banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Phương pháp Chích Lể

THEO Y học cổ truyền CHÍCH LỂ MÁU ĐỘC. Giúp: 1- Khai thông ứ huyết. 2- Giải phóng thần kinh bị chèn ép. 3- Điều hòa chức năng của tạng phủ (nội tạng)..v.v.

Tìm hiểu về Pp Chích Lể


PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHÍCH LỂ

Trong kho tàng YHCT dân gian tổ tiên ngàn xưa, tổ tiên chúng ta rất quan tâm đến việc phòng và chữa chứng bệnh thông thường, mãn tính và nhất là bệnh cấp cứu, ông bà chúng ta đã để lại một số kinh nghiệm quý báu truyền nhau nhiều đời, một trong những kinh nghiệm quý giá để lại đó chính là phương pháp CHÍCH LỂ :

+ Đối với chữa lẹo mắt thì Chích Huyệt phế du
+ Chích huyệt thập tuyên cấp cứu tỉnh thần, chích loa tai hạ áp ,chích đậu khi mắc cảm...

KẾT HỢP VỚI YHHĐ VÀ YHCT VỚI Y HỌC DÂN GIAN THÌ BỘ MÔN CHÍCH NẶN MÁU ĐỘC VẪN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG NHIỀU.

• THEO YHHĐ
( Y học hiện đại ): Quá trình tự làm lành vết thương

- Khi một bộ phận của cơ thể bị tổn thương như : ngã, va đập, trầy da chảy máu. . .thì Tiểu cầu bám vào các mô xung quanh vết thương khiến máu đông lại và bịt kín những mạch máu bị tổn hại.

- Việc sưng viêm xảy ra để ngăn chặn nhiễm trùng và loại bỏ bất cứ tác nhân lạ nào có trong vết thương.

- Trong vòng vài ngày, cơ thể bắt đầu thay thế những mô bị thương, làm cho vết thương nhỏ lại và sửa chữa những mạch máu bị tổn hại.

- Cuối cùng, mô sẹo làm mới lại vùng bị tổn thương và giúp nó được khỏe mạnh hơn.

Nếu ai đã từng biết đến Pp  trị liệu điểm đau Trigger point thì Áp dụng CHÍCH nhiều những điểm đau Trigger poin sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị.




THEO YHCT ( Y học cổ truyền )  CHÍCH LỂ MÁU ĐỘC

1. Khai thông ứ huyết : Làm cho huyết quản thông suốt, tuần hoàn điều hòa, khí huyết lưu chuyển, mạch lạc khai thông ( theo thuyết Thông bất Thống - Thống bất Thông )

2. Giải phóng thần kinh bị chèn ép : Làm cho sinh lý cơ thể họat động bình thường.

3. Điều hòa chức năng của tạng phủ ( nội tạng ) : Để giữ cơ thể được quân bình sinh hóa. ( cơ thể tự điều chỉnh )

4. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể : Làm giảm ít bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.

MỘT SỐ THUẬT NGỮ KHÁI NIỆM TRONG PHƯƠNG PHÁP CHÍCH LỂ

1- CHÍCH : ( Miền Bắc gọi là Trích ) là dùng kim nhỏ ( Tam lăng ) đâm nhẹ vào phần da chỗ đậm nhất của đoạn ứ huyết hoặc vùng điểm đọng huyết nơi có máu độc ứ đọng, khi rút kim ra, máu tự vọt chảy ra ngoài.

2- LỂ : ( Miền Bắc gọi là Nhễ ) là véo ( níu ) da lên, dùng kim đâm nhẹ vào đúng điểm tụ huyết hoặc xuất huyết, máu không tự chảy ra mà phải dùng tay nặn cho máu ra ( hoặc dùng cốc giác hơi kéo máu chảy ra )

3- CẮT : Dùng miễng chai, miễng sành, dao nhỏ hay vật sắc bén như lưỡi banh xe lam  để rạch trên mặt da theo tuyến dọc, tuyến ngang hoặc ở một số bộ vị như ở lưng ngực, mặt… hoặc cắt nhiều vết ở một vùng đau cho ra máu, rồi nặn máu.

4- GIÁC : Dùng vật sắc bén nhọn như trên cắt, đâm vào vùng đau cho ra máu rồi lấy bầu giác úp lên chỗ đã cắt lể để hút máu ra nhiều hơn.

