banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Đo huyết áp

Huyết áp là một cặp trị số biểu thị cho áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể.

Bạn nên biết một điều cực kỳ quan trọng! Huyết Áp

Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có rất nhiều loại máy đo huyết áp từ nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau trên thế giới như Omron, Boso, Microlife,…Nhưng đa số người bệnh không biết cách đo huyết áp tại nhà nên chỉ đến các trạm y tế hay bệnh viện kiểm tra theo định kỳ gây mất thời gian và tốn kém chi phí. Điều cần thiết đối với người mắc bệnh huyết áp là phải thường xuyên theo dõi huyết áp của mình để kịp thời ức chế lại bệnh tình. Hôm nay Mình xin hướng dẫn các bạn cách đọc chỉ số và cách đo huyết áp tại nhà.

Đo huyết áp

HUYẾT ÁP LÀ GÌ?
Huyết áp là một cặp trị số biểu thị cho áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch.

Huyết áp bao gồm:
- Huyết áp tối đa (hay còn gọi là huyết áp trên hoặc tâm thu) ứng với số trên hiển thị trên máy đo huyết áp.
- Huyết áp tối thiểu (hay còn gọi là huyết áp tâm trương) ứng với số dưới hiển thị trên máy đo huyết áp

HUYẾT ÁP BAO NHIÊU LÀ BÌNH THƯỜNG:
- Chỉ số huyết áp bình thường là dao động trong khoảng 90/60 mmHg đến 140/90 mmHg, nhiều người thừa nhận giới hạn trên của huyết áp bình thường ở người trẻ là 145/95.
- Chỉ số huyết áp thấp khi huyết áp tối đa < 90 hoặc huyết áp tối thiểu < 60.
- Chỉ số huyết áp cao khi huyết áp tối đa > 140 hoặc huyết áp tối thiểu > 90.
- Cần rất thận trọng khi kết luận một người là bị tăng huyết áp và chỉ được khẳng định là bệnh khi tăng huyết áp là thường xuyên. Do đó phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày (sáng, trưa, tối), theo dõi trong nhiều ngày. Phải đo huyết áp cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng. Ở một số người huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng… chẳng hạn.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐO HUYẾT ÁP CỔ TAY
Bước 1: Cho người bệnh nằm hoặc ngồi trong tư thế thoải mái. Thả lỏng cơ thể, không được nói chuyện. Sau đó, lật ngửa bàn tay trái, quấn vòng bít vào phần cổ tay ở phía bên trong, cách cổ tay khoảng 1 cm, quấn băng huyết áp vừa chặt với cổ tay.
Bước 2: Đặt cổ tay bên đo một cách từ từ ngang với vị trí tim, tay còn lại thì đỡ vào khuỷu tay bên kia để cơ không bị căng.
Bước 3: Bấm nút START/STOP để tiến hành đo huyết áp.
Bước 4: Nhấn nút start/stop để tắt máy. Trong trường hợp quên tắt, máy sẽ tự động tắt sau 1 phút.



ĐỂ BIẾT CHÍNH XÁC THẬT SỰ CÓ BỊ HUYẾT ÁP CAO - HUYẾT ÁP THẤP KHÔNG:
Vì huyết áp của con người thay đổi theo nhiều dạng. Ví dụ như gặp thời tiết thay đổi,vui quá hoặc buồn quá,sáng khác và chiều khác huyết áp sau khi ăn và trước khi ăn,do vừa lao động hay hồi hộp quá.....
Vì vậy khi muốn biết chính xác người đó có bị Huyết Áp không thì ta phải làm như sau:
- Cố gắng kiểm tra huyết áp vào 5 múi giờ trong ngày
- Và phải đo liền trong vòng 7 ngày.
Như vậy mới có thể tạm kết luận được rằng người đó có bị huyết áp Cao - huyết áp Thấp hay không. Chứ đo 1 lần thì tuyệt đối không thể kết luận ngay được.

