Huyệt là gì & có tất cả bao nhiêu loại huyệt !
Từ xưa tới nay, trong nền Đông Y và Trung Y đã có rất nhiều định nghĩa về huyệt nhưng chung quy lại thì Huyệt là nơi thần khí lưu hành ra vào, không phải là da, gân, xương. Có thể coi đây là định nghĩa chung của huyệt ở bất kỳ tổ chức nào của cơ thể.
Huyệt có nhiều tên gọi khác nhau : huyệt, không, khí huyệt, khí phủ ( Nội kinh ), tiết, hội, khổng huyệt ( Giáp ất kinh ), huyệt vị ( Thần cứu kinh luận ), huyệt đạo ( Thái bình thánh huệ phương ), du huyệt ( Đồng nhân du huyệt châm cứu đồ kinh ). Ở Việt Nam thì hay dùng các tên gọi về huyệt như : Huyệt, huyệt vị, huyệt đạo, du huyệt …
Khóa học Đông Y trị liệu - Nắn Chỉnh Cột Sống
Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh theo sự chỉ đạo của lý luận y học cổ truyền. Đặc điểm của nó là dùng bàn tay, ngón tay, khuỷu tay, củ trỏ,…. là chính để tác động lên huyệt vị, gân, cơ, khớp của người bệnh, nhằm mục đích phòng bệnh và chữa bệnh.
Ưu điểm là đơn giản, rẻ tiền có hiệu quả, có phạm vi chữa bệnh rộng, có giá trị phòng bệnh lớn. Đơn giản, rẻ tiền vì chỉ dùng bàn tay để phòng bệnh và chữa bệnh. Do đó, có thể dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào và không bị lệ thuộc vào phương tiện khác. Có hiệu quả vì có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh nhất định. Có khả năng chữa một số chứng bệnh mãn tính và nhiều khi đạt kết quả nhanh chóng, đảm bảo an toàn, làm xong nhẹ người, triệu chứng bệnh giảm nhẹ.
Là một phương pháp trị liệu an toàn và đem tới rất nhiều tác động tích cực cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, xoa bóp bấm huyệt đang ngày càng được đánh giá cao và trở thành lựa chọn của nhiều người trong chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Biện pháp trị liệu không dùng thuốc này vẫn đang không ngừng được nghiên cứu, hoàn thiện và hứa hẹn sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai.
Hiện nay y học hiện đại cũng đã công nhận tầm quan trọng của các huyệt đạo, đóng vai trò là đầu mối giao thoa của các dây thần kinh và mạch máu. Đây là những điểm nhạy cảm có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể, với tuần hoàn máu và hệ thần kinh. Chính vì vậy mà bấm huyệt có khả năng tạo nên những thay đổi về thần kinh, nội tiết và thể dịch – những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới thể trạng và sức khỏe con người.
TÊN GỌI MỘT SỐ LOẠI HUYỆT
- Huyệt Ngoài kinh : là những huyệt không nằm trên 14 đường kinh mạch chính. Trong lâm sàng, huyệt ngoài kinh có vị trí cố định, hiệu quả điều trị bệnh rất rõ ràng : Thái dượng, giáp tích… hiện nay có khoảng 200 huyệt ngoài kinh bao gồm cả các huyệt mới phát hiện.
- Huyệt A thị : còn có tên là thống điểm hay thiên ứng huyệt, huyệt a thị không có vị trí cố định, chỉ xuất hiện khi có bệnh, lúc khỏi thì tự mất. Vận dụng huyệt a thị để chữa chứng đau cấp và đau tại chỗ rất hiệu quả.
- Huyệt thuộc kinh mạch : những huyệt này nằm trên 12 đường kinh mạch chính và trên hai đường kinh mạch Nhâm, mạch Đốc.
👌 Được xếp theo tác dụng thành những nhóm huyệt:
+ Huyệt lạc : là nơi khởi đầu của lạc mạch giúp nối liền kinh âm và kinh dương tương ứng, có liên quan đến biểu lý của hai đường kinh đó. Nó có tác dụng chữa bệnh trên cả hai đường kinh. Mỗi kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc có 1 huyệt Lạc. Ngoài ra do tính chất quan trọng của hệ thống Tỳ mà có thêm đại lạc của Tỳ nên trong cơ thể có tổng cộng 15 Huyệt lạc.