5- BÚNG : Là cách thường dùng ở nông thôn trước đây. Nông dân lấy cây kèo dù, mài nhọn một đầu rồi uốn thành một góc vuông 90 độ ( cạnh có mũi nhọn dài 2cm, cán dài 10cm ). Người trị tay trái cầm cán, đưa mũi nhọn vào chỗ đậm nhất của đoạn ứ huyết ( gân xanh ), tay kia búng vào đầu mũi nhọn xuyên qua da, khi rút đầu kim ra, máu tự vọt chảy khá nhiều ( có khi bệnh nhân bị tối mắt, té xỉu trong giây phút do tâm lý sợ hoặc tụt huyết áp rồi sau đó tỉnh dậy và nói đỡ đau, nhức, ngứa ...).

6- NẺ : Dùng thanh tre nhỏ cỡ thân cây bút chì, một đầu có nhiều kim nhọn gắn thẳng góc với thanh tre. Cầm thanh tre gõ mũi kim nhẹ nhẹ từ từ vào phần mềm của da thịt có máu độc làm đau nhức, tê mỏi, ngứa… dùng tay nặn hết máu ra, rồi lau cho hết máu.

7- HÚT : dùng ống Xi Lanh đâm vào trung tâm của điểm máu đọng và rút hết máu, mủ ứ đọng trong vết thương ra hoặc dùng kim chích vào vết thương để máu vọt ra rồi nặn hết máu mủ. Cách này dùng để trị các trường hợp bị va vấp té ngã đánh đập ( chấn thương trật đã ), hoặc khối u có máu mũ ứ đọng sưng nóng đỏ đau. Cứ thế làm nhiều lần sẽ lành vết thương.

8- BẬT : Dùng thanh tre bằng chiếc đũa ăn cơm, một đầu vuốt mỏng buộc 4 cây kim thẳng góc. Còn một đầu kia cứng tròn dùng để cầm. Lấy tay bật đầu thanh tre có gắn kim vào điểm đau của bệnh nhân làm cắt ngang mạch máu nổi hẳn ra ngoài mặt da làm cho máu đỏ đen phụt chảy ra nhiều, kết quả cũng bớt đau nhức.

9- KHÊU ĐẬU LÀO : Lấy lá trầu không vò nát rồi chà xát vào vùng lưng, ngực… để phát hiện ra điểm đen hay đỏ nổi lên ở da thịt. Dùng kim lể vào những điểm đó, vít mạnh mũi kim lên để gây cho bệnh nhân có cảm giác đau, rùng mình đến toát mồ hôi. Làm như vậy vài lần, mồ hôi ra, nhiệt độ bệnh nhân hạ xuống ( có khi từ 40 độ C tuột xuống còn 37 độ C ) người mát lại, bớt hoặc hết bệnh thấy rõ.

Chia sẻ sách về Trích Lể tại  => ĐÂY

ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN CHÍCH LỂ


1. Đơn giản, ít tốn kém : Chích lể là phương pháp trị bệnh không dùng thuốc, dụng cụ chỉ cần có cây kim ( kim tam lăng, kim chích thuốc, kim may tay đít vàng, gai quít v.v…), một ít bông gòn, cồn 75 -90 độ và cây kẹp bông. Địa điểm chữa bệnh ở bất cứ nơi nào cũng được miễn khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh, có đủ ánh sáng để thấy những dấu vết cần chích lể.

2. Dễ học, dễ làm :

3. An toàn, ít xảy ra tai biến : Nói chung ngành chích lể chúng ta lâu nay chưa có tai tiếng gì đáng kể về tai biến khi chích lể, nếu có cũng chỉ là sơ suất nhỏ mà trong nghề nghiệp nào cũng thường xảy ra như sát khuẩn không tốt có thể gây ngứa , viêm sưng nhẹ vùng chích.

4. Hiệu quả cao, kết quả nhanh : Nhiều bệnh trên thực tế lâm sàng từ dễ đến khó, khi được trị bằng phương pháp chích lể, giảm nhiều hoặc khỏi được bệnh trong thời gian rất ngắn, bệnh nhân không ngờ và sau nhiều năm không tái phát.

5. Phạm vi chữa bệnh tương đối rộng rãi :

+ Chích lể có khả năng chữa hầu hết các bệnh toàn thân từ đầu đến chân gồm nhiều loại chứng bệnh ngoại cảm, nội thương, bất nội ngoại nhân, dạng thông thường kể cả cấp tính và kinh niên bằng nhiều phương pháp thủ thuật thích nghi.

