đoán tổn thương thực thể
Sau thời gian điều trị nội khoa không đở thì tùy tổn thương thực thể ví dụ thoát vị đĩa đệm, mất vững đốt sống hoặc hẹp ống sống thì có thể nghĩ đến điều trị phẫu thuật.

Cách phòng ngừa bệnh về cột sống:

- Tập thể dục đều đặn, chú ý các động tác làm tăng cường sức mạnh các cơ quanh cột sống, nhất là chú ý tập căng dãn, duỗi cột sống thắt lưng.
- Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học góp phần vào việc hạn chế các bệnh về cột sống. Tránh những món ăn chứa nhiều dầu mỡ gây ra chứng béo phì, mập lên.
- Chúng ta cũng cần tránh những trường hợp lao động, vận động quá sức, ảnh hưởng đến xương cột sống.
- Thay đổi tư thế làm việc nghỉ ngơi, định hình tư thế chuẩn cho người làm việc văn phòng.
- Tránh khom cúi, ngồi xổm mà khiêng vác vật nặng. Chú trọng hơn đến tư thế đi đứng, ngồi làm việc với người có tính chất công việc phải đứng một chỗ thường xuyên.
-Đối với những người bệnh nên thường xuyên vận động để giãn gân giãn cốt


🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thì cần chú ý một số yếu tố sau để tránh làm tăng cơn đau và tăng khả năng tái phát bệnh.
Chứng đau gân cơ là nguyên nhân hàng đầu trong các nguyên nhân gây đau., hội chứng đau khi nhấn vào 1 điểm trong cơ bắp của bạn sẽ gây ra tình trạng đau..
Một số nguyên nhân thường gặp gây đau khớp háng là: thoái hóa khớp; viêm đa khớp dạng thấp; thoái hóa khớp sau chấn thương; hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (hoại tử vô mạch); bệnh lý khớp háng ở trẻ em.
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh về xương khớp mà hiện nay có rất nhiều người mắc phải, thoát vị đĩa đệm cũng chính là nguyên nhân gây đau cột sống...
Đã bao giờ bạn bị đau thần kinh tọa? đau dây thần kinh tọa biểu hiện như thế nào? Nắn chỉnh lại xương chậu có tác dụng thế nào với cơn đau thần kinh tọa...
Tìm hiểu công dụng chữa bệnh tuyệt vời bằng phương pháp Cứu Ngải., Chỉ định và chống chỉ định trong chữa bệnh bằng phương pháp cứu ngải.
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh về cột sống, Khi phát hiện dấu hiệu thoát vị đĩa đệm nên tới bệnh viện hoặc phòng khám ...
Lục Đại Danh Y : Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh, Hoa Đà, Lý Thời Trân, Trương Trọng Cảnh ,Biển Thước. 6 vị tôn sư trong Y Học Cổ Truyền
Thoát vị đĩa đệm., Khi nào nên tập trị liệu, khi nào phải phẫu thuật? triệu trứng phổ biến và điều trị bằng cách nào?
Thượng mã phong là tình trạng đột tử trong sinh hoạt tình dục. Bạn có biết ai dễ bị thượng mã phong và cách sơ cứu khi gặp vấn đề này...
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa

học nắn xương chậu, học nắn chỉnh cột sống

 
học nắn chỉnh xương chậu

học nắn chỉnh cột sống, bài chữa đau cổ vai gáy

 
giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống
 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020