Vai trò của cột sống đối với cơ thểCột sống nhìn từ đằng trước hoặc nhìn từ đằng sau lại đều là một đường thẳng. Cột sống nhìn từ mặt bên thì có 2 đoạn cong ra trước và 2 đoạn cong ra sau: Các đốt sống cổ cong ra phía trước, các đốt sống ngực cong về phía sau, các đốt sống lưng lại cong ra phía trước, xương cùng và xương cụt cong về phía sau. Từ giữa đốt sống cổ C2, C3 xuất hiện đĩa đệm và có độ dày dần lên theo tỉ lệ cho đến L5, S1. Các đĩa đệm có nhiệm vụ như một lò xo làm giảm chấn.
Tất cả các lỗ đốt sống chồng lên nhau hình thành ống sống, trong ống sống chứa tủy sống. Tủy sống nằm dọc trong ống sống, phía trên tiếp xúc với hành não (C1), kéo dài theo ống sống xuống dưới ngang mức L2. Tủy sống là một cột thần kinh dài 45 đến 50 cm, bên ngoài có màng bao bọc. Tủy sống có 31 đôi dây thần kinh bao gồm 8 cổ, 12 ngực, 5 thắt lưng, 5 cùng, 1 cụt.
Cột sống mối liên quan đến bệnh cột sốngCác đốt sống cổ từ C1 đến C7: hệ thần kinh chi phối tai, mắt mũi miệng..
Các đốt sống ngực từ D1 đến D4: hệ thần kinh chi phối tim, phổi..
Các đốt sống ngực từ D5 đến D12: hệ thần kinh chi phối gan, mật, tụy, ruột non, ruột già, bàng quang..
Các đốt Xương cùng, xương cụt: hệ thần kinh chi phối bộ phận sinh dục..
Biểu hiện ban đầu của các bệnh lý thường là triệu chứng đau tại cột sống, đặc biệt là đau vùng cột sống thắt lưng, vì đây là vùng hoạt động nhiều nhất của cột sống hay còn gọi là bản lề của cột sống. Tuy nhiên, bất cứ một thay đổi từ nhỏ đến lớn của mỗi bộ phận của cột sống, bất cứ một sự bất thường hay bất đồng bộ trong các tư thế, động tác trong lao động, sinh hoạt hay vui chơi giải trí của con ngường cũng có thể ảnh hưởng lên cột sống và gây nên những bất thường hay bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp. Chúng ta cần hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của cột sống, từ đó luôn xây dựng và duy trì một lối sống tích cực, an toàn và bảo vệ cho hệ thống xương khớp đặc biệt là cột sống.
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!