banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Nguyên khí

Nguyên khí là cơ sở của sức khỏe và tuổi thọ con người, Cách hấp thụ tinh khí phục hồi nguyên khí rất đơn giản qua việc tác động huyệt...

Nguyên khí - Nguồn sống dễ hao khó bổ

NGUYÊN KHÍ LÀ GÌ ?
Cơ thể được hình thành bởi ba phần: Hình, Khí và Thần. Hình là phần vật chất có thể xác định trực tiếp bằng các giác quan của chúng ta như nhìn thấy được, sờ nắn được. Khí là phần năng lượng giúp cho Hình có thể hoạt động. Thần là điều khiển phương hướng hành động của Khí, là tầng cao nhất quyết định chất lượng cuộc sống của con người. Từ tầng Hình nhìn lên, thì Nguyên khí chính là cái gốc của sinh mệnh con người. Nguyên khí đến từ tiên thiên, là những gì trời đất, cha mẹ ban cho từ khi chúng ta vừa mới chào đời, làm chủ sinh mệnh và sức khỏe của chúng ta. Còn nếu như nhìn từ Hình trở xuống, thì Nguyên khí căn bản không tồn tại. Giống như việc nhiều người nhìn Đông y, cũng có kết luận như vậy, bởi họ đã bỏ qua phần vô hình của sự vật.

Vậy Nguyên khí có thật sự tồn tại không ?
Có người sẽ hỏi : Nguyên khí là thể khí đúng không ? Công thức hóa học là gì ? Do những nguyên tử nào cấu thành nên ? Trong bảng các nguyên tố hóa học có nó không ? Có người còn cho rằng : Thế giới căn bản không tồn tại Nguyên khí, Nguyên khí chỉ là sản phẩm của chủ nghĩa duy tâm. Những người có quan điểm như trên chỉ tin tưởng vào cái gì nhìn thấy được, sờ thấy được, và tất nhiên cũng sẽ không công nhận sự tồn tại và tính hợp lý của các khái niệm y học cổ truyền như âm dương, ngũ hành, kinh lạc , khí cơ … Cũng giống như việc họ tin rằng, chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính sẽ có thể chữa khỏi ung thư, mà không hề biết rằng làm như vậy đang hao tổn Nguyên khí.

Danh y thời Minh, Trương Cảnh Nhạc có nói :
“ Mệnh môn chi hỏa vị chi Nguyên khí, Mệnh môn chi thủy vị chi Nguyên tinh. ”
“ Nội kinh ” cũng chỉ ra rằng : “ Quân hỏa dĩ minh, tương hỏa dĩ vị ”. Tương hỏa khi giảng xuống thận thủy, tức là trong thủy có hỏa, từ đó sinh ra Nguyên khí.
Từ đó có thể thấy rằng Nguyên khí đến từ tiên thiên, liêm tàng trong thận tinh, thông thường sẽ giải phóng từ từ ra ngoài để duy trì các hoạt động cơ thể và kéo dài tuổi thọ. Nếu Nguyên khí một lúc giải phóng ra quá nhiều, chúng ta sẽ có cảm giác sảng khoái, thoải mái, hay nói đúng hơn là tạo ra khoái cảm. Ví dụ như cảm giác lên tiên sau khi sử dụng ma túy, chất kích thích, hoặc khi lên đỉnh, chơi trò chơi mạo hiểm hay vận động vượt ngưỡng… đều thấy bản thân đầy sức sống, đầy khoái cảm. Đây đều là do Nguyên khí giải phóng lượng lớn ra ngoài, giúp cho kinh lạc thông hoạt tạo nên.

Rốn là cái gốc tiên thiên, nội thông nguyên khí. Rốn còn có tên là Thần khuyết, có nghĩa là cái nhà mà thần khí thường xuyên lui tới, cho nên mới có câu:” Tề thông ngũ tạng, chân thần vãng lai chi môn hộ dã, cố viết Thần khuyết”. Thai nhi liên kết với mẹ thông qua rốn, nhận được từ đó dinh dưỡng để trở thành hình hài con người, do vậy rốn chính là cái gốc tiên thiên của thai nhi. Rốn cần tròn và sâu, như vậy mới có thể cất giữ được nguyên khí, từ đó tiên thiên sung túc .