+ Phương pháp chích lể đã và đang được mọi tầng lớp nhân dân tin dùng. Số người nghiên cứu và học hỏi ngày càng tăng, lại được các cấp lãnh đạo chuyên ngành quan tâm hỗ trợ, vì vậy phương pháp chích lể ngày càng được nghiên cứu sâu rộng, hệ thống hoá và áp dụng điều trị quy mô, rộng rãi hơn.

9 loại dấu vết đặc trưng của môn chích lể được chúng sắp xếp theo thứ tự thường gặp và thường dùng, gồm có :

1- Độc Huyết : Là trạng thái máu bị nhiễm độc từ chung quanh dồn tụ lại một chỗ thành một điểm, một chấm hay một nốt, nhỏ cỡ bằng chân nhang, tròn hoặc hơi tròn màu đỏ, màu rĩ sét, màu đen, màu xanh ánh, màu trắng…

2- Ứ Huyết : Là do ở tĩnh mạch, máu bị bế tắc hai đầu, máu ở đoạn giữa ứ lại, làm cản trở dòng máu lưu thông về tim. Hiện tượng ứ huyết lâu ngày làm tĩnh mạch giãn to ra gọi là tĩnh mạch trướng, phát sinh do cơ thể bị trúng lạnh, tạng phủ ứ máu

3- Tụ Huyết : Là trạng thái máu đọng lại, chứa trong từng bọc, từng vũng hay từng lổ sưng lên bầm tím, máu đen bầm. Có khi da thịt bị nứt tét rồi máu chảy ra chưa hết mà chỗ da đã lành lại nên còn bọc trống chứa một ít máu gây đau nhức khó chịu.

* Nguyên nhân : là do trong cơ thể nơi nào đó bị đánh, bị đập, bị va vấp, bị chấn thương, các bắp thịt các cơ nơi đó bị dập, bị huỷ hoại, các thành mạch bị đứt, máu chảy ra dồn lại, đọng tại vết thương. Vết thương bên trong chưa lành mà da bên ngoài đã liền trước rồi, nên bọc máu đen còn bên trong gây nhức buốt khó chịu.

- Ở bệnh viện người ta dùng ống chích đâm vào hút máu bầm đó ra, còn ta phải dùng kim hơi to chích ngay vào điểm đau, điểm đọng cho máu đọng phụt chảy ra, cần nặn thêm để hết máu đen, máu bầm. Ta cũng có thể dùng kim tiêm thuốc để chích và hút máu đọng ra nếu thấy cần thiết. Tiếp tục chích và rút máu bầm ra nhiều lần, máu mới tới thay thế và sinh tế bào mới làm liền vết thương.

- Có những người bị té dập đầu xuống đất, làm bể thành mạch máu bên trong da đầu, máu đó chèn ép các dây thần kinh bên trong, làm cho chóng mặt mỗi khi cử động cúi đầu … Có người hàng 10 năm hay 20 năm, uống thuốc và điều trị bằng nhiều cách không hết, chỉ cần lể và lấy máu ứ ở nơi đó ra là hết bệnh ngay.

4- Xuất Huyết : Là trạng thái vỡ thành mạch máu hoặc bị lủng, máu chảy ra ngoài mạch đọng lại thành từng về, từng vệt, từng đám xuất huyết lớn nhỏ hơn đồng xu, màu thâm tím, loang lổ chỗ trắng, chỗ xanh nằm dưới da, hoặc lộ trên mặt da, chèn ép các mạch máu khác gây tê mỏi khó chịu, thường có ở bắp chân, bắp tay. Đồng bào ta thường gọi là bị ma cắn, vì từ tối đến nửa đêm chưa thấy gì mà sáng lại thấy xuất hiện từng dề, từng vệt như thế.

* Nguyên nhân : những đám xuất huyết ở chân là do ta xoay trở chân một cách bất ngờ, hay chân bị va chạm mạnh, thành mạch nơi đó yếu mỏng bị bể  (vỡ ) mạch, máu chảy ra thành từng vệt. Cũng có trường hợp nửa đêm thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng một cách nhanh chóng, làm cho thành mạch bị xơ cứng và bị bể.

- Có những trường hợp xuất huyết do máu của người bệnh có nhiều nhiệt độc, bào mòn thành mạch, làm cho thành mạch bị lủng lỗ, hoặc thành mạch thưa, máu thấm ra ngoài thành từng đám, làm cho da thịt xung quanh đó bị tê mỏi.