+ Huyệt nguyên : Thường được người thầy thuốc xem là huyệt đại diện của đường kinh đó. Mỗi đường kinh chính có một huyệt nguyên, thường nằm quanh cổ tay, cổ chân. Huyệt nguyên là nơi tập trung khí huyết nhiều nhất của đường kinh.
+ Huyệt bối du ( ở lưng ) : là những huyệt tương ứng với tạng phủ, nằm trên kinh Bàng quang ( đoạn ở lưng ), dọc hai bên cột sống. Người xưa cho rằng khí của tạng phủ tụ lại ở lưng trên một huyệt du tương ứng.
+ Huyệt khích : Khích có nghĩa là khe hở. Huyệt khích cũng thuộc vào những yếu huyệt của kinh mạch. Mỗi đường kinh có một huyệt khích, là những khe, nơi mà mạch khí tụ tập sâu trong cơ thể, phần nhiều phân bố ở kẽ gân và xương nơi mà kinh khí rót vào. Thường dùng để chuẩn đoán và chữa những bệnh cấp tính của đường kinh và tạng phủ mà nó có quan hệ. Có 16 huyệt khích : 12 huyệt khích ở 12 đường kinh chính và 4 huyệt khích của 4 kinh kỳ
+ Huyệt mộ : Cũng có cùng nguyên lý như huyệt bối du nhưng có hai điểm khác là huyệt nằm trên đường kinh đi ngang qua vùng ngực, bụng và nằm trên nhiều đường kinh mạch khác nhau.
+ Huyệt ngũ du : là nhóm 5 huyệt, có vị trí từ khuỷu tay và đầu gối trở ra đến ngọn chi. Huyệt ngũ du được gọi tên theo thứ tự : tinh, huỳnh, du, kinh, hợp. Đặc tính của huyệt ngũ du là có thể điều trị những chứng bệnh của đường kinh rất tốt.
Trên đây là sự chia sẻ những khái niệm rất cơ bản về Huyệt. Y Cốt Liên Khoa mong rằng nó có thể giúp ích được phần nào cho những người mới tìm hiểu về Bấm huyệt.
KỸ THUẬT THỰC HIỆN 19 ĐỘNG TÁC XOA BÓP BẤM HUYỆT TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Theo Y học cổ truyền, thì khi làm các thủ thuật này yêu cầu thủ thuật phải dịu dàng có tác dụng thấm sâu vào da thịt, làm được lâu và có lực ( êm - thấm )
I - 19 ĐỘNG TÁC XOA BÓP BẤM HUYỆT:
1. Xát
2. Xoa
3. Day
4. Ấn
5. Miết
6. Phân
7. Hợp
8. Véo
9. Âm ( Bấm )
10. Điểm
11. Bóp
12. Đấm
13. Chặt
14. Lăn
15. Phát
16. Rung
17. Vê
18. Vờn
19. Vận động
II - KỸ THUẬT THỰC HIỆN
1. Xát:
Dùng gốc gan bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái xát lên da, theo hướng thẳng ( đi lên, đi xuống hoặc sang phải, sang trái ).
Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh.
Cũng có khi phải dùng dầu, bột tan ( tale ) để làm trơn da.
Toàn thân chỗ nào cũng xát được.
Tác dụng: thông kinh lạc, dẻo gân cốt, lý khí làm hết đau, làm hết sưng, giảm đau.
2. Xoa
Dùng vân ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út ngón tay cái xoa tròn trên da chỗ đau. Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh. Là thủ thuật mềm mại, thường dùng ở bụng hoặc nơi có sưng đỏ.
Tác dụng: lý khí hòa trung ( tăng cường tiêu hoá ) thông khí huyết, làm hết sưng, giảm đau.
3. Day
Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái hơi dùng sức ấn xuống da người bệnh và di chuyển theo đường tròn. Tay của thầy thuốc và da của người bệnh dính với nhau, da người bệnh di động theo tay thầy thuốc.
