banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Tác hại của quạt gió

Cách sử dụng quạt điện như thế nào cho dụng và hiệu quả và an toàn cho sức khỏe., điều mà không phải ai cũng biết...

Sử dụng quạt điện gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

NHỮNG SAI LẦM KHI SỬ DỤNG QUẠT ĐIỆN GÂY ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN SỨC KHỎE !!!

Trong những ngày hè nắng nóng, Quạt điện là thiết bị gia dụng vô cùng cần thiết không thể thiếu để xua tan cái nóng oi bức, khó chịu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên sử dụng quạt điện như thế nào là đúng cách ? Đã không ít người vẫn mắc phải sai lầm khi sử dụng quạt dẫn đến những hệ lụy gây hại cho sức khỏe như đặt quạt sαi vị trí hay có nên bật quạt chĩa thẳng vào người ban đêm hoặc quạt điện để trên đầu hay dưới chân đảm bảo an toàn…..Để bảo vệ được sức khỏe người sử dụng thì không phải ai cũng nắm rõ được. Sau đây Y Cốt Liên khoa sẽ chia sẻ về cách sử dụng quạt gió đúng cách, các bạn cùng khảo nhé !!!

HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG KHI SỬ DỤNG QUẠT SAI CÁCH

Quạt gió để trên đầu hay dưới chân, lựa chọn nào tốt hơn là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người khi sử dụng quạt làm mát trong mùa hè. Thực tế là cả 2 sự lựa chọn trên đều không tốt.

Theo Y Cốt Liên Khoa thì việc tiếp xúc với không khí thổi từ quạt trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết nhiệt tự nhiên của cơ thể, gây hại sức khỏe. Quạt máy làm giảm nhiệt độ bề mặt da và các nội tạng thông qua cơ chế tuần hoàn máu, gây cảm giác mệt mỏi, suy nhược, căng thẳng, đau đầu và chán ăn.

Chính vì thế, khi sử dụng quạt nên tránh để quạt ở khoảng cách quá gần đầu hoặc chân, không để quạt hoặc máy lạnh hướng vào vùng cổ gáy. Nên để quạt càng xa cơ thể càng tốt, tốt nhất nên để cách xa 2 mét.

NHỮNG SAI LẦM SỬ DỤNG QUẠT ĐIỆN VÀO MÙA HÈ DỄ GÂY BỆNH NHẤT

-    Tác hại của việc dùng quạt sai cách:

•    Ngồi phơi quạt quá lâu thì phần hướng về phía gió mồ hôi sẽ bốc hơi nhanh, nhiệt độ da giảm mạnh, còn phần khuất gió thì mồ hôi bốc hơi chậm, nhiệt độ da cao, mạch máu giãn rộng. Tuần hoàn máu của cơ thể và sự bài tiết mồ hôi bị mất cân đối, dễ gây đau đầu, thậm chí là trúng gió.
•    Khi đang ra nhiều mồ hôi mà lập tức bật quạt thì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ làm cơ thể bị nhiễm bệnh. Nếu bật quạt mà ngủ quên mất thì dễ bị buốt lạnh, cảm cúm.

-    Để quạt thổi trực tiếp
Rất nhiều người thường có thói quen bật quạt hướng thẳng trực tiếp lên người, thậm chí còn không để quạt quay sang bất kỳ hướng nào khác suốt một thời gian dài. Mặc dù, cách làm này có thể giúp làm cơ thể dịu mát, nhưng lại rất có hại cho sức khỏe của bạn.

-     Dùng quạt chĩa thẳng vào người sẽ gây khô miệng và đường mũi
Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc bật quạt có thể làm bay hơi mồ hôi và độ ẩm từ cơ thể, dẫn đến mất nước, làm khô miệng và đường mũi.

Nếu bạn sống ở một khu vực khô hạn, điều này cần đặc biệt chú ý, vì những hậu quả này có thể xuất hiện nhanh hơn. Bạn nên khôi phục lượng nước bạn cần bằng một cốc nước lọc.

-    Để quạt thổi trực tiếp vào người, vào vùng đầu khi ngủ
Khi luồng gió thổi trực tiếp vào người ( với tốc độ quá lớn và khoảng cách gần ) thì mồ hôi bốc hơi nhanh, nhiệt độ ngoài da giảm xuống rõ rệt. Còn phần không có gió, mồ hôi bốc hơi chậm, nhiệt độ ngoài da tương đối cao, mạch máu da giãn rộng. Lúc này sự tuần hoàn máu của cả cơ thể bị mất cân bằng nên dễ bị cảm cúm.

