banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Những điều chống chỉ định cứu ngải

Từ cổ tới nay, rất nhiều người dùng phương pháp cứu ngải, cứu ngải giản đơn và an toàn, nhưng khi ứng dụng vẫn có những điểm cần chú ý nếu không sẽ ......

Khi nào được cứu ngải và không ?

 CHỐNG CHỈ ĐỊNH & CHỈ ĐỊNH CỨU NGẢI

* CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỨU NGẢI

Mặc dù từ cổ tới nay, rất nhiều người dùng phương pháp cứu ngải, cứu ngải giản đơn và an toàn, nhưng khi ứng dụng vẫn có những điểm cần chú ý.

+ Cấm kỵ về huyệt vị:

Trong cổ tịch có ghi tổng cộng 47 huyệt vị cấm cứu, các huyệt này đại đa số ở trên mặt, gần các cơ quan quan trọng hay nằm trên các mạch máu, gân, da và cơ mỏng. Vì vậy, dùng trụ ngải cứu trực tiếp dễ gây tổn thương để lại các hậu quả xấu. Ví dụ: để lại sẹo trên mặt, tổn thương ăn lan vào mạch máu. Một số huyệt ở tay và chân như Trung xung, Thiếu sang, Ẩn bạch, nếu cứu trực tiếp sẽ rất đau và dễ gây tổn thương.

Hiện nay, châm cứu lâm sàng cho rằng: Nhờ những tiến bộ của Y học hiện đại ( thông qua giải phẫu học, mọi người hiểu biết rõ hơn cấu tạo cơ thể người ) và những cải tiến trong cứu ngải, Hầu hết những huyệt vị mà các Cổ Nhân ghi chú là cấm cứu thì đều có thể tiến hành ôn hòa cứu ( hay cứu ấm ) . Ôn hòa cứu vừa không gây tổn thương vừa phát huy tác dụng chữa bệnh của phương cứu có từ lâu đời.

$ - Cấm kỵ về chứng bệnh:

- Các chứng thực nhiệt hoặc chứng nhiệt do âm hư, như: sốt cao đến mức hôn mê, huyết áp cao đến mức nguy hiểm, lao phổi giai đoạn muộn, ho ra máu lượng lớn, thiếu máu nghiêm trọng, bệnh truyền nhiễm giai đoạn cấp

- Bệnh tim thực thể có suy tim, bệnh tâm thần phân liệt.

- Phụ nữ có thai hoặc hành kinh thì không cứu những huyệt vùng bụng, thắt lưng và dưới thắt lưng, không cứu núm vú, âm hộ.

$ - Cấm kỵ tạm thời :

Không cứu lúc người bệnh quá đói, quá no, sau khi uống rượu, rất khát nước, người ra mồ hôi nhiều, người trong tình trạng kích động, quá mệt.

* Không hơ ngải cứu trong các trường hợp sau :

+ Các bệnh lý thuộc nhiệt
+ Nhịp tim nhanh
+ Nhiễm trùng, chấn thương hở, mất máu và các bệnh lý cấp cứu nguy kịch
+ Cơn tăng huyết áp
+ Sốt cao
+ Người da mẫn cảm, dị ứng với ngải cứu
+ Trình trạng mệt mỏi quá mức, đói, say rượu, đổ mồ hôi nhiều, phụ nữ có kinh nguyệt.
- Một số bệnh truyền nhiễm, sốt cao, hôn mê, co giật hoặc kiệt sức nghiêm trọng suy dinh dưỡng
- Những người không có khả năng tự kiểm soát như bệnh nhân tâm thần, bệnh nhân trong cơn động kinh.        






* CHỈ ĐỊNH CỨU NGẢI

Chỉ định cứu ngải rất rộng, dựa trên tác dụng có thể quy nạp vào mấy điểm cần lưu ý sau :

1. Các bệnh do hàn ngưng, huyết ứ trệ, tắc nghẽn kinh lạc, như liệt do phong hàn thấp, thống kinh, bế kinh, đau bụng do lạnh v.v...
2. Ngoại cảm phong hàn biểu chứng cùng trung tiêu hư hàn : nôn, đau bụng, tiêu chảy v.v...
3. Các chứng do tỳ - thận dương hư, suy giảm nguyên khí : tiêu chảy mãn tính, lỵ mãn tính, đái dầm, di tinh, liệt dương, tảo tiết ( xuất tinh sớm ) v.v...
4. Khí suy, sa các cơ quan nội tạng : sa dạ dày, thận, tử cung, trực tràng ( thoát giang ), chảy máu tử cung kéo dài v.v...
5. Bệnh ngoại khoa : mụn nhọt giai đoạn đầu chưa hóa mủ (có tác dụng tiêu ứ, tán kết, thải độc tả nhiệt. Nếu mụn nhọt đã vỡ, cứu ngải có tác dụng làm chóng đầy và liền miệng vết thương), bệnh tràng nhạc, các chứng đau v.v...
6. Các chứng bệnh do khí nghịch thượng xung ( khắc ): khí chi dưới nghịch xung ( khắc ) tâm, can dương vượng có thể cứu huyệt Dũng Tuyền để điều lý.
7. Phòng bệnh giữ sức khỏe.
8. Ban nhạt mầu, làm mọc tóc.