Thường làm chậm còn mức độ mạnh hay nhẹ, rộng hay hẹp tuy tình bệnh lý, là thủ thuật mềm mại hay làm ở nơi đau, nơi nhiều cơ.
Tác dụng: làm giảm sưng, hết đau, khu phong, thanh nhiệt, giúp tiêu hóa. Hai thủ thuật day và xoa là hai thủ thuật chính trong việc chữa sưng tấy.
4. Ấn
Theo Y học cổ truyền, bạn dùng ngón, gốc gan bàn tay, mô ngón tay cái hoặc mô ngón tay út ấn vào một nơi nào hoặc vào huyệt nào đó.
Tác dụng: lực qua da vào thịt, xương hoặc vào huyệt.
5. Miết
Dùng vân ngón tay cái miết chặt vào da người bệnh rồi miết theo hướng lên hoặc xuống hoặc sang phải sang trái. Tay của thầy thuốc di động và kéo căng da của người bệnh. Hay dùng ở đầu, bụng.
Tác dụng: khai khiếu, trấn tĩnh, bình can giáng hỏa, làm sáng mắt, trẻ em ăn không tiêu ( miết từ Trung quản xuống đến rốn ).
6. Phân
Dùng vân các ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai tay, từ cùng một chỗ tẽ ra hai bên theo hướng ngược nhau.
a. Có thể chạy trên da người bệnh khi hai tay phân ra và đi cách nhau xa.
b. Có thể dính vào da người bệnh, da người bệnh bị kéo căng ra hai hướng ngược nhau khi hai tay phân ra và cách nhau không xa lắm.
Dùng ở đầu mặt, ngực, lưng
Tác dụng: hành khí, tán huyết, bình can, giáng hỏa.
7. Hợp
Dùng vân cán ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai tay từ hai chỗ khác nhau đi ngược chiều và cùng đến một chỗ. Tay của thầy thuốc như ở thủ thuật phân.
Dùng ở đầu, bụng, lưng.
Tác dụng: bình can giáng hỏa, trợ chính khí, giúp tiêu hoá.
8. Véo
Dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ hoặc những đốt thứ 2 của ngón cái với đốt thứ 3 của ngón tay trỏ kẹp và kéo da lên, hai tay làm liên tiếp sao cho da của người bệnh luôn luôn như bị cuộn ở giữa các ngón tay của thầy thuốc. Hay dùng ở lưng, trán.
Tác dụng: bình can giáng hỏa, thanh nhiệt, khu phong tán hàn, nâng cao chính khí.
9. Âm ( Bấm )
Theo Y học cổ truyền, trước đây người ta dùng móng tay cái bấm vào huyệt Nhân trung, Thập tuyên, Thừa tương để điều trị trong các trường hợp ngất choáng. Có tác dụng làm tỉnh người.
Hiện nay người ta cắt ngắn móng ngón tay cái và ngón trỏ để bấm vào các huyệt, a thị huyệt và những nơi cơ co cứng để điều trị một số bệnh cấp tính và mãn tính.
CHÚ Ý: khi bấm đốt 1 và 2 vuông góc với nhau bấm từ từ, tăng dần đến khi bệnh nhân cảm thấy tức nặng thì hãm lại khoảng 1 phút.
Nếu tay ấn yếu thì dùng góc gan bàn tay kia ấn thêm vào và không làm quá sức chịu đựng của người bệnh.
Khi bấm không được day vì nghiền nát tổ chức gây bầm tím và đau.
10. Điểm
Dùng đầu ngón tay cái, đốt thứ 2 ngón trỏ, giữa hoặc khuỷu tay, dùng sức ấn thẳng góc vào huyệt hoặc vị trí nhất định. Đó là thủ thuật tả mạnh nhất của xoa bóp, cần căn cứ vào bệnh tình hư thực của người bệnh để dùng cho thỏa đáng.
Thường dùng ở mông, lưng, thắt lưng, tứ chi.
Tác dụng: khai thông những chỗ bế tắc, tán hàn giảm đau.