Theo Y Cốt Liên Khoa thì đầu và chân đều là những bộ phận chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu liên kết với tim, cột sống và não... để quạt thổi trực tiếp vào đầu hoặc bàn chân, thói quen này rất nguy hiểm. Khi để quạt thổi trực tiếp vào vùng đầu, mặt  khi ngủ có thể gây thiếu máu ngoại vi vùng đầu. . Tình trạng thiếu máu ngoại vi vùng đầu đặc biệt nguy hiểm ở người cao huyết áp, có thể dẫn đến tai biến. Đó là một trong các lý do dễ khiến bạn bị đau đầu, chóng mặt, gây mệt mỏi căng thẳng.

Quạt thổi vào chân thì sẽ gây hại cho tim. Khi bàn chân lạnh, tim buộc phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu xuống giữ ấm bàn chân. tạo cảm giác mệt mỏi cho tim, khó chịu khi ngủ dậy. Đó cũng là lý do thầy thuốc thường khuyên người cao tuổi nên mang vớ, giữ ấm chân khi ngủ.
Ngay cả với người trẻ, khỏe, nếu để quạt khi ngủ cũng bắt buộc phải để ở bên hông giường nằm, đoạn giữa thân người, để ở vị trí xa và phải để chế độ lồng quạt quay qua lại, tránh việc gió thổi liên tục vào một điểm trên người.

Với người có sức khỏe yếu, người lớn tuổi, trẻ em, trong các căn phòng ngủ nhỏ không thể để quạt đủ xa, nên để quạt quay vào tường lúc ngủ, để luồng gió đến giường chỉ là luồng gió dội lại từ các phía tường. Khi đó, quạt có nhiệm vụ chính là giúp tạo gió lưu thông trong phòng, chứ không thổi trực tiếp vào người
Vậy nên, khi bật quạt, nhất là khi nghỉ ngơi thì bạn chỉ nên hướng quạt lên tường hoặc trần nhà để không khí lưu thông tốt hơn. Nếu phòng thoáng gió thì chỉ nên mở quạt ở tốc độ nhẹ và tốt nhất nên để quạt quay phe phẩy sẽ tốt cho sức khỏe hơn. 

-    Sử dụng quạt khi cơ thể đang ra nhiều mồ hồi
Bạn có thói quen đi từ bên ngoài nắng nóng bước vào nhà, hoặc sau khi chơi thể thao mồ hôi ra như tắm liền bật ngay quạt tốc thẳng vào người để giải nhiệt, đây lại chính là sai lầm rất lớn.
Khi vận động mạnh, các mạch máu đang giãn nở, mồ hôi tiết ra nhiều. Gió từ quạt sẽ làm quá trình bài tiết mồ hôi bị ngưng trệ, mạch máu co đột ngột vô cùng nguy hiểm.
+ Bạn nên lấy khăn khô lau sạch mồ hôi rồi bật quạt từ xa để làm mát từ từ để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.

-    Chỉnh tốc độ quạt quá cao
Khi nhiệt độ môi trường vượt quá 30 độ C, tức gần bằng với nhiệt độ cơ thể thì gió từ quạt thổi ra cũng là gió ở nhiệt độ cao. Vì vậy, bật quạt ở mức cao nhất sẽ làm cho nhiệt độ bề mặt da giảm, lỗ chân lông bít lại, mồ hôi không thoát được ra ngoài, cơ thể cảm thấy nóng hơn, dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức và đau lưng.
Khi sử dụng quạt thường xuyên thì bạn phải nhớ vệ sinh định kỳ cánh quạt, lồng quạt, trục quay mô tơ bạc,... để thiết bị hoạt động hiệu quả. Một chiếc quạt bám đầy bụi bẩn sẽ không thể mang đến làn gió mát sạch cho gia đình, ngược lại còn nhanh giảm tuổi thọ sử dụng.

-    Sử dụng quạt trong thời gian dài
Quạt điện có chức năng điều tiết không khí trong phòng, giúp phòng thông thoáng hơn. Để quạt thổi lâu ở một vị trí sẽ không tốt cho cơ thể đồng thời khiến mô tơ nóng lên, trường hợp xấu nhất có thể làm cháy mô tơ.
Tốt nhất cứ 4-5 tiếng tắt cho quạt nghỉ 1 lần ( thời gian khỉ khoảng 30 phút ) để quạt không bị giảm tuổi thọ và bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.

•     Dùng quạt hạn chế với người già và trẻ nhỏ

Đây là hai đối tượng có sức đề kháng yếu, dễ bị cảm lạnh do sử dụng quạt máy liên tục trong ngày nóng. Nếu cảm thấy nóng thì nên hẹn giờ sử dụng quạt trước khi ngủ và dùng số nhỏ nhất.

Với những chia sẻ của chúng tôi chắc hẳn bạn đã biết quạt gió để trên đầu hay dưới chân là hợp lý và biết cách sử dụng đúng, an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe của mình rồi chứ?

