banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Tác hại của việc đi giầy cao gót

Phái đẹp thường xuyên sử dụng giày cao gót mỗi ngày nhưng họ đâu biết tác hại khôn lường của việc đi giày cao gót

Những tác hại của việc đi giầy cao gót

😉Phái đẹp thường xuyên sử dụng giày cao gót mỗi ngày nhưng họ đâu biết tác hại khôn lường của việc đi giày cao gót

😉Với chị em phụ nữ thì giày cao gót bao giờ cũng là vũ khí lợi hại. Nó giúp cho chị em có thể phô diễn được vẻ quyến rũ, duyên dáng của mình. Đó cũng là lí do vì sao, giày cao gót và phụ nữ luôn là đề tài mà rất nhiều người đã đưa ra tranh luận. Với các chuyên gia sức khỏe, thì giày cao gót và sức khỏe của phụ nữ lại liên quan mật thiết với nhau. Theo như khảo sát của họ thì những người phụ nữ đi giày cao gót quá nhiều sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh xương khớp khá cao.

Cách phòng tránh và hạn chế bệnh về xương khớp

👠GIÀY CAO GÓT ĐỐI VỚI PHÁI ĐẸP

- Biểu tượng thời trang
- Phụ kiện mà rất nhiều chị em ưa thích và khá phổ biến trong giới văn phòng công sở và giới khiêu vũ.

Thực tế cho thấy, đa số các chị em phụ nữ đều sử dụng giày cao gót trong các hoạt động hằng ngày. Bởi giày cao gót vô cùng tôn dáng. Đồng thời giúp phụ nữ cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Nhiều chị em sử dụng giày cao gót dạng vừa. Tuy nhiên cũng không ít người đã dùng những đôi giày siêu cao. Cũng từ đó, giày cao gót được mặc định là dành riêng cho phái nữ. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng biết việc liên tục đi giày cao gót trong thời gian dài lại là mối hiểm họa cho sức khỏe sẽ khiến phụ nữ dễ mắc bệnh xương khớp nhất và sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể

💣THỦ PHẠM GÂY BỆNH XƯƠNG KHỚP CHO PHỤ NỮ

Việc sử dụng giày cao gót thường xuyên đã trở thành vấn đề rất đỗi bình thường đối với chị em phụ nữ. Đã có không ít chị em bị đau chân, tê chân. Thậm chí ê buốt khắp bàn chân do đi giày cao gót. Điều đó càng tố cáo giày cao gót chính là "thủ phạm" gây ra các bệnh xương khớp cho phụ nữ. Cụ thể những tác hại khi bạn gái sử dụng giày cao gót đi lại thường xuyên như sau:

👣BÀN CHÂN

Bằng việc nâng cao gót chân, toàn bộ trọng lượng cơ thể bình thường chịu lực qua xương gót to và dày chuyển qua chịu trên xương bàn và các ngón chân.

Nghiên cứu cho thấy độ cao của đế giày cứ tăng mỗi 2,5 cm thì áp lực lên bàn chân trước tăng 22-25%.

Do đó mang giày cao 7cm, áp lực xương bàn phải chịu là 175% mức bình thường dễ gây thoái hóa khớp bàn ngón, nhất là ngón cái. Gia tăng chứng vẹo ngón cái (Hallux valgus): Tình trạng ngón cái vẹo vào trong sẽ làm cho bàn chân đau đớn do lực ma sát gây ra trong quá trình đi lại.

Ngón chân bị biến dạng: Khi đi giày cao gót, phần lớn trọng lượng của cơ thể bị dồn quá nhiều về phía mũi. Chính vì thế, các ngón chân sẽ kết lại với nhau và bị biến dạng. Có thể là cong chân xuống, các khớp các ngón chân cũng trở nên chai cứng. Đồng thời người bệnh sẽ bị đau đớn vô cùng.

Xuất hiện cục lồi ở gót chân: Việc đi giày cao gót thường xuyên sẽ làm cho chân xuất hiện cục u lồi ra. Đồng thời khiến chân rất dễ bị phồng rộp, sưng tấy.

👣CỔ CHÂN

Mang giày cao gót buộc mắt cá chân của bạn uốn cong về phía trước. Động tác này sẽ hạn chế lưu thông máu trong chi dưới của bạn.