- Những loại xuất huyết trên ta lể kế những miệng bị bể, nặn máu trong các vệt xuất huyết ra hết. Nếu chỗ nào còn bầm chưa ra được thì ta lể ngay chỗ bầm đó mà năn cho hết máu. Rồi những vệt xuất huyết đó trong vài ngày sẽ tan dần, mặt da sẽ trở lại bình thường.

- Còn những trường hợp xuất huyết nội như bị xuất huyết bao tử, xuất huyết não, máu chảy ra chèn ép các dây thần kinh trung ương không hoạt động được nữa, nếu nặng sẽ gây cho người bệnh bị hôn mê rồi chết. Trường hợp này thì phương pháp Chích Lể chưa đủ phương tiện và không được phép can thiệp.

5- Điểm Sưng Lở: Viêm Nhiệt Nhiễm Trùng

Là trạng thái máu có nhiễm trùng hay nhiệt độc và xông lên ở một điểm nào nay, làm các tế bào trương lên thành từng u, từng gò hay từng một trong vùng đau. Có những mụn sưng to, có tia máu đỏ bầm tập trung lên đỉnh của mụn đó, gây nóng nhức khó chịu. Có những gò sưng nóng lên, đỏ và rất nhức nhối như trường hợp bệnh đau khớp cấp, hoặc những mụn đỏ nổi lên mặt thường thấy ở giới phụ nữ làm ê ẩm khó chịu. Cũng có những u nhọt sưng đỏ ở đầu trẻ em làm đau nhức ran thường do thời tiết oi bức kéo dài mà ra hoặc do khí huyết cha mẹ truyền lại hoặc đã dùng thực phẩm không lành, không hợp.

Những bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân :

- Do cha mẹ trong người có nhiều nhiệt độc, nên di truyền lại cho con có nhiều u nhọt.
- Do sống ở những nơi hâm nóng có lửa hoặc có điện hay là bị nắng của mặt trời quá nóng.
- Do chế độ ăn uống những chất quá cay nóng như : ớt, tiêu, rượu, cà phê, thuốc lá…
- Do sống trong môi trường có nhiều chất độc hoặc vi trùng, ký sinh trùng, siêu vi trùng…có hại xâm nhập vào theo máu gây nên bệnh hoặc do những bệnh phong thấp kéo dài nhiều năm biến chứng chuyển hoá thành nhiệt gây ra những bệnh trên.

* Với những mụn sưng lở như thế, khi lể ta phải nặn cho hết máu độc, máu bầm làm cho mụn nhọt thật xẹp xuống bệnh mới khỏi nhanh được. Nếu mụn đang mưng mủ thì cần đợi cho chín muồi, tìm thuốc phá miệng cho ra mủ hoặc đâm kim ngay chỗ có mủ và nặn cho ra hết mủ, làm nhiều lần như thế để nặn thật hết máu độc, chỗ sưng xẹp xuống, da thịt trở lại bình thường. Những mụn đinh râu ( mụn bạc đầu ) ở trên môi, cằm rất nguy hiểm, ta không nên lể mà cũng không nên dùng móng tay quào phá mụn đinh râu vì dễ bị nhiễm trùng sưng lên nguy hiểm ( có thể gây méo mồm )…

6- Điểm Tê Đau : Là nơi có hiện tượng tụ huyết, ứ huyết, xuất huyết hay đọng huyết nằm sâu trong phần mềm của thịt gây nhức nhối mà ta không nhìn thấy được.Trường hợp này bệnh nhân cần cho biết nơi nào tê đau nhất, ta ấn đầu ngón tay thẳng đứng vào đó, nếu người bệnh cảm thấy đau tê thì ta lể ngay tại chỗ, đúng tâm điểm tê đau, máu phụt chảy ra, ta nặn cho hết máu độc.

* Trong điểm tê đau đó, thường biểu hiện ra nhiều loại như :

+ Khi châm kim vào máu không phụt ra mà phải nặn, đó là có tụ huyết, ứ huyết hay xuất huyết trong điểm đau.
+ Còn đâm kim vào ngay điểm đau, khi rút kim ra, máu phụt ra theo kim, đó là trong điểm đau có điểm ứ huyết và đọng huyết.

- Do đó ta có thể biết điểm đau đó là bệnh như thế nào.

