banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Biểu hiện của thoái hóa cột sống

Thoái hóa đốt sống, cột sống là một tình trạng tổn thương thoái hóa của sụn khớp, bởi quá trình sụn khớp bị mòn và hình thành các gai xương cạnh khớp...

Những biểu hiện của thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống

Biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ

Đau cột sống cổ cấp tính

Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ bắt đầu khởi phát đột ngột bằng những cơn đau nhói cổ, xoay cổ nghe tiếng “khục” buốt rát khiến người bệnh ngại xoay chuyển.
● Đau cột sống cổ khi trời lạnh, nằm gối đầu quá cao.
● Đau tăng khi gắng sức, khi ho, giảm hoặc mất hẳn khi nghỉ ngơi.
● Ngước đầu lên trần nhà, xoay trái phải thấy cứng và đau.

Đau cột sống cổ mãn tính
Sau lần đau cột sống cổ cấp tính đầu tiên thì sau đó, cơn đau sẽ chuyển dần sang dạng mãn tính do sự thoái hóa mạnh mẽ, thường là 30% sau 1 năm, 25% sau 1-5 năm, 19% sau 5-10 năm với các biểu hiện:
● Tiếp tục các cơn đau như cấp tính nhưng với tần suất nhiều và mạnh hơn. Đau buốt, nhức mỏi cổ, cứng cổ không rõ lý do.
● Khi ngủ dễ dàng bị tuột khỏi gối, tỉnh dậy khó chịu, đau cổ.

Hạn chế vận động
Người bệnh khó vận động cổ trong việc cúi ngửa xoay chuyển. Căn cứ vào tầm vận động bình thường để xác định những triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ đang ở giai đoạn nặng hay nhẹ.
● Cúi cổ: <45 độ, cằm không chạm ức, cố gắng cúi thấy đau.
● Ngửa cổ: <45 độ, mắt không nhìn thẳng lên trần nhà mà góc nhìn sẽ bị chéo. Khi ngửa hai bên cổ thấy căng và đau.
● Quay cổ trái phải: <45 độ. Khi xoay cảm thấy rất cứng, khó xoay thậm chí có người không thể xoay cổ.
● Gập nghiêng trái phải: <45-60 độ. Nhiều bệnh nhân chỉ gập được 10 độ đã thấy rất đau rồi.

Hội chứng rễ thần kinh
● Hội chứng rễ: Đau theo dải, đau sau gáy và kéo lên đầu hoặc từ cổ kéo xuống vai và cánh tay. Cường độ đau không giống nhau, đau nơi này che lấp nơi kia, rối loạn cảm giác (trừ cảm giác đau là vẫn thấy), teo cơ…
● Dấu hiệu Lhermitte: Còn được gọi là triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng hay hiện tượng ghế thợ cắt tóc. Đó là cảm giác khó chịu đột ngột như luồng điện đi xuống cổ xuống xương sống, thậm chí cả tay, chân, ngón tay và ngón chân. Biểu hiện này mạnh hơn khi bạn cúi cổ về trước, nó có thể nhanh chóng kết thúc hoặc kéo dài một cách đáng sợ.

Các tổn thương ngoài cổ
●Trường hợp các đốt sống cổ C1, C2, C3, C4 thoái hóa sẽ gây đau đầu vùng chẩm, đau vùng trán, nhức đầu, hay nấc, xanh xao, gầy rộc, mất ngủ…
● Đau nhức hai hốc mắt, thậm chí có cảm giác mờ mắt, chóng mặt, hoa mắt, trí nhớ suy giảm, hay quên.
● Da đen sạm, tông màu không đều, xuất hiện nhiều tàn nhang… do tuần hoàn máu bị ảnh hưởng.
● Cánh tay tê bì, hạn chế vận động tay, không thể cầm bút viết bình thường, không thể cầm đũa gắp thức ăn.
●Cảm thấy ốm yếu, cảm giác không trọng lực, đi lại xiêu vẹo, không thể đi trên một đường thẳng.
● Khả năng sinh dục và chức năng đại tiểu tiện khó khăn hơn.

Biến dạng cột sống
● Mất ưỡn: hoàn toàn không cúi ngửa xoay chuyển được đầu và cổ. Ấn vào các mỏm ngang thấy rất đau.
● Biến dạng: cong vẹo cổ, sái cổ, biến dạng, mất đường cong sinh lý cổ.
● Xuất hiện gai xương, biến chứng thành phồng lồi đĩa đệm, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Tổn thương rễ
Lúc này, tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng, các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện một cách dồn dập như: giảm nhiệt độ cơ thể (lạnh người), giảm tiết mồ hôi, mất phản xạ dựng lông, rối loạn dinh dưỡng da, teo cơ, mất phản xạ, mất cảm giác chi trên hoặc bại liệt hoàn toàn cổ, chỉ có thể nằm một chỗ.

hình ảnh thoái hóa cột sống - Biểu hiện của thoái hóa cột sống
hình ảnh thoái hóa cột sống

Biểu hiện của thoái hóa đốt sống lưng

Hầu hết những người bị bệnh thoái hoá cột sống liên quan đến tuổi không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Một số người có triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng trong một thời gian dài, nhưng sau đó lại biến mất. Đôi khi, chỉ cần di chuyển đột ngột có thể làm các triệu chứng xuất hiện.
Các triệu chứng phổ biến là cứng khớp và đau nhẹ trở nên càng nặng hơn sau khi không cử động hay hạn chế vận đồng trong một thời gian dài như ngồi quá nhiều.