-    Đặt quạt sai vị trí
Lắp đặt quạt sai vị trí có thể làm giảm hiệu quả làm mát rõ rệt.
-    Với các loại quạt bàn, quạt hộp, quạt lửng và quạt đứng: Không nên đặt ở vị trí đầu gió khi trời đang nắng nóng, vì quạt sẽ thổi hơi nóng vào làm nhà càng nóng hơn. Tốt nhất bạn nên đặt một chậu nước (có thể thêm đá lạnh) phía trước quạt để thổi hơi mát cho căn phòng.
-    Vị trí đặt quạt phun sương: Không đặt trong phòng ngủ, hay phòng có thiết bị điện tử, mà nên đặt ở phòng khách, không gian thoáng, đặt quạt phun sương cạnh ở lan can nhà, bạn sẽ tận hưởng được luồng không khí mát lạnh như gió tự nhiên.

-    Vị trí lắp quạt treo tường: Không nên lắp quá cao sẽ giảm hiệu quả làm mát, lắp quá thấp sẽ làm giảm phạm vi làm mát. Nên cho quạt quay đảo chiều liên tục để làm mát đều khắp phòng hơn là bật nhiều quạt, vừa tốn điện vừa không làm mát hiệu quả.

CÁCH SỬ DỤNG QUẠT ĐIỆN ĐÚNG CÁCH, AN TOÀN CHO SỨC KHỎE VÀO MÙA NÓNG !!!

•    Chọn chế độ hoạt động phù hợp: Người dùng nên lựa chọn ở mức vừa phải và mở cửa sổ, không nên bật quá cao vì nhiệt độ phòng và cơ thể xuống thấp đột ngột gây nguy hiểm. Ban đêm, bạn cũng chỉ nên bật quạt ở số nhỏ.
•    Cho quạt đảo chiều khi sử dụng: Khi đó, không khí trong phòng sẽ thoáng mát hơn, không gây cảm giác ngột ngạc, khó chịu.
•    Giữ khoảng cách với quạt, không hướng trực tiếp luồng gió quạt vào người:  Bạn nên đặt quạt lệch hướng so với bạn một chút.
•    Tránh sử dụng quạt khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi: Trong những màu nóng, cơ thể sẽ đổ nhiều mô hôi. Lúc này, bạn không nên sử dụng quạt để hong khô mà hãy sử dụng khăn lau sạch mồ hôi và bật quạt ở chế độ vừa phải.
•    Không sử dụng quạt trong thời gian dài: Đặc biệt là vào ban đêm, người dùng nên chọn chế độ chỉnh giờ hợp lý.
•    Dùng quạt hạn chế với người già và trẻ nhỏ: Bởi sức khỏe, đề khán của người cao tuổi và trẻ nhỏ yếu. Nếu thấy quá nóng, hãy chọn quạt ở chế độ nhỏ nhất.

Sử dụng quạt điện đúng cách

** THÓI QUEN DÙNG QUẠT ĐÚNG CÁCH

Để không gây hại cho sức khỏe, bạn nên tạo lập những thói quen dùng quạt đúng cách dưới đây:
•    Rèn luyện thói quen tắt quạt khi không có nhu cầu sử dụng
Nhiều người thường có thói quen quên tắt quạt khi chuyển sang một không gian sinh hoạt khác hoặc đi ra ngoài. Hãy bắt đầu rèn luyện cho mình thói quen tắt quạt khi không sử dụng để không bị lãng phí điện năng. Nên mua những quạt điện có chức năng hẹn giờ và được trang bị Remote điều khiển từ xa sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

•    Dùng quạt trong thời gian ngắn
Sẽ tốt hơn nếu chúng ta chỉ dùng quạt làm mát trong vòng 10 đến 20 phút, sau đó đi tắm hoặc lau mát người. Không nên phơi cơ thể trực tiếp dưới quạt điện lâu hơn “ngưỡng” thời gian đó nhất là với trẻ con.

•    Không ngồi vào quạt khi ra mồ hôi nhiều
Nhiều người có thói quen sau khi vận động, sau khi đi ra ngoài trời nắng nóng toát mồ hôi về nhà xà ngay vào trước quạt và bật gió tốc thẳng vào mặt với tốc độ mạnh nhất.
Đây là sai lầm lớn khi sử dụng quạt điện bởi khi đó các mạch máu đang giãn nở, mồ hôi tiết ra nhiều có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe khi quá trình bài tiết mồ hôi bị ngưng trệ bởi gió. Bạn nên để quạt thoang thoảng và ngồi cách xa.