* Trước khi muốn chích lể, ta đề nghị bệnh nhân chỉ điểm đau và ấn vào bằng ngón tay thẳng đứng. Nơi nào thấy đau nhói, nơi đó đúng là điểm đau. Nếu có chỗ nào bệnh nhân không ấn tay được thì ta dùng ngón tay trỏ của ta đè mạnh xuống. Nơi nào bệnh nhân thấy đau nhói thì đúng là điểm đau, ta dùng hai ngón tay trỏ và cái của tay trái véo thẳng da chỗ đau đó lên, tay phải dùng kim đâm thẳng mạnh sâu vào trung tâm điểm đau, nặn hết máu độc ra thì bệnh sẽ lành.
Đa số điểm đau đóng sâu trong phần mềm, trong da thịt, không nhìn thấy được. Do đó khi khám bệnh ta phải phối hợp với bệnh nhân, hỏi bệnh nhân rất cặn kẽ để xác định bệnh.

- Có những bệnh như nhức mắt, mờ mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt sống, trên chân mày xung quanh mắt không thấy những tụ huyết nhưng chỉ định lể ngay vùng chân mày và xung quanh mắt nơi nào có điểm đau thì cứ lể và lể tiếp vùng tréo với mắt đau ở sau lưng có những điểm tụ huyết và rờ trên da đầu nơi nào có đau nhức thì cứ lể.

7- Điểm ngưng dịch : của các chất dịch không phải là máu. Điểm ngưng dịch là nơi các chất dịch ngưng đọng ở da thịt và gây nên các bệnh như :

+ Chảy nước mũi ( lỗ mũi ), chảy nước mắt ( tuyến lệ ), mồ hôi tay chân ( tuyến mồ hôi ), phù thũng tay chân, mặt nổi u, có chất nước độc ( ở lưng, ngực, mông ), mụn nhỏ ( ở tay, lưng ). Chất dịch ở bên trong là nước nhờn, hơi đục, trắng hay vàng như huyết tương.

+ Phù nề toàn bộ tay chân, mắt, bụng, mụn u nổi to bằng trái chanh và thường ở lưng, mụn nhỏ bằng đầu ngón tay ở mặt, lưng, ngực. Các điểm ngưng dịch này làm đầu ê, nặng nề, khó chịu, mất ăn, mất ngủ, người buồn bực, khô khan.

* Ngoài những bệnh do khí huyết nhiễm độc, ta còn phải chích lể lọc lấy các chất dịch bị nhiễm độc gây nên bệnh, loại bỏ ra khỏi cơ thể.

- Ở những ngưòi bị phù thũng tay hay chân, có khi một tay hay một chân sưng to lên, trên mặt da thỉnh thoảng thấy có chỗ láng bóng ( bằng phẳng chứ không phồng u lên ), nếu chích vào thì dịch như huyết tương sẽ chảy ra, hoặc ở bắp vế có những cơ, những chùm cơ cứng hoặc ở lưng ở ngực cũng có những điểm sưng phù, lể ra nước nhờn đùng đục, vàng vàng từ từ chảy ra tựa như huyết tương. Tiếp tục lể nhiều lần để cho nước nhờn đó ra hết. Ta tìm các đoạn ứ huyết ở phía trên hay phía dưới vùng sưng, lể nặn ra thật hết máu bầm, thì chân hay tay xẹp xuống.

- Những điểm ngưng dịch dưới dạng các mụn u trên mặt da của cơ thể ( thường ở tay, chân, ngực, lưng, hông, trán ) bất ngờ thấy nổi cộm lên những gò nhỏ bằng đầu ngón tay, có khi lớn bằng quả cam, giống màu da nhưng hơi láng, làm cho bệnh nhân mệt mỏi, ê ẩm đau nhức khó chịu. Khi chích, ta thấy chảy ra chất dịch màu vàng, đôi khi đục đục. Nặn hết chất dịch ra, hạch xẹp xuống, da trở lại bình thường, người cảm thấy nhẹ nhàng dễ chịu.

- Ngoài ra còn có các loại điểm chích lể chảy ra nước trong, nước vàng nhớt. Có loại điểm nằm trên mặt da lớn nhỏ như đồng xu mà cứng. Có loại mụn chích lể chảy ra nước như mủ lẫn máu hay máu có nước. Những điểm này làm ê ẩm, nặng nề làm trở ngại cho việc cử động. Những người có điểm đó da mặt khô khan sù sì, trong người khó chịu, nên chích lể để cho cơ thể hoạt động bình thường.

8- Điểm đọng đặc: của các chất đặc không gây nên bệnh. Điểm đọng đặc là do tuyến mồ hôi phì đại, chứa các chất đặc, dẻo do cơ thể bài tiết ra, tạo thành cục u, túi mụn và nang bọc. Thường gặp nhất là mụn u.