Nếu bạn đi giày cao gót lâu năm, có thể dẫn đến các tĩnh mạch nổi như "dây điện", cơ bắp chân bị rút ngắn lại. Ngoài ra, có thể dẫn đến các cơn đau, cứng cơ, chuột rút, đặc biệt viêm-cứng gân Achilles (gân gót).

Bong gân mắt cá chân: Hiện tượng này rất thường hay gặp, khi phụ nữ mang giày quá cao. Đồng thời, bước đi không vững, không giữ được thăng bằng, khiến cho chân bị trật ra khỏi giày. Điều này vô tình làm cho dây chằng mắt cá căng và bong ra. Thậm chí bệnh nhân có thể bị rách dây chằng.

👣ĐẦU GỐI

Mang giày cao gót sẽ làm trọng lượng của bạn đổ dồn vào đầu gối và các khớp ngón chân, làm tăng sức ép lên chúng. đầu gối sẽ chịu khoảng 26% sức ép của cơ thể, các cơ đùi cũng phải hoạt động nhiều. Trong khi đó đầu gối là khớp nối lớn nhất trong cơ thể được tạo ra để giúp cơ thể uyển chuyển.

Vì vậy, nếu bạn đi giày cao gót cả ngày có thể làm gia tăng áp lực lên các bề mặt bên trong của đầu gối, nhanh chóng khiến chúng bị hao mòn dẫn đến viêm khớp xương, đau nhức.

👣XƯƠNG HÔNG ( Xương Chậu )

Để tránh bị lật bàn chân cũng như bị té ngã khi mang giày cao gót, bạn phải đẩy hông ra, ưỡn lưng và đẩy ngực ra phía trước. Đó là dáng đứng gợi cảm nhưng cũng có thể làm gân và các cơ hông của bạn căng cứng.

😉ẢNH HƯỞNG ĐẾN CỘT SỐNG

Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia về xương khớp, nếu đi giày cao gót trên 10 cm mỗi ngày sẽ khiến cơ thể bạn mắc bệnh về cột sống cao gấp 3 lần người đi dép bệt. Mang giày cao gót làm cho cột sống bị cong lệch, gây áp lực đối với các dây thần kinh và các cơ vùng thắt lưng. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến khung chậu ( xương chậu xoay ra trước) tạo ra một áp lực không bình thường lên phần dưới cột sống. Kết quả là bạn sẽ đau lưng dưới, lâu dài gây cong vẹo, thoái hóa đốt sống.

Viêm khớp, lồi đĩa đệm: Đây là mối nguy hiểm nhất khi các chị em thường xuyên đi giày cao gót. Theo như thống kê thì phụ nữ mang giày cao gót sẽ làm tăng sức ép lên vùng đầu gối khoảng 26%. Chính vì thế, đã có rất nhiều chị em mắc bệnh viêm khớp. Vị trí ảnh hưởng nhiều nhất là các khớp chân, khớp gối. Bên cạnh đó, phần đĩa đệm chân cũng rất dễ bị lồi ra. Như vậy sẽ gây tình trạng đau nhức ở khớp gối cho người bệnh.

😎MỘT SỐ CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ HẠN CHẾ BỆNH XƯƠNG KHỚP KHI ĐI GIÀY CAO GÓT

Mách phái đẹp.

Rõ ràng, việc đi giày cao gót quá nhiều gây cho phụ nữ không ít nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Không chỉ vậy, việc đi giày cao gót không đúng cách sẽ khiến cho chị em gặp không ít phiền toái trong cuộc sống. Để giúp cho phụ nữ có thể tự tin với những bước đi vững chắc mà không lo mắc bệnh. Tôi xin mách cho các chị em một số mẹo như sau:

– Hạn chế sử dụng giày quá cao.

Bạn nên hạn chế việc sử dụng những đôi giày cao gót quá cao so với cơ thể nhỏ nhắn của mình. Hạn chế việc sử dụng giày cao gót thường xuyên. Chỉ nên sử dụng chúng trong những hoạt động cần thiết nhất.