LƯU Ý KHI ĐO HUYẾT ÁP
Tránh ăn, hút thuốc, rượu bia trước khi đo
Thu giãn khoảng 10 phút trước khi đo
Không mặc áo bó chặt bắp tay
Luôn tiến hành đo cùng 1 cánh tay (thường là tay trái) và tại cùng một khoảng thời gian trong ngày
Khuyến cáo của bác sĩ chỉ nên đo 3 - 4 lần trong 1 ngày
Giữ vị trí động mạch cánh tay ngang bằng so với tim
Không nói chuyện, di chuyển, bắt chéo chân, co bóp tay trong quá trình đo
Cần đo liên tiếp phải cách nhau ít nhất 4 - 7 phút

HUYẾT ÁP THẤP VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN
Huyết áp thấp, một trong những căn bệnh mãn tính nguy hiểm hiện nay và đặc biệt bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới. Vậy những nguyên nhân gây bệnh là do đâu, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu 5 nguyên tắc giúp phòng ngừa biến chứng bàn chân ở người tiểu đường Cảnh giác 5 loại thực phẩm làm tăng huyết áp Người bị huyết áp thấp nên và không nên làm những gì? Chế độ dành cho người mắc bệnh đái tháo đường Đối phó bệnh cao huyết áp như thế nào? Vì sao lại bị huyết áp thấp?
- Hạ huyết áp là một thuật ngữ y học để chỉ áp lực máu tác động lên thành động mạch mỗi khi nhịp tim thấp hơn so với bình thường. Theo các chuyên gia, việc thường xuyên bị tụt huyết áp có thể cản trở oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng được vận chuyển lên não, dẫn đến nhiều rủi ro cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

- Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho huyết áp bị hạ, dưới đây là 10 nguyên nhân phổ biến nhất thường gặp:
1. Mất nước:
- Nghe tưởng chừng như không có gì, nhưng đây lại là một trong những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày.
- Nguyên nhân của mất nước có thể là do nôn ói, bị tiêu chảy kéo dài hay do tập luyện thể dục thể thao bị toát nhiều mồ hôi và sốc nhiệt, hoặc một người bình thường nếu uống quá ít nước thì cũng sẽ bị mất nước khi hoạt động, hoặc đi nắng,… Lúc đó nếu không bổ sung lượng nước kịp thời có thể dẫn tới tình trạng hạ huyết áp, kèm theo các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, có khi còn ngất xỉu.

2. Mất máu:
- Mất máu dù ít hay nhiều đều có thể gây ra tình trạng huyết áp thấp.
- Các trường hợp mất máu gây tụt huyết áp nhanh gồm: do tai nạn, do phẫu thuật hay nhiều nguyên nhân khác,…

3. Viêm nội tạng:
- Khi các bộ phận trong cơ thể bị viêm, lúc này các chất lưu rất dễ di chuyển khỏi mạch máu để tập trung vào các mô bị viêm quang nội tạng và các khu vực lân cận rồi lấy máu, dẫn đến lượng máu bơm đến tim, não và các cơ quan khác thiếu hụt một lượng lớn và gây hạ huyết áp.

4. Cơ tim yếu:
- Nếu bạn bị yếu cơ tim sẽ rất dễ bị hạ huyết áp.
- Do cơ tim yếu sẽ làm cho tim gặp những trở ngại lớn trong việc bơm máu, làm lượng máu đi nuôi cơ thể bị giảm xuống.
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ tim yếu, một trong những yếu tố đó có thể là do bị nhồi máu cơ tim nhiều lần, hay cơ tim bị nhiễm trùng do virus.

5. Nghẽn tim:
- Đây là tình trạng này xảy ra do nhồi máu cơ tim hay xơ vữa động mạch. Khi đó, các mô đặc biệt có nhiệm vụ dẫn truyền dòng điện trong tim sễ bị tổn hại, gây cản trở các tín hiệu điện dẫn đến các bộ phận khác của tim, làm cho tim co bóp bất thường, gây ảnh hưởng đến huyết áp.

6. Nhịp tim nhanh bất thường:
- Nhịp tim nhanh cũng có thể gây giảm huyết áp.
- Khi nhịp tim đập không đều, các tâm thất của tim cũng sẽ co bóp với một nhịp độ không ổn định, khiến tâm thất không nhận đủ lượng máu tối đa, làm lượng máu trong mạch bị giảm dẫn đến việc tim đập nhanh hơn.

