BẠN ĐÃ TỪNG BỊ CHUỘT RÚT CHƯA ???
* Chuột rút là gì ?
Hiện tượng chuột rút là một sự co thắt mạnh của cơ gây ra khi một cơ đã bị rút ngắn hơn nữa => đau và thắt chặt các cơ , thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Chuột rút thường xảy ra ở chân vì cẳng chân ( bắp chân ) là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng chuột rút ở bàn chân cũng khá phổ biến.
Theo Y Cốt Liên Khoa đó là một tình trạng rất đau đớn và rất phổ biến. Phần lớn chuột rút xảy ra vào ban đêm . Chuột rút đôi khi có thể xảy ra ở đùi hoặc bàn chân và thường xảy ra khi bạn đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc dẫn đến mệt mỏi. Chuột rút thường khá nhanh, từ 30 giây đến 10 phút, nhưng cơ bắp có thể bị đau trong 24 giờ sau khi chuột rút và bắt đầu giảm dần .Đây là những trường hợp khá phổ biến, với 60% dân số trưởng thành.
Tập thể dục hoặc lao động chân tay trong thời gian dài, đặc biệt là trong thời tiết nóng có thể dẫn đến tình trạng chuột rút ( cơ bị vận động quá tải ). Một số loại thuốc và các tình trạng sức khỏe nhất định có thể gây ra chuột rút. Bạn có thể điều trị chuột rút cơ tại nhà với các biện pháp tự chăm sóc cá nhân.
* Những dấu hiệu và triệu chứng của chuột rút !!!
Hầu hết các triệu chứng chuột rút đều xuất hiện ở bắp chân. Bên cạnh những cơn đau nhói xảy ra đột ngột, bạn có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy những khối cứng trong mô cơ nổi lên bên dưới lớp da.
* Bạn nên gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau :
- Xảy ra thường xuyên
- Tình trạng không cải thiện bằng các phương pháp tự chăm sóc
- Không tìm ra một nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như tập thể dục quá sức hoặc do cơ thể thiếu chất ( vd : canxi, kali.. )
- Cảm giác khó chịu nghiêm trọng
- Sưng chân, mẩn đỏ hoặc màu da thay đổi
- Yếu cơ
* Nguyên nhân bị chuột rút !!!
Qúa tải và lạm dụng cơ, mất nước, căng cơ hoặc chỉ đơn giản là giữ một tư thế trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân thường không rõ ràng.
Mặc dù hầu hết các cơn chuột rút cơ đều vô hại nhưng một số có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, ví dụ như :
+ Lượng cung cấp máu không đủ : Bị thu hẹp các động mạch cung cấp máu đến chân của bạn ( xơ cứng động mạch tứ chi ) có thể gây ra cơn đau giống như chuột rút ở chân và bàn chân khi đang tập thể dục. Những cơn chuột rút này thường biến mất ngay sau khi bạn ngừng tập thể dục. ( Thống tắc bất Thông - Thông tắc bất Thống )
+ Đè nén vào dây thần kinh. Việc chèn ép các dây thần kinh trong cột sống của bạn ( hẹp thắt lưng , thoát vị, khối u, lệch vùng xương chậu... ) cũng có thể gây ra cơn đau giống như chuột rút ở chân.
Cơn đau thường trầm trọng hơn khi bạn đi bộ lâu hơn. Đi bộ ở tư thế hơi gập người ( lão Hạc đẩy xe bò ) cũng có thể cải thiện hoặc trì hoãn sự khởi phát các triệu chứng.
+ Sự suy giảm các chất khoáng như : quá ít kali, canxi hoặc magiê trong chế độ ăn uống có thể là nguyên nhân gây ra chuột rút ở chân. Thuốc lợi tiểu, một loại thuốc thường được kê cho bệnh cao huyết áp cũng có thể làm cạn kiệt các khoáng chất này.
* Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chuột rút bao gồm :
- Những ai thường mắc phải tình trạng chuột rút ?
Chuột rút là tình trạng rất phổ biến, có thể tác động đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Xu hướng bị chuột rút dường như tăng theo tuổi tác, với khoảng một phần ba dân số trên 60 tuổi và một nửa dân số trên 80 tuổi bị chuột rút ở chân thường xuyên. Phụ nữ mang thai, trẻ em, vận động viên và những người có công việc thể chất nhiều cũng có nguy cơ cao hơn so với phần còn lại của dân số.
- Những yếu tố làm Tăng nguy cơ mắc phải tình trạng chuột rút !!!
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị chuột rút, chẳng hạn như :
+ Tuổi tác : Người lớn tuổi bị mất lượng lớn cơ bắp, vì vậy các cơ còn lại có thể dễ hoạt động quá mức.
+ Mất nước : Vận động viên trở nên mệt mỏi và mất nước trong khi tham gia các môn thể thao vận động thường xuyên thường bị chuột rút. ( lý do sau một cuộc thi đấu thì các VĐV thường có người trị liệu xoa bóp , masage cho là đây )
+ Mang thai : Chuột rút cơ bắp thường xuất hiện trong thai kỳ.
+ Và còn các vấn đề sức khỏe khác nữa : Bạn dễ bị chuột rút nếu mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh về dây thần kinh, gan, rối loạn tuyến giáp...