* VẬY HƠ NGẢI THẾ NÀO ĐỂ TỐT CHO SỨC KHỎE ?

    Người xưa có câu " Nhất Châm Nhì Cứu Tam Dụng Dược " . cho thấy hơ ngải cứu là một trong những phương pháp phòng và trị bệnh hiệu quả giúp cải thiện sức khỏe.Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chọn và sử dụng điếu ngải đúng cách. Trong bài viết này Y Cốt Liên Khoa sẽ chia sẻ tóm tắt về việc sử dụng điếu ngải đúng cách và hiệu quả nhé !

  - Cứu ( hơ ngải cứu ) là dùng sức nóng tác động vào các huyệt vị, đường kinh. Cứu trong thời gian dài hay ngắn, ấm hay nóng tùy thuộc tình trạng bệnh lý.

  - Khi hơ điếu ngải vào huyệt đạo đúng theo bệnh trạng có tác dụng: trừ hàn, tán ứ tắc, ôn dương, phòng bệnh và kéo dài tuổi thọ.

 + Chỉ định :Phương pháp cứu thường được dùng trong các bệnh lý thuộc hàn: như nhiễm hàn, đau xương khớp mãn tính, đau bụng do lạnh, bầm tím, tắc nghẽn….

 + Phương pháp cứu bằng điếu ngải gồm 4 cách: cứu điếu ngải để yên, cứu xoay tròn, cứu điếu ngải lên xuống, cứu nóng.

  👉 Cứu điếu ngải để yên ( cứu ấm )

Đốt đầu điếu ngải, hơ trên huyệt cần cứu. Điếu ngải cách da khoảng 2 cm. Cứu đến khi vùng huyệt được cứu hồng lên, người bệnh cảm thấy nóng ấm là được. Cách cứu này được áp dụng với tất cả chỉ định của phép cứu.

  👉 Cứu xoay tròn
Đốt đầu điếu ngải, để điếu cách xa da khoảng 1 đến 2 cm. Từ từ di chuyển điếu ngải theo vòng tròn, từ trong ra ngoài, hẹp đến rộng. Cách cứu này được áp dụng với các vùng cứu rộng, điều trị bệnh ngoài da.

  👉 Cứu điếu ngải lên xuống ( còn gọi là cứu mổ cò )
Đốt đầu điếu ngải. Lần lượt đưa điếu ngải lại gần rồi xa da, liên tục nhiều lần. Cứu mổ cò trong khoảng 2 – 5 phút mỗi huyệt. Cách cứu này thường dùng cho thực chứng – các bệnh cấp, tiến triển nhanh, và trẻ em.

  👉 Cứu nóng
 Dùng điếu ngải ngắn khoảng 2 – 3 cm. Đốt gián tiếp qua 1 lát gừng, 1 lát tỏi, nhúm muối hoặc kim châm cứu trên da. Tuỳ thuộc vào vật dẫn mà phép cứu này có tác dụng khác nhau. Cứu qua gừng giúp ôn trung tán hàn, cứu qua tỏi giúp tiêu viêm trừ độc, cứu qua kim giúp nhiệt đưa vào sâu hơn…

 

🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Gai cột sống là tình trạng mọc gai xương ở đốt sống, phần gai xương này chính là mỏm xương lồi ra tại các khớp, có độ dài cỡ khoảng vài milimet.
Tìm hiểu về các tình trạng bệnh lý của khớp gối., hiểu về tràn dịch khớp gối, khô dịch khớp, đau khớp gối ở người trẻ
Bất kỳ một sự sai lệch nào từ đốt sống đều gây ra sự chèn ép lên các rễ thần kinh, đặc biệt là các đốt sống lưng T1 > T4 sẽ chèn ép thần kinh tim phổi gây bệnh...
Một số nguyên nhân thường gặp gây đau khớp háng là: thoái hóa khớp; viêm đa khớp dạng thấp; thoái hóa khớp sau chấn thương; hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (hoại tử vô mạch); bệnh lý khớp háng ở trẻ em.
Thoát vị đĩa đệm., Khi nào nên tập trị liệu, khi nào phải phẫu thuật? triệu trứng phổ biến và điều trị bằng cách nào?
Thiền dưỡng sinh., khai mở luân xa để cơ thể thu nhận được nguồn năng lượng vô tận từ vũ trụ...Có 4 con đường dẫn đến mở Luân xa.,
Bong gân trật khớp là tổn thương thường gặp nên hầu hết người bệnh thường chủ quan và không biết cách xử trí đúng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Nguyên khí là cơ sở của sức khỏe và tuổi thọ con người, Cách hấp thụ tinh khí phục hồi nguyên khí rất đơn giản qua việc tác động huyệt...
Giới thiệu một phương pháp mà cơ chế chủ yếu của nó là TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP vào xương cột sống, gân cơ, mạch máu...để điều chỉnh sự di lệch các đốt xương sống
Đã bao giờ bạn bị đau thần kinh tọa? đau dây thần kinh tọa biểu hiện như thế nào? Nắn chỉnh lại xương chậu có tác dụng thế nào với cơn đau thần kinh tọa...
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả thông mạch máu

Cân bằng hệ Cơ

Nâng tầm vận động

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa




 
Học nắn chỉnh xương chậu



 
Bài giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống


 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020