7. Đang trong thời kì thai nghén:
- Các nghiên cứu đã chứng minh, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị huyết áp thấp là rất cao. Mặc dù đây là hiện tượng thường thấy trong thời gian mang thai nhưng tốt nhất là chị em vẫn nên kiểm soát huyết áp của mình và chú ý đến các biểu hiện.

8. Nhiễm trùng nặng:
- Khi bị nhiễm trùng, các vi khuẩn ở những nơi bị nhiễm trùng sẽ thâm nhập vào dòng máu, và sản sinh ra các độc tố làm ảnh hưởng đến máu, dẫn đến huyết áp bị hạ nhanh chóng.

9. Thiếu hụt dinh dưỡng:
- Việc bổ sung dinh dưỡng rất quan trọng, cho dù bị thiếu hụt bất kỳ chất dinh dưỡng nào, ở bất kỳ thời điểm nào cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, trong đó có tình trạng hạ huyết áp.

10. Các vấn đề về nội tiết:
- Các vấn đề về nội tiết như suy giảm chức năng tuyến giáp, tuyến thượng thận suy yếu, bệnh ở tuyến cận giáp, hạ đường huyết và bệnh tiểu đường… đều có thể gây tình trạng hạ huyết áp.
- Theo các chuyên gia, sở dĩ chúng ta bị hạ huyết áp là do, khi mắc các vấn đề về nội tiết thì cơ thể sẽ xảy ra một số những biến chứng trong quá trình sản xuất hormone tuyến nội tiết. Trên đây là những nguyên nhân gây bệnh mà hầu hết người bệnh đều mắc phải. Vì thế với những người chớm bệnh, hãy khắc phục những nguyên nhân trên để phòng ngừa biến chứng bệnh.

Ngoài ra hãy thường xuyên theo dõi huyết áp của mình bằng cách đo huyết áp mỗi ngày để phòng tránh được các cơn tụt huyết áp đột ngột cũng như có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt được huyết áp của mình.


Chia sẻ sách Pdf: Bí quyết bấm huyệt chữa bệnh
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Chữ Duyên đã đưa tôi đến với Y Cốt Liên Khoa., đến với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng sau lần điều trị đau thần kinh tọa...
Một bài tập để phòng và hỗ trợ chữa bệnh về thận, tuyến tiền liệt, phụ khoa, nám da..v.v. đang được rất nhiều người bệnh quan tâm và tập theo...
Phương pháp Y Cốt Liên Khoa quan sát hình thái của cột sống và xương chậu xem có sự biến đổi bất thường để đưa ra phương án trị liệu...
Y Cốt Liên Khoa chia sẻ một số cách xác định vị trí các đốt sống quan trọng của xương cột sống., đốt cổ C1, C7, D1..
Tìm hiểu về giác hơi là phương thức trị liệu độc đáo, dễ học, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Giác hơi giúp điều chỉnh âm dương, giải trừ đau nhức
Bạn đang đau đầu chóng mặt không biết., làm sao để biết mình thiếu vitamin gì, Làm sao để biết cơ thể thiếu chất gì. Dấu hiệu nhận biết Vitamin quan tâm...
Thoái hóa khớp xảy ra khi sự tái tạo của sụn khớp và đĩa đệm bị mất cân bằng. Quá trình thoái hóa cột sống lưng sẽ làm mất vững cột sống, ảnh hưởng sức khỏe
Nắn chỉnh cột sống là phương pháp điều trị đau cơ xương khớp, giúp giải quyết tận gốc các tác nhân gây ra những cơn đau liên quan đến cột sống..
Trầm cảm sau sinh là một dạng của bệnh trầm cảm ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ sau khi đứa con sinh ra. Làm thế nào biết mình bị trầm cảm sau sinh?
Quấn đai nịt bụng một thời gian dài còn làm ảnh hưởng tới cấu trúc xương sườn, Gan, lá lách và thận cũng bị tổn thương.
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa

học nắn xương chậu, học nắn chỉnh cột sống

 
học nắn chỉnh xương chậu

học nắn chỉnh cột sống, bài chữa đau cổ vai gáy

 
giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống
 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020