+ Mụn u : có bọc cứng hoặc mềm, có màu sắc của da bình thường, không sưng đỏ, không gây đau nhức, chỉ làm nặng nề khó chịu.

Thỉnh thoảng mụn thường có ở mặt, cổ, nách, lưng, hông hay tay chân làm bệnh nhân có cảm giác nặng nề, đôi khi đau nhức.

- Sau khi chích vào đúng giữa mụn, nặn ra hoặc tự phụt chất đặc dẻo như keo màu xám đen hoặc màu trắng như bã đậu. Nặn xong, mụn xẹp xuống, da bình thường trở lại, người bệnh thấy nhẹ nhàng khoan khoái… Nếu không bóc nang ra thì thường tái phát.

9-  Điểm chỉ định : ( Ở những bệnh không đau nhức ). Điểm chỉ định là những vị trí cố định trên cơ thể bệnh nhân dùng để chích lể trong một số bệnh nhất định. Có những điểm qua lâm sàng trị liệu thường thấy trùng hợp với các huyệt vị của châm cứu.

- Đây là những điểm đặc trị rất hiệu nghiệm được rút ra từ những kinh nghiệm lâu đời hoặc mới khám phá truyền lại. Thực hiện đúng, chắc chắn sẽ có hiệu quả nhất định.

Ví dụ: Gặp bệnh cấp cứu, bất tỉnh nhân sự, ta lể :

– Vùng giữa hai chân mày ( ấn đường ).
– Vùng lõm mũi ( nhân trung ).
– 10 đầu ngón tay, ngón chân ( thập tuyên )…



Những nguyên tắc chung của chích lể là :

“ Đau đâu chích đó, Nhức chỗ nào, lể chỗ nấy "

- Khi không tìm thấy 8 loại dấu vết biểu hiện trên, ta lể một số điểm chỉ định biết được theo kinh nghiệm cổ truyền. Một tạng phủ nào đó bị tổn thương gây bế tắc kinh mạch tương ứng với các điểm chỉ định liên hệ. Lể các điểm nầy, rồi nặn hết máu độc ra để khí huyết lưu thông điều hoà tức là phục hồi được chức năng của tạng phủ ấy.

Chích lể theo điểm chỉ định thường gặp ở những người bị bất tỉnh nhân sự, á khẩu, phạm phòng, chết ngất, ỉa chảy, sốt rét…

CHỈ Đ��NH

Chích lể được chỉ định để điều trị một số bệnh toàn thân cũng như tại chỗ, từ các bệnh nội thương đến các chứng ngoại cảm, các bệnh cấp tính và mạn tính. Hiện nay, chích lể được chỉ định trong một số chứng bệnh như sau :

+ Trúng phong ( giai đoạn cấp ), cơn tăng huyết áp ( khi không có sẵn trong tay thuốc hạ áp ).
+ Một số trường hợp phù nề các chi do viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
+ Một số chứng đau cấp : đau lưng, đau thần kinh tọa ( cũng có thể chữa bằng trích nặn máu )...
+ Tắc tia sữa.
+ Chắp lẹo.
+ Đau đầu do ngoại cảm.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Bệnh nhân tiểu đường ,rối loạn đông máu, vết thương hở, sưng nóng đỏ các khớp

+ Người bệnh có chỉ định cấp cứu ngoại khoa.
+ Người bệnh đang sốt kéo dài hoặc mất nước, mất máu.
+ Suy tim, loạn nhịp tim.
+ Bệnh ưa chảy máu, Người bệnh suy giảm miễn dịch.

CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ TIẾN HÀNH CHÍCH LỂ

- Người thực hiện :

 Bác sỹ, Y sỹ, lương y được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

- Phương tiện :

Xe chở dụng cụ  :

- Găng tay khẩu trang. . .

- Kim tam lăng vô khuẩn, kim châm cứu vô khuẩn loại 4 - 6cm, dùng riêng cho từng người bệnh. kim lấy thuốc , kim 23 hoặc kim tiểu đường

- Khay men, kìm có mấu, bông, cồn70, găng tay vô khuẩn, máy đo huyết áp cơ hoặc điện tử, nhiệt kế

- Túi phân loại rác

* Người bệnh

- Người bệnh được khám và làm hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Tư thế người bệnh nằm ngửa, nằm sấp hoặc ngồi nghỉ 15 20 phút đo dấu hiệu sinh tồn giải thích trước khi tiến hành thủ thuật

