Tràn dịch khớp gối là gì?
Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch nhiều lên bất thường và thay đổi tính chất làm cho khớp bị sưng, đau nhức, đi lại khó khăn, khó vận động. Đây không phải là bệnh khó chữa nhưng nếu không được điều trị kịp thời vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Giải phẫu khớp gối
NGUYÊN NHÂN TRÀN DỊCH KHỚP GỐI
1. Tràn dịch ở khớp gối do chấn thương
Tràn dịch khớp gối do chấn thương như: gãy xương, sụn chêm khớp gối bị rách, dây chằng khớp gối bị đứt, tổn thương sụn khớp do khớp bị quá tải là nguyên nhân phổ biến nhất. Các chấn thương này người bệnh có thể gặp phải trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, tai nạn giao thông hoặc chơi thể thao ở cường độ cao. Do tác động đột ngột, lượng dịch tiết ra nhiều dẫn đến phù nề ở các khớp kéo theo hậu quả tràn dịch khớp gối.
2. Hoạt động quá mức
Một số hoạt động như chơi thể thao quá mức hoặc thường xuyên làm việc nặng, bê vác di chuyển cũng được bác sĩ chỉ ra là nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối. Bởi các hoạt động này sẽ tác động một lực vào đầu gối, khiến cho các bao dịch hoạt bị ảnh hưởng là điều kiện dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp gối bất cứ lúc nào nếu gặp điều kiện thuận lợi.
3. Do nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối. Trường hợp người bệnh nhiễm phải một số virut, vi khuẩn như: vảy nến, vi khuẩn lao hoặc bị viêm nhiễm sau chấn thương mà không được chăm sóc tốt, sẽ khiến cho các khớp bị tổn thương.
4. Tràn dịch khớp gối do béo phì
Trọng lượng cơ thể quá nặng cũng là một trong những nguyên nhân tràn dịch khớp gối. Khi đó, trọng lượng cơ thể đè nén vào khớp sụn ở gối quá mức, khiến cho khớp gối luôn phải chịu một áp lực làm cho bao hoạt dịch tăng lên và gây ra hiện tượng dịch trong khớp gối bị tràn ra.
5. Do các bệnh lý khớp gối
Các bệnh lý về xương khớp cũng là một trong những nguyên nhân tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên để xác định được bệnh nào gây ra thì mọi người cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa. Những căn bệnh điển hình được bác sĩ chỉ ra có khả năng cao gây ra tràn dịch khớp gối đó là viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối, gút, viêm bao dịch hoạt, u khớp…
TRIỆU CHỨNG TRÀN DỊCH KHỚP GỐI
Với những người bị bệnh tràn dịch khớp thường có những triệu chứng cũng như biểu hiện chính như sau:
- Đau nhức khớp gối: Trong trường hợp này người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức khớp gối, khó chịu xung quanh vùng khớp gối.
- Mẩn đỏ khớp gối: Tùy vào biểu hiện của mỗi người, có người sẽ xuất hiện mẩn đỏ do dịch khớp gối tặng lên, nhưng có người lại không có hiện tượng gì cả.
- Sưng khớp: Đây là một trong những triệu chứng thường thấy nhất ở người bệnh. Người bị bệnh sẽ bị sưng phồng khớp gối lên và thường có hiện tượng nóng đỏ xung quanh vùng khớp gối.
- Vận động: đi lại gặp nhiều khó khăn vì hiện tượng đau, mỏi khớp gối.
- Tê chân: mất cảm giác của chân, cứng khớp.
- Cứng khớp: Khớp gối chứa dịch dư thìa có thể gây khó khăn hoặc đau đớn khi duỗi thẳng hoặc uống cong. Chườm đá có thể giúp giảm sưng. Chường nóng giúp thư giãn các cơ ở đầu gối, hoạt động cũng sẽ dễ dàng hơn.
- Bầm tím: Khớp gối chịu áp lực của trọng lượng cơ thể. Khi bị tràn dịch, khớp gối không thể chịu được áp lực này gây đau nhức, bầm tím ở mặt trước, hai bên hoặc phía sau đầu gối.
ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH KHỚP GỐI
Khi nhận thấy khớp gối có dấu hiệu bị tràn dịch, sưng đau, việc chăm sóc ban đầu rất quan trọng, bệnh nhân và người nhà cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Trị liệu thần kinh cột sống: Những sai lệch ở cấu trúc cột sống có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng của cơ thể, áp lực dồn xuống khớp gối. Vậy nên việc nắn chỉnh khớp gối kết hợp với nắn chỉnh cột sống trong việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Vật lý trị liệu: Mỗi bài tập sẽ được thiết kế riêng phù hợp với từng bệnh nhân, nhằm mục đích tăng cường hệ cơ ở vùng đầu gối, cải thiện khả năng vận động khớp gối.
- Nghỉ ngơi, hạn chế hoặc ngưng vận động. Vì càng đi lại nhiều, càng gây áp lực cho khớp gối, làm tăng tình trạng tràn dịch, đầu gối thêm sưng to và phù nề.
- Chườm đá lên đầu gối từ 15 đến 20 phút để giảm sưng nề, giảm chảy máu. Đá nên đặt trong khăn ẩm hoặc bọc nilong, tuyệt đối không chườm đá trực tiếp.
- Kê chân cao hơn tim giúp lưu thông máu dễ dàng, giảm sưng.
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!