11. Bóp
Có thể dùng hai bàn tay hoặc ngón tay cái và ngón trỏ, ngón nhẫn hoặc ngón cái và bốn ngón tay kia hoặc hai đầu ngón tay cái và trỏ ( khi bóp vào huyệt ). Lúc đó vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên. Nói chung không nên để thịt và gân trượt dưới tay, vì làm như vậy gây đau. Nên dùng đốt thứ 3 các ngón tay để bóp, không lên dùng đầu ngón tay để bóp vào cơ vì làm như vậy gây đau.
Thường dùng ở cổ, gáy, vai, nách, lưng trên, mông và tứ chi. Sức bóp mạnh hay nhẹ tùy đối tượng.
12. Đấm
Nắm tay lại dùng ô mô út đấm vào chỗ bị bệnh, thường dùng ở nơi nhiều cơ như lưng, mông, đùi.
Tác dụng: thông khí huyết, tán hàn, khu phong.
13. Chặt
Duỗi thẳng bàn tay, dùng ô mô út chặt liên tiếp vào chỗ bị bệnh. Thường dùng ở nơi nhiều cơ như lưng, mông, đùi.
Nếu xoa bóp ở đầu thì xòe các ngón tay, dùng ngón út chặt vào đầu bệnh nhân. Khi chặt ngón út sẽ đập vào ngón đeo nhẫn, ngón đeo nhẫn sẽ đập vào ngón giữa, ngón giữa sẽ đập vào ngón trỏ phát ra tiếng kêu.
Tác dụng: thông khí huyết, tán hàn, khu phong.
14. Lăn
Dùng mu bàn tay và ô mô út hoặc dùng các khớp giữa bàn tay và ngón hoặc dùng các khớp ngón tay, vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với một sức ép nhất định lần lượt lăn trên da thịt bệnh nhân, thường lăn ở nơi nhiều cơ và nơi đau.
Tác dụng: khu phong, tán hàn, thông kinh lạc làm lưu thông khí huyết do đó giảm đau, làm khớp vận động được dễ dàng.
Thủ thuật này có tác dụng thấm sâu vào da thịt, diện kích thích lớn, nên hay được dùng trong tất cả các trường hợp xoa bóp.
15. Phát
Bàn tay hơi khum khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít lại với nhau phát từ nhẹ đến nặng vào chỗ bị bệnh. Khi phát da đỏ lên do áp lực trong lòng bàn tay thay đổi gây nên, chứ không có các vết lằn ngón tay như khi để thẳng ngón tay phát. Dùng ở vai, thắt lưng, tứ chi, bụng.
Tác dụng: thông kinh lạc, mềm cơ, giảm sức căng.
16. Rung
Người bệnh ngồi thẳng, hai tay buông thõng hơi nghiêng người về phía bên kia, thầy thuốc đứng hai cổ tay nắm cổ tay người bệnh kéo hơi căng, hơi dùng sức rung từ nhẹ đến nặng, chuyển động như làn sóng từ tay lên vai. Vừa rung vừa đưa tay bệnh nhân lên xuống từ từ và cuối cùng giật nhẹ một cái. Dùng ở tay là chính.
17. Vê
Dùng ngón tay trỏ và ngón cái vê theo hướng thẳng, thường dùng ở ngón tay, ngón chân và các khớp nhỏ.
Tác dụng: làm trơn khớp, thông khí huyết
18. Vờn
Hai bàn tay hơi cong bao lấy một vị trí, rồi chuyển động ngược chiều kéo theo cả da thịt người bệnh chỗ đó chuyển động theo. Dùng sức phải nhẹ nhàng vờn từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên.
Dùng ở tay chân, vai, lưng, sườn.
Tác dụng: bình can, giải uất, thông kinh lạc, điều hòa khí huyết.
19. Vận động
Tùy theo từng khớp mà có cách vận động khớp khác nhau.
VÍ DỤ:
+ Khớp vai: cột 2 tay cố định phía trên khớp một tay cầm cánh tay vận động khớp theo phạm vi hoạt động bình thường của khớp. Nếu khớp vận động bị hạn chế cần kéo giãn khớp trong khi vận động và phải hết sức chú ý phạm vi hoạt động của khớp lúc đó, làm từ từ tăng dần tránh làm quá mạnh gây quá đau cho người bệnh.