 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CHÍCH LỂ

+ Nhóm Cơ nông ( mặt ) dùng kim tiểu đường.
+ Nhóm Cơ sâu dùng kim 23-27 

* Phác đồ huyệt
Tuỳ theo từng chứng bệnh mà Người thực hiện chọn phác đồ huyệt khác nhau, dưới đây xin nêu một số phác đồ chính :

- Trúng phong ( giai đoạn cấp ) : Thập tuyên, Nhân trung, Thái dương, ấn đường.
- Chắp lẹo : Phế du, Nhĩ tiêm ( Can nhiệt huyệt ).
- Tắc tia sữa : Kiên tỉnh, Thiếu trạch.
- Đau lưng cấp : Nhân trung, Hậu khê, Uỷ trung.
- Đau đầu do ngoại cảm : Khúc trì, Thái dương, ấn đường.
- Liệt dây thần kinh số 7 do lạnh : phế du, phong trì,phong môn, a thị huyệt

* Thủ thuật

- Xác định và sát trùng da vùng huyệt cần chích lể. Nặn dồn cho máu tập trung về vùng huyệt. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ tay trái véo bóp mạnh da vùng huyệt, ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm kim một cách chắc chắn, châm kim thẳng góc, mạnh và dứt khoát qua da đúng giữa vùng huyệt.

- Rút kim ra và nặn máu từ từ, ấn êm sâu vào đáy điểm đau làm cho máu độc Trào ra ở lỗ chích lể. Nặn hết máu độc ( máu đỏ bầm ) thì sát trùng lại vết chích lể.

* Liệu trình điều trị

- Bệnh cấp tính : Dùng kim lấy thuốc

Bệnh Thực thì Tả mỗi ngày chích lể 1 – 2 lần, bóp ra nhiều máu thay đổi huyệt hàng ngày. Mỗi liệu trình điều trị từ 5 - 7 ngày.

- Bệnh bán cấp và mạn tính : Hư thì Bổ ( mỗi ngày chích lể một lần Kim tiểu đường )

CHÍCH  ÍT HUYỆT VÀ BÓP ÍT MÁU một liệu trình điều trị từ 10 – 15 ngày, người bệnh nghỉ 5 - 7 ngày để điều trị liệu trình tiếp theo.

THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN


* Theo dõi : Tình trạng Người bệnh để kịp thời  Xử  lý tai biến

1- Vựng chích : Người bệnh hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh,do tâm lý hoảng sợ sắc mặt nhợt nhạt.

Cách xử lý : rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, cho người bệnh nằm nghỉ tại chỗ.

 kết hợp Day bấm các huyệt : Thái dương, Nội quan. Theo dõi sát mạch, huyết áp

2- Máu chảy quá nhiều khi rút kim : dùng bông khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day, sau đó dùng miếng gạc vô khuẩn băng ép lại bằng băng dính.

3- Nhiễm trùng vết chích lể : biểu hiện bằng sưng đau tai chỗ chích lể .

Cách xử lý : tạm ngừng việc chích lể, sát trùng vùng da bị sưng bằng dung dịch cồn,Betadine, CỒN 70 độ, dùng kết hợp kháng sinh đường uống và thuốc tiêu viêm.

* Khí huyết trong cơ thể người luôn được chuyển dịch trong kinh mạch, lan tỏa khắp châu thân để nuôi dưỡng cơ thể hoạt động. Vì lý do nào đó dòng lưu chuyển khí huyết bị tắc làm cho mọi hoạt trong ngoài cơ thể mất điều hòa, âm dương mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều bệnh.

* Một khi sự lưu thông khí huyết bị cản trở sẽ dẫn đến tình trạng ứ tắc, áp lực máu sẽ tăng lên và chèn ép các dây thần kinh gây đau nhức. Lúc đó não phải điều tiết cơ thể sản sinh ra các hormon để bù đắp cho sự thiếu thốn này đồng thời tiết ra endorphin chống lại các cơn đau. Quá trình này tiêu hao rất nhiều năng lượng làm cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, tinh thần không ổn định. Để giải quyết tình trạng máu huyết trì trệ các thầy lang đã dùng một phương pháp đặc biệt hữu hiệu là chích lể.