Các biểu hiện của thoái hóa cột sống nghiêm trọng hơn bao gồm:
    Yếu ở tay hoặc chân
    Sự phối hợp giữa tay và chân kém
    Co thắt cơ bắp và đau
    Đau đầu
    Mất thăng bằng và đi lại khó khăn
    Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột

hình ảnh thoái hóa khớp
hình ảnh thoái hóa sụn khớp

Cách trị thoái hóa cột sống tại nhà
Thoái hóa đốt sống là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên do đó phòng bệnh có vai trò rất lớn để hạn chế bệnh:
- Thực hiện xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng cổ thường xuyên, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.
- Đối với người làm văn phòng, làm việc với máy vi tính, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay thay đổi tư thế đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.
- Ngoài ra, ghế làm việc phải có độ cao phù hợp so với bàn làm việc và với chiều cao của người sử dụng, không  để ghế ngồi quá cao hoặc quá thấp. Khi là việc giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Ngoài ra nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi. Ngồi cách màn hình vi tính 50 – 66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 - 20 độ là khoảng cách tốt nhất. Không để  màn hình máy tính quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt.
- Khi ngồi gần bàn làm việc nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với mặt sàn. Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng.
- Khi ngủ hãy thường xuyên thay đổi tư thế, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nên nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. không nên nằm gối đầu quá cao.
- Để đề phòng hiện tượng "gãy", trật khớp mỏm đốt sống có thể gây liệt tứ chi hoặc thậm chí tử vong, người bệnh tuyệt đối không được "vặn", "ấn cổ". khi nằm, cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ.

Một số lưu ý cách chữa thoái hóa cột sống:
- Thay đổi tư thế làm việc khi ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.
- Không nên vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
- Không nên đội vật nặng trên đầu.
- Không nên ngồi cúi hoặc gập cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách, báo); ngồi tàu xe đường dài cần có phần tựa đầu và tựa lưng.
- Khi luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên đi bấm nắn vặn vẹo mạnh dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, khi đó cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác để điều trị.

🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Các bệnh đau đầu thường gặp,... Đau giữa đỉnh đầu, Đau cả vùng đầu, Đau hai bên thái dương, Đau đầu buồn nôn do hạ huyết áp
Cách sử dụng quạt điện như thế nào cho dụng và hiệu quả và an toàn cho sức khỏe., điều mà không phải ai cũng biết...
Theo đông y, củ Gừng hay còn được gọi là sinh khương, can khương., nhờ tính nóng ấm mà nó được sử dụng để làm giảm các cơn đau lưng rất hiệu quả..
Đã bao giờ bạn bị đau thần kinh tọa? đau dây thần kinh tọa biểu hiện như thế nào? Nắn chỉnh lại xương chậu có tác dụng thế nào với cơn đau thần kinh tọa...
Xương hông hay còn gọi là xương chậu được gắn kết rất chặt với khối xương cùng S1>S5 bởi hệ thống dây chằng cùng gân cơ., để nắn chỉnh được cần phải biết..
Bài thơ là phương pháp chuẩn đoán bệnh sớm dựa vào quan sát các dấu hiệu bên ngoài người bệnh. Chủ yếu là ở mặt, tay, chân, lưỡi, phân, nước tiểu...
Phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic của Mỹ là một phương pháp điều trị không phẫu thuật, điều chỉnh những sai lệch dù là nhỏ nhất trên cột sống..
Liệu pháp Giác Hơi là phương thức trị liệu độc đáo, dễ học, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Giác hơi giúp điều chỉnh âm dương, giải trừ đau nhức..
Phương pháp Nắn Chỉnh Cột Sống – Y Cốt Liên Khoa thì việc cơ thể của thầy thuốc cần phải uyển chuyển dẻo dai và có lực là điều cực kỳ cần thiết...
Tìm hiểu công dụng chữa bệnh tuyệt vời bằng phương pháp Cứu Ngải., Chỉ định và chống chỉ định trong chữa bệnh bằng phương pháp cứu ngải.
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Cân bằng hệ Cơ

Nâng tầm vận động

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa

học nắn xương chậu, học nắn chỉnh cột sống

 
Học nắn chỉnh xương chậu

học nắn chỉnh cột sống, bài chữa đau cổ vai gáy

 
Bài giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống
 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020