– Đi giày gót thấp, đế bệt là lựa chọn tốt nhất để bảo vệ cơ thể bằng việc phân bổ trọng lượng cơ thể đều hơn so với đi giày quá cao.

– Hạn chế việc đi lại hoặc đứng lâu.

– Kiểm tra gót giày:

Có thể giày cao gót sẽ làm cho gót chân của bạn bị đau rát, phồng rộp khi di chuyển. Chính vì thế, bạn nên dán vào đôi giày cao gót một miếng đệm lót. Đây là cách để bạn khắc phục tình trạng này.

Để có thể bước đi tự tin và không lo bị ngã, bạn hãy kiểm tra độ chắc chắn của gót giày. Đây là cách giúp bạn có thể an toàn khi sử dụng. Bởi toàn bộ trọng lượng cơ thể của bạn sẽ �ổ dồn về phía gót giày. Do đó, việc bạn thường xuyên tiến hành kiểm tra gót giày sau một thời gian sử dụng là vô cùng cần thiết.

– Sử dụng lót đế mềm mại sẽ làm giảm áp lực lên phần đầu gối của bạn, giúp giảm thiểu các vấn đề gây đau khớp và đầu gối.

– Lựa chọn kiểu dáng phù hợp với chân.

– Không đi giày quá chật hay rộng so với kích cỡ của chân.
Một đôi giày tốt là đôi giày vừa khít với chân của phụ nữ. Bạn hãy chọn cho mình một đôi giày có kiểu dáng phù hợp. Hãy chắc chắn rằng bạn thích chúng. Đồng thời, chúng không quá chật để gây đau đớn, phồng rộp cho chân của bạn.

– Mát xa cho chân:
Nếu bạn làm việc và đứng thường xuyên trên giày cao gót trong nhiều giờ liền. Bạn hãy dành một khoảng thời gian khoảng 5 phút để xoa dịu lòng bàn chân. Đây là cách để giúp lượng máu ở chân có thể lưu thông tốt hơn.

PS : Hy vọng những chia sẻ của Tôi trên đây sẽ giúp cho các chị em phụ nữ thấy được những tác hại của giày cao gót đối với sức khỏe của chính bản thân mình. Với những tác hại mà giày cao gót đối với xương khớp, các chị em nên cân nhắc trong việc sử dụng loại “vũ khí” lợi hại này. Nếu trong những trường hợp không cần thiết, bạn hãy sử dụng một đôi dép xẹp ( bệt ) để thay thế. Đây là cách tốt nhất giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh xương khớp vô cùng hiệu quả.
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 - 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam.
Sách dành cho những bạn đam mê Châm Cứu - Bấm Huyệt....
Theo Đông y, tức giận làm tổn thương gan, sắc dục làm tổn thương thận...Cùng tìm hiểu tinh thần và thể chất ảnh hưởng tới sức khỏe bạn như thế nào.
Bài thơ là phương pháp chuẩn đoán bệnh sớm dựa vào quan sát các dấu hiệu bên ngoài người bệnh. Chủ yếu là ở mặt, tay, chân, lưỡi, phân, nước tiểu...
Ông là nhà y học có học vấn uyên bác, nhà dược học nổi tiếng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân đạo, có ý chí độc lập sáng tạo trong nghiên cứu...
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bị rách, nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài và hiện tượng thoát vị thường xảy ra ở cổ và lưng...
Phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic của Mỹ là một phương pháp điều trị không phẫu thuật, điều chỉnh những sai lệch dù là nhỏ nhất trên cột sống..
Tâm Bệnh: là bệnh tật phần lớn là do suy nghĩ tiêu cực của con người mà ra., một căn bệnh mà hầu hết mọi người đều mắc phải...
Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thì cần chú ý một số yếu tố sau để tránh làm tăng cơn đau và tăng khả năng tái phát bệnh.
Dưỡng sinh trị liệu Y Cốt Liên Khoa là phương pháp đả thông kinh lạc 12 đường kinh chăm sóc sức khỏe, giúp lưu thông khí huyết, giảm thiểu sự tắc nghẽn..
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa

học nắn xương chậu, học nắn chỉnh cột sống

 
học nắn chỉnh xương chậu

học nắn chỉnh cột sống, bài chữa đau cổ vai gáy

 
giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống
 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020