* Những phương pháp điều trị chuột rút
Theo Y Cốt Liên Khoa thì bạn thường có thể điều trị chuột rút cơ bằng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà. Chuột rút thường kéo dài trong một vài giây đến vài phút. Hầu hết các trường hợp chuột rút ở chân có thể được cải thiện bằng cách thực hiện các bài tập căng cơ ở khu vực bị ảnh hưởng. Để căng cơ bắp chân, bạn hãy đứng bằng nửa bàn chân phía trước, nhón gót chân lên cao, từ từ hạ gót bàn chân để gót thấp hơn vị trí đang đứng, giữ một vài giây trước khi nâng gót chân lên trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại một vài lần động tác này. Hoặc có nhiều cách vd như trong ảnh dưới bài viết ( mục đích là kéo dãn cơ ở bắp chân ra cho nó k bị co rút nữa )
+ Nếu bạn bị chuột rút thứ cấp ở chân thì việc điều trị sẽ giúp làm giảm nhẹ và hết các triệu chứng.
+ Chuột rút xảy ra trong khi mang thai sẽ tự khỏi sau khi đã sinh em bé.
Điểm kích hoạt ở Cơ Dép thường liên quan đến đau gót chân và chuột rút ban đêm. Cơ dép là cơ gập lòng cổ chân. Nó có khả năng tác dụng lực mạnh lên khớp cổ chân. Cơ hình thành gân Achilles khi nó bám vào cơ bụng chân. Các dây thần kinh chày S1 và S2 chi phối nó.
Cũng như giúp duy trì tư thế bằng cách ngăn cơ thể ngã về phía trước, cơ duy nhất chủ yếu được sử dụng để đẩy lên khỏi mặt đất trong khi đi bộ, rất quan trọng đối với các hoạt động hàng ngày như khiêu vũ, chạy và đi bộ và có thể được tập thể dục thông qua việc nâng bắp chân trong khi đứng lên hoặc ngồi xuống.
Điều trị Cơ Dép
Cơ dép cũng là một phần của máy bơm tuần hoàn cho hệ cơ xương, là tập hợp các cơ giúp tim lưu thông máu. Các tĩnh mạch bên trong cơ bắp bị nén và giải nén khi các cơ xung quanh co lại và thư giãn. Điều này hỗ trợ trong việc trả lại máu tĩnh mạch cho tim.
Kéo dãn đế để giúp làm tan các điểm kích hoạt.
Điểm kích hoạt ở cơ dép phát triển vì nhiều lý do bao gồm đi giày cao gót kéo dài, nẹp sau gãy xương, chỉnh hình kém, lái xe, các môn thể thao phổ biến ( ví dụ như chạy, bóng đá, đi xe đạp, leo núi, trượt tuyết, chèo thuyền ), đứng lâu do nghề nghiệp, hoặc một chấn thương trực tiếp vào bắp chân. Khi các điểm kích hoạt đã phát triển, chúng ta thường thấy các kiểu đau được đề cập sau đây :
Đau ở gân achilles xa và gót chân đến nửa sau bàn chân. Đau bắp chân từ đầu gối đến ngay trên gốc gân achilles. Vùng đau khoảng 4cm -5 cm ở vùng khơp cùng chậu ( ít gặp )
* Những biện pháp sau có thể giúp ngăn ngừa chuột rút :
- Tránh tình trạng mất nước : nên uống nhiều nước mỗi ngày ( không quá 2-2.5 lít nước ). Chất lỏng giúp cơ bắp co lại và thư giãn, đồng thời giữ cho các tế bào cơ ngậm nước và ít bị kích thích hơn. Trong buổi tập thể dục, hãy bổ sung chất lỏng đều đặn, và tiếp tục uống nước hoặc các chất lỏng khác sau khi đã tập xong.
- Kéo căng cơ : Căng cơ trước và sau khi tập thể dục. Nếu xuất hiện tình trạng chuột rút chân vào ban đêm, hãy kéo giãn cơ trước khi đi ngủ. Tập thể dục nhẹ, chẳng hạn như đi xe đạp cố định trong vài phút trước khi đi ngủ, cũng có thể giúp ngăn ngừa chuột rút vào ban đêm.
Ngoài ra, Y Cốt Liên Khoa còn khuyên bạn nếu bị chuột rút, những hành động này có thể giúp giảm bớt :
+ Kéo căng và xoa bóp. Kéo căng phần cơ bị chuột rút và nhẹ nhàng xoa bóp để giúp nó thư giãn. Đối với chứng chuột rút ở bắp chân, hãy dồn trọng lượng của bạn lên phần chân bị chuột rút và hơi gập đầu gối lại. Nếu bạn không thể đứng, hãy ngồi trên sàn hoặc trên ghế với chân bị chuột rút được mở rộng và bắt đầu kéo căng cơ để giảm bớt cơn đau.
+ Chườm nóng hoặc lạnh : Chườm khăn ấm hoặc đệm nóng lên vùng cơ bị căng cơ. Tắm nước ấm hoặc hướng vòi sen nước nóng vào vùng cơ bị co cứng cũng mang lại hiệu quả. Ngoài ra, xoa bóp vùng cơ bị co cứng bằng nước đá có thể giảm đau.
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!