Trong lâm sàng rất chú trọng rốn, các huyệt đạo vùng bụng đều căn cứ vào rốn để làm tiêu chuẩn xác định vị trí. Những người biết châm cứu, thường rất biết quan sát rốn để chẩn đoán sự thịnh hay suy của Nguyên khí, sự hư hay thực của ngũ tạng, hoặc ấn xung quanh trên dưới rốn để chẩn đoán về động khí, từ đó có thể biết được tình hình của ngũ tạng lục phủ. Nếu như rốn bị lệch, chéo hoặc nông, tức là nguyên khí dễ bị rò rỉ ra ngoài, tạo nên tiên thiên bất túc. Nếu rốn bị lồi, thế của khí sẽ bị lộ ra ngoài, tức là không thể cố thủ được nguyên khí, cơ thể suy nhược. Xung quanh rốn nếu có động khí, phát ra từ xung mạch, có thể chẩn đoán là chứng của xung mạch.


NGUYÊN KHÍ NẰM Ở ĐÂU TRONG CƠ THỂ ?

Một hành động con người cần có sự phối hợp nhịp nhàng của Hình, Khí, Thần. Từ việc sản sinh ý muốn từ Thần, có thể điều động Khí đi đến vùng cần tác động trong cơ thể để tạo nên hành động. Chính vì vậy, Khí đi đến khắp cơ thể, nơi đâu cũng sẽ có sự tồn tại của tiên thiên chi khí, hậu thiên chi khí. Chỉ cần nơi nào có sự sống của cơ thể, thì nơi đó có Nguyên khí.

Một con thằn lằn tự ngắt đuôi, cái phần đuôi bị ngắt ra vẫn còn ngọ nguậy như vật thể sống, bởi ở đó còn Nguyên khí tàn dư mà con thằn lằn điều động lượng lớn xuống khi nó gặp nguy hiểm. Chỉ cần một lúc sau, khi dùng hết phần Nguyên khí trong đó, cái đuôi sẽ hoàn toàn bất động, không còn sức sống. Tất nhiên, để cái đuôi đó mọc lại như ban đầu, con thằn lằn lại phải tiếp tục điều động Nguyên khí để tái tạo lại nó, và điều đó cũng ảnh hưởng tới tuổi thọ của chúng.
Nhận biết Nguyên khí tồn tại, mạnh hay yếu trong cơ thể không phải là chỉ thông qua cảm nhận trực tiếp: sờ được, nắn được hay nhìn thấy được mà cần thông qua biểu hiện của Nguyên khí : đang sống, có sinh khí hay không? mức độ phản ứng với sự vật như thế nào? tình trạng sức khỏe tốt hay xấu ? Bệnh rồi có nhanh khỏi không? Sự phục hồi của vết thương nhanh hay chậm ? Tốc độ lão hóa ra sao ?...


TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUYÊN KHÍ TRONG CƠ THỂ

Nguyên khí là cơ sở của sức khỏe và tuổi thọ con người, các bệnh nặng hoặc bệnh mãn tính thường khó chữa bởi vì nó liên quan mật thiết đến sự hao tổn của Nguyên khí.
Nguyên khí đến từ tiên thiên thận tinh, dễ bị hao tổn và khó phục hồi, do đó nếu như chúng ta có các hoạt động gây hao tổn Nguyên khí, rất khó để trở lại như trước. Trong trị liệu, chỉ có thể thông qua tác động vào năng lượng hậu thiên, tức là điều tiết tỳ vị, như vậy mới có thể giảm bớt bệnh tình.