•    Không bật quạt tốc độ cao, đặc biệt là vào ban đêm
Vận tốc gió càng cao càng làm cho mồ hôi trên da bốc hơi nhanh. Vì thế không nên bật quạt hết công suất, chỉ cần dùng ở tốc độ vừa phải để tạo làn gió nhẹ đủ để cơ thể cảm thấy dễ chịu là được.
Tránh để quạt ở khoảng cách quá gần đầu hoặc chân, không để quạt hoặc máy lạnh hướng vào vùng cổ gáy.
Sự chênh lệnh về nhiệt độ cơ thể ở vùng được quạt trực tiếp và vùng khác có thể lên đến 3 độ C gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi. Lúc này đòi hỏi các cơ quan trong cơ thể phải điều chỉnh hoạt động để lấy lại sự cân bằng cho cơ thể nên sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Lời khuyên cho những người có thói quen dùng quạt: Nên để quạt càng xa cơ thể càng tốt, tốt nhất nên để cách xa 2 mét.

•    Hạn chế bật quạt khi ngủ    
Khi cơ thể ngủ, hoạt động của các cơ quan nội tạng, kể cả hệ miễn dịch cũng ở trạng thái nghỉ ngơi. Nếu “phơi” mình dưới gió quạt trong trạng thái không được bảo vệ, cơ thể bạn sẽ dễ bị cảm, sổ mũi, đau cổ họng…

** BẠN CÓ THỂ LÀM VIỆC NÀY THAY VÌ BẬT QUẠT

-     Ngủ khi mở cửa sổ
Một giải pháp đơn giản cho những đêm nóng nực là bạn chỉ cần để cửa sổ mở vừa phải. Những cơn gió se lạnh lúc sáng sớm sẽ giúp không khí dịu mát. Nếu sợ muỗi, bạn có thể lắp lưới hoặc màn chắn trong cửa sổ.

-    Đặt một chiếc khăn ướt hoặc xô nước gần giường của bạn
Để phòng của bạn không bị mất nước, hãy đặt một chiếc khăn ướt bên đầu giường hoặc đổ đầy nước vào xô và để cạnh giường, trên sàn nhà. Những giải pháp này sẽ giúp tăng độ ẩm trong phòng ngủ của bạn.

-    Xoay quạt theo hướng khác
Nếu bạn không thể ngủ mà không có quạt, hãy thử quay nó sang hướng khác. Bằng cách này, luồng gió sẽ không thổi thẳng vào bạn.
Bạn cũng có thể thử đặt nó cạnh cửa sổ để nó có thể đón không khí bên ngoài và thổi vào phòng.

P/s : Những đồ vật quen thuộc  hàng ngày tưởng như vô hại  nhưng khi bạn sử dụng không đúng cách và hợp lý sẽ có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh. Y Cốt Liên Khoa mong rằng  những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những tác động xấu đến cơ thể khi dùng quạt sai cách, đồng thời bỏ túi được những mẹo sử dụng quạt thật an toàn cho sức khỏe trong mùa hè này !!!

🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Bài thơ là phương pháp chuẩn đoán bệnh sớm dựa vào quan sát các dấu hiệu bên ngoài người bệnh. Chủ yếu là ở mặt, tay, chân, lưỡi, phân, nước tiểu...
Xem mạch là phần cơ bản và tối quan trọng đối với người thầy thuốc, Y Cốt Liên Khoa xin giới thiệu cùng bạn đọc phương pháp xem mạch của Hải Thượng Lãn Ông
Hiện tượng chuột rút là một sự co thắt mạnh của cơ gây ra những cơn đau đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút...
Những lưu ý nhỏ khi ngủ để cải thiện cuộc sống cho những người bị bệnh xương khớp và phòng chống bệnh do cột sống, gân cơ biến đổi gây nên..
Ông là nhà y học có học vấn uyên bác, nhà dược học nổi tiếng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân đạo, có ý chí độc lập sáng tạo trong nghiên cứu...
Thoái hóa đốt sống, cột sống là một tình trạng tổn thương thoái hóa của sụn khớp, bởi quá trình sụn khớp bị mòn và hình thành các gai xương cạnh khớp...
Đau thần kinh tọa, cơn đau dễ nhầm Bệnh nhân đến gặp thầy thuốc, thường b��t đầu khai bệnh bằng thuật ngữ "đau thần kinh toạ".
Thiền dưỡng sinh., khai mở luân xa để cơ thể thu nhận được nguồn năng lượng vô tận từ vũ trụ...Có 4 con đường dẫn đến mở Luân xa.,
Nhân Trung là huyệt đạo có vai trò quan trọng khi cấp cứu và có rất nhiều công dụng giúp hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh..
Giới thiệu một phương pháp mà cơ chế chủ yếu của nó là TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP vào xương cột sống, gân cơ, mạch máu...để điều chỉnh sự di lệch các đốt xương sống
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa

học nắn xương chậu, học nắn chỉnh cột sống

 
học nắn chỉnh xương chậu

học nắn chỉnh cột sống, bài chữa đau cổ vai gáy

 
giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống
 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020