+ Các khớp đốt sống cổ: một tay để ở cằm một tay, một tay để ở chẩm, hai tay vận động ngược chiều nhau một cách nhẹ nhàng sau đó đột nhiên làm mạnh một cái nghe tiếng kêu khục.
+ Các khớp cột sống lưng: Bệnh nhân nằm nghiêng, chân dưới duỗi thẳng, chân trên co, tay phía dưới để trước mặt, tay phía trên để quặt sau lưng. Một cánh tay của thầy thuốc để ở mông, một cẳng tay đặt ở rãnh đen trước ngực, hai tay vận động ngược chiều nhau một cách nhẹ nhàng, sau đó đột nhiên làm mạnh một cái sẽ phát ra một tiếng kêu khục.
Tác dụng: thông lý mở khớp, tán nhiệt, làm tăng sức hoạt động của các chi.
LƯU Ý:
- Mỗi lần xoa bóp ta chỉ cần dùng một số thủ thuật mà thôi. Hay dùng nhất có day, xoa, rung, đấm, bóp, ấn, vờn, lăn, vận động.
- Đối với thủ thuật vận động khớp, mỗi khớp có một cách vận động khác nhau nhưng cần thống nhất ở những điểm sau :
+ Nắm vững phạm vi hoạt động sinh lý của khớp cần vận động.
+ Nắm vững trạng thái hoạt động hiện tại của khớp cần vận động để có hướng vận động thích hợp.
+ Phần trên của khớp cần vận động phải được cố định để có thể làm vận động khớp được dễ dàng.
+ Vận động từ từ, tăng dần và không làm quá phạm vi hoạt động của khớp.
+ Khớp tổn thương do chấn thương, viêm khớp nhiễm trùng, lao khớp, ung thư khớp...thì không được vận động.
- ĐẶC BIỆT CHÚ Ý: Khi vận động khớp cổ ( quay cổ ), tay thầy thuốc đỡ cằm bệnh nhân đồng thời tỳ nhẹ lên vai bệnh nhân
ĐỂ LÀM CỮ TAY AN TOÀN, DÙNG LỰC NHẸ, DỨT KHOÁT, ĐỘT NGỘT LẮC ĐẦU BỆNH NHÂN.
- Tác dụng bổ tả của thủ thuật: thường làm nhẹ, chậm rãi, thuận đường kinh có tác dụng bổ. Làm nặng, nhanh, ngược đường kinh có tác dụng tả.
- Khi làm thủ thuật day cần chú ý mấy điểm sau:
+ Dùng lực vừa, day tròn, chậm, sâu, tĩnh trên da động dưới cơ.
+ Bổ: day thuận chiều kim đồng hồ ( lượt day lấy số lẻ, theo bội số của 9: 27, 45, 81...).
+ Tả: day ngược chiều kim đồng hồ ( lượt day lấy số chẵn, theo bội số của 6: 12, 18, 24, 36...).
+ Không day liên tục, làm từ 3-5 lần rồi di chuyển sang vị trí khác, sau đó nếu cần có thể quay lại vị trí đã làm để làm thêm.
Bấm huyệt có khả năng điều trị được rất nhiều chứng bệnh phổ biến như :
- Các bệnh về tuần hoàn : một trong những tác dụng nổi bật của bấm huyệt là thúc đẩy tuần hoàn máu, chính vì vậy nó giúp khắc phục hiệu quả các chứng bệnh như huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não, tim đập nhanh…
- Các bệnh về thần kinh : các huyệt đạo có mối liên hệ mật thiết với hệ thống dây thần kinh và mạch máu nên tác động bằng bấm huyệt đem lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý liên quan tới hệ thần kinh như bấm huyệt chữa đau đầu, mất ngủ, rối loạn tiền đình…
- Các bệnh xương khớp : xoa bóp bấm huyệt điều trị các bệnh xương khớp như đau vai gáy, đau lưng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp… nhờ khả năng giảm đau nhanh và khôi phục chức năng cho vùng xương khớp bị thoái hóa.