CHỮA BỆNH CẦN BẢO TỒN NGUYÊN KHÍ

Như trên đã nói, tất cả những hoạt động mang tính kích thích đều gây điều động Nguyên khí. Do vậy trong trị liệu, chúng ta sử dụng các loại thuốc dựa vào tính, vị, hoặc châm cứu, thông qua điều động Nguyên khí đi đến vùng bệnh, trừ tà khí, thúc đẩy cơ thể phục hồi. Tuy nhiên, một khi Nguyên khí bị điều động ra ngoài thì không thể quay trở lại được, trong khi trị liệu là quá trình điều tiết cân bằng, người làm thầy thuốc cần phải đủ tỉnh táo quan sát, chẩn đoán để đánh giá được tình hình tạng phủ, khí huyết của người bệnh, không thể lạm dụng thuốc hoặc châm cứu, tránh hao tổn Nguyên khí của người bệnh. Vì vậy, việc cho bệnh nhân uống 1 thang thuốc hàng tháng trời, hay mù quáng châm cứu liên tục chỉ một bộ huyệt, khiến cho bệnh nhân ngày càng kiệt quệ, bệnh càng nặng thêm hoặc sinh ra các loại bệnh mới, là đại kỵ đối với người thầy thuốc.
Chữa bệnh, đầu tiên cần bảo vệ Nguyên khí, đây là nguyên tắc cơ bản của trị liệu. Tất cả các liệu pháp chữa bệnh, cần nhìn nhận Nguyên khí có hao tổn hay không làm tiêu chuẩn.
Có thể chia làm 4 cấp :
+ Thượng đẳng : Nguyên khí không hao tổn mà có thể khỏi bệnh
+ Trung thượng : Nguyên khí có hao tổn chút ít mà có thể khỏi bệnh
+ Trung đẳng : Nguyên khí hao tổn, bệnh chuyển biến tốt
+ Hạ đẳng : Nguyên khí hao tổn mà bệnh trở nên nặng hơn.


LÀM SAO ĐỂ BẢO VỆ NGUYÊN KHÍ

Dưỡng sinh, chính là dưỡng Nguyên khí, khiến cho Nguyên khí không bị điều động quá nhiều, như vậy có thể đảm bảo sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, cho dù sinh bệnh nhưng khi Nguyên khí vẫn đảm bảo thì bệnh cũng sẽ nhanh khỏi.
Trong cuộc sống, chúng ta cũng cần phải có ý thức tự bảo vệ Nguyên khí của chính mình. Tất cả các hoạt động sinh hoạt mang từ “quá” , tuy lúc làm nó ta thấy có khoái cảm, thoải mái, nhưng sau đó khá mệt, bởi vì chúng đều có thể điều động Nguyên khí, dẫn đến hao tổn. Do đó, chúng ta cần để ý thực hiện các nguyên tắc bảo vệ Nguyên khí như sau:
- Không ăn, uống các loại thực phẩm có vị “ quá ” ( quá chua, quá cay, quá mặn… ), đảm bảo ăn uống thanh đạm
- Đảm bảo độ vừa đủ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, hoặc công việc, như không vận động quá sức, không thức khuya, không sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều…
- Không sử dụng các chất kích thích, hoặc chất cấm gây khoái cảm tạm thời
- Quản lý cảm xúc của cơ thể: thông qua các bài tập thư giãn, tĩnh tâm có thể nhận biết được sự dao động của cảm xúc, từ đó biết cách điều tiết, tránh được sự quá giận dữ, sợ hãi, lo lắng, ức chế…
Nghe chừng có vẻ đơn giản nhưng hiện nay có quá nhiều người đang không thực hiện được, dẫn đến hiện tượng gần đây có khá nhiều bạn trẻ nhắn riêng với mình nói: " gần đây em thức khuya ngủ dậy là người mệt rã rời, không có tinh thần làm gì cả... " hoặc nói rằng : " chưa đến 30 tuổi mà em đã thấy mình uể oải như người già...". Tất cả là bởi vì các bạn hao tổn quá nhiều Nguyên khí bằng các hoạt động thường ngày chưa hợp lý. Cách giải quyết vấn đề không hề khó, các bạn hãy để ý một chút về chế độ sinh hoạt và ăn uống của mình nhé !!!


HUYỆT VỊ NÀO GIÚP BẢO VỆ NGUYÊN KHÍ ?

Quan nguyên thuộc Nhâm mạch, là mộ huyệt của tiểu trường, là tiên thiên khí hải, là huyệt vị mà các đạo gia vẫn thường dùng trong tu tập tụ khí ngưng thần. Đây là nơi giao quan nguyên âm nguyên dương của cơ thể, vì thế có tên gọi là “ Quan Nguyên ”.