* Một mũi kim chích lể cùng lúc sẽ có nhiều tác dụng. Khi khí huyết ngưng trệ chèn ép dây thần kinh gây đau nhức, việc chích lể lấy máu ứ ra sẽ khai thông huyết mạch giúp cho máu tuần hoàn tốt hơn và giải tỏa cơn đau. Khi đâm kim vào da, cơ thể sẽ phản ứng lại tạo nên một luồng xung điện khai thông các huyệt lạc tại vùng đâm kim ( ý ở đâu thì khí ở đó, khí ở đâu thì huyết ở đó. KHÍ HÀNH THÌ HUYẾT HÀNH, HUYẾT HÀNH THÌ PHONG TỰ DIỆT ), như vậy sẽ có tác dụng tương tự như khi châm cứu.

Phương pháp Chích lể dễ áp dụng

Theo Y Cốt Liên Khoa thì hệ thống mạch máu trong cơ thể người là một hệ kín, khi lấy máu ứ, nhiệt độc, hàn độc… ra khỏi cơ thể sẽ tạo một lực hút mang máu tươi từ các vùng khác của cơ thể đến để nuôi dưỡng tái tạo tế bào. Do vậy chích lể sẽ giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể và cung cấp đầy đủ oxy, dưỡng chất đến cho vùng bệnh. Ngoài ra,  việc chữa bệnh bằng phương pháp chích lể là phương pháp không dùng thuốc nên sẽ gần như không gây ra tác dụng phụ. Khi nặn máu, cơ thể bệnh nhân như được Massage giúp cho máu huyết lưu thông tốt hơn, CƠ THỂ THÔNG THOÁNG NHẸ NHÀNG VÀ SẢNG KHOÁI !!!

Y Cốt Liên Khoa liên tục mở các khóa Truyền Nghề với hiệu quả cao và rút ngắn thời gian cho những ai đam mê về chữa bệnh không dùng thuốc !!!

🎯 Truyền nghề Nắn Chỉnh Cột Sống - Xương Chậu (TK Cột Sống - Cơ - Xương - Khớp) & Trị Liệu Dưỡng Sinh Đông Y - Đả Thông Kinh Lạc

👉Học chữa và nắn chỉnh cột sống - nắn chỉnh xương chậu : => TẠI ĐÂY




👉Học trị liệu dưỡng sinh đông y - đả thông kinh lạc ( thiên hướng chữa và chăm sóc tạng phủ Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận..: => TẠI ĐÂY







🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Triệu chứng đau thần kinh tọa là tình trạng đau nhức khi dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc chèn ép, biểu hiện của các bệnh lý về dây thần kinh
Những dấu hiệu đột quỵ chết người nếu bỏ qua mà không biết cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm., Bạn cần biết thời điểm nào cần cảnh giác với nguy cơ đột quỵ..
HIỆN TRẠNG CỦA NỀN Y HỌC NÂNG CAO SỨC KHỎE, ĐẨY LÙI BỆNH TẬT KHÔNG DÙNG THUỐC ( NCSK ĐLBT KDT ) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY !!!
Bất kỳ một sự sai lệch nào từ đốt sống đều gây ra sự chèn ép lên các rễ thần kinh, đặc biệt là các đốt sống lưng T1 > T4 sẽ chèn ép thần kinh tim phổi gây bệnh...
Một số nguyên nhân thường gặp gây đau khớp háng là: thoái hóa khớp; viêm đa khớp dạng thấp; thoái hóa khớp sau chấn thương; hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (hoại tử vô mạch); bệnh lý khớp háng ở trẻ em.
Chèn ép tủy diễn tiến từ từ có thể gây nên chèn ép cơ học trực tiếp hoặc qua trung gian của rối loạn tuần hoàn tại chỗ hoặc của hiện tượng thiếu máu cục bộ
Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch nhiều lên bất thường làm cho khớp bị sưng, đau nhức, đi lại khó khăn, khó vận động...
Có phải bạn đang bị tê tay.? Rất nhiều bạn đang thắc mắc về nguyên nhân gây ra hiện tượng tê tay...
(10/06/2020) KHAI GIẢNG LỚP TRUYỀN NGHỀ CHỮA HỘI CHỨNG BỆNH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG - TK CƠ - XƯƠNG - KHỚP bằng phương pháp: Y Cốt Liên Khoa - Nắn Chỉnh Cột Sống – XƯƠNG CHẬU Tại Hà Nội
Bấm huyệt là một trong những phương pháp trị liệu lâu đời đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh không dùng thuốc hiệu quả và an toàn...
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa

học nắn xương chậu, học nắn chỉnh cột sống

 
học nắn chỉnh xương chậu

học nắn chỉnh cột sống, bài chữa đau cổ vai gáy

 
giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống
 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020