- Các bệnh đường hô hấp : kích thích bằng bấm huyệt giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết và tăng cường chức năng tạng phủ, trong đó có tạng phế nên mang lại hiệu quả tốt trong điều trị các chứng bệnh hô hấp như: ho, nghẹt mũi, sổ mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản…
- Các bệnh sinh dục : tác động lên những huyệt đạo nhất định có tác dụng bổ thận, trợ dương; khắc phục khí huyết hư nhược hay ứ trệ, đem lại hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh yếu sinh lý, đau bụng kinh, rong kinh, u xơ tử cung…
- Các bệnh lý khác : thận yếu, tiểu đường, trĩ, cảm cúm, cận thị, bệnh gan, bệnh tiêu hóa…
👉 Công dụng bấm huyệt trong điều trị bệnh không dùng thuốc
Bằng cơ chế tác động thông qua hệ thống kinh lạc để điều chỉnh những rối loạn và thúc đẩy cân bằng âm dương trong cơ thể, bấm huyệt đem tới những tác dụng tuyệt vời trong chăm sóc sức khỏe con người :
- Giúp cải thiện nhanh các triệu chứng đau nhức, thư giãn cơ và giảm áp lực lên hệ thần kinh. Về lâu dài có tác dụng thông kinh hoạt lạc, thúc đẩy cân bằng âm dương trong cơ thể, đẩy lùi khí tà, khí trệ và tăng cường chức năng phủ tạng.
- Đem lại hiệu quả nhanh chóng trong phục hồi chức năng vận động của gân cơ, xương khớp.
- Hỗ trợ giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần và và giúp hệ thần kinh trở lại hoạt động cân bằng.
- Giúp tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch vì vậy mà phòng ngừa được nhiều bệnh lý và giúp người bệnh khỏe mạnh hơn. Đồng thời còn đem lại những lợi ích đáng kể trong làm đẹp da và cải thiện vóc dáng.
- Có khả năng chữa trị nhiều bệnh khác nhau, phát huy tác dụng với cả các chứng bệnh nan y, mạn tính. Đặc biệt hiệu quả trong điều trị các bệnh xương khớp, bệnh về tuần hoàn máu và các bệnh lý liên quan tới hệ thống thần kinh.
👉 Những trường hợp được khuyến cáo không nên bấm huyệt :
- Người mắc các bệnh ác tính hoặc các bệnh ngoại khoa như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, viêm vòi trứng, viêm ruột thừa.
- Người bị suy tim, gan, thận nặng.
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Người đang có các vết thương kín hoặc hở hay bị chấn thương (gãy xương, rạn xương…)
- Bệnh nhân đang bị viêm, sưng ở vùng da có huyệt cần tác động.
👉 Bấm huyệt bao lâu thì khỏi bệnh ?
Thời gian trị liệu bằng bấm huyệt phụ thuộc vào loại bệnh, mức độ bệnh nặng hay nhẹ và thể trạng sức khỏe của từng người. Thông thường, đối với các chứng bệnh cấp và mạn tính dạng nhẹ, người bệnh sẽ cần sử dụng tới 2-3 liệu trình xoa bóp bấm huyệt, mỗi liệu trình trong khoảng 15-20 ngày, mỗi ngày khoảng 30 phút trị liệu. Trường hợp bệnh nặng sẽ cần điều trị trong thời gian lâu hơn.
️🎯Bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị bệnh.
Chia sẻ sách Pdf :
🎯 Truyền nghề Nắn Chỉnh Cột Sống - Xương Chậu - Trị Liệu Dưỡng Sinh Đông Y - Đả Thông Kinh Lạc (TK Cột Sống - Cơ - Xương - Khớp)
👉
Học Chữa và Nắn Chỉnh Cột Sống - Xương Chậu - Khai Thông Cột Sống - Cân Bằng Hệ Cơ : => Click 👉 Tại Đây 🔆
👉
Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y - Đả Thông Kinh Lạc ( thiên hướng chữa và chăm sóc tạng phủ : Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận...) : => Click 👉 Tại Đây 🔆
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!