Quan Nguyên vị trí ở Đan Điền, là nơi chân khí, nguyên khí sinh phát. Vì sao trong luyện công thường có câu quen thuộc “Khí tụ Đan Điền”? Bởi nó nhấn mạnh hít thở bằng bụng, cách hít thở này khiến cho sự trao đổi khí của cơ thể và trời đất được diễn ra triệt để. Hít thở sâu chính là đưa chân khí của tự nhiên vào Đan Điền, giúp Đan Điền nội tồn Nguyên khí, cố thủ không cho Nguyên khí dễ dàng bị tiêu hao.

Xác định huyệt này rất đơn giản : bạn khép 4 ngón tay lại áp dưới rốn, Quan Nguyên nằm ở điểm giao nhau của đường trục giữa dọc cơ thể và mạn dưới ngón tay út của bạn.

Thông thường, tác động vào huyệt Quan Nguyên, chúng ta thường dùng liệu pháp hơ ngải. Nhưng nếu hơ ngải không thuận tiện, có thể xoa tay làm nóng lên, áp vào đó. Các vị đạo gia thường có thói quen dưỡng sinh rất khoa học, đó là mỗi ngày sau khi thức dậy hoặc trước khi ngủ, xoa nóng hai tay úp lên huyệt Quan Nguyên, lấy Quan Nguyên làm trung tâm, massage vòng quanh huyệt khoảng 9 phút. Sau đó, dùng hai ngón tay trỏ day ấn huyệt Quan Nguyên trong 6 phút. Như vậy sẽ giúp ôn thận cường dương, cố thủ Nguyên khí, kéo dài tuổi thọ.

Nguyên khí là món quà có hạn mà tạo hóa, cha mẹ ban tặng cho chúng ta để duy trì sức khỏe và tuổi thọ. Chính vì vậy, giữ gìn Nguyên khí không bị hao tổn là trách nhiệm cũng là ý thức tự bảo vệ bản thân mỗi người. Bằng việc xây dựng nếp sống khoa học, quản lý cân bằng cảm xúc và tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sẽ hỗ trợ bảo tồn Nguyên khí, nâng cao chất lượng sống của chúng ta.

🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Tìm hiểu công dụng chữa bệnh tuyệt vời bằng phương pháp Cứu Ngải., Chỉ định và chống chỉ định trong chữa bệnh bằng phương pháp cứu ngải.
"Thành công của bạn bắt nguồn từ đâu,có vất vả gian nan không?". Em sẽ trả lời ngay rằng nó bắt đầu từ sự nhiệt huyết và tri thức mà Thầy Cô đã dành cho em
Nhược cơ hậu quả của một tình trạng mất liên lạc giữa thần kinh và cơ, nhược cơ cải thiện khi nghỉ ngơi
Tìm hiểu về giác hơi là phương thức trị liệu độc đáo, dễ học, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Giác hơi giúp điều chỉnh âm dương, giải trừ đau nhức
Bất kỳ một sự sai lệch nào từ đốt sống đều gây ra sự chèn ép lên các rễ thần kinh, đặc biệt là các đốt sống lưng T1 > T4 sẽ chèn ép thần kinh tim phổi gây bệnh...
Thoát vị đĩa đệm., Khi nào nên tập trị liệu, khi nào phải phẫu thuật? triệu trứng phổ biến và điều trị bằng cách nào?
Thoái hóa khớp xảy ra khi sự tái tạo của sụn khớp và đĩa đệm bị mất cân bằng. Quá trình thoái hóa cột sống lưng sẽ làm mất vững cột sống, ảnh hưởng sức khỏe
Gội đầu dưỡng sinh trị liệu có thể hiểu đơn giản đó là hình thức chăm sóc tóc, da đầu theo cách đặc biệt mang đến nhiều lợi ích cho tinh thần và sức khỏe...
Tà khí là khí độc, nhân tố gây bệnh tật cho con người, theo quan niệm của đông y.
Bài thơ là phương pháp chuẩn đoán bệnh sớm dựa vào quan sát các dấu hiệu bên ngoài người bệnh. Chủ yếu là ở mặt, tay, chân, lưỡi, phân, nước tiểu...
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả thông mạch máu

Cân bằng hệ Cơ

Nâng tầm vận động

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa




 
Học nắn chỉnh xương chậu



 
Bài giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống


 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020