️🎯
KỲ KINH BÁT MẠCH
Nguồn gốc của Kỳ Kinh Bát Mạch bắt nguồn từ sách Nội Kinh (Linh Khu, Tố Vấn, Nan Kinh), rõ nhất là trong Nan Kinh. Nan 27 ghi: “ Mạch có kỳ kinh bát mạch không bị ràng buộc với 12 Kinh, nói như vậy là làm sao ? ... Phàm bát mạch này đều không ràng buộc với các Kinh Chính, cho nên gọi là Kỳ Kinh Bát Mạch”.
Bát Mạch
: Mạch là nơi tích tụ hay chứa khí, và chuyển khí lên đầu để nuôi não bộ hay nuôi hồn theo thuật ngữ của thầy Tám. Do đó thanh khí đi từ ngoài vào 12 kinh rồi từ 12 kinh đổ vào 8 mạch. Bát mạch là Nhâm, Đốc, Đới, Xung, Âm Kiều, Âm Duy, Dương Kiều, và Dương Duy. Trong 8 mạch thì 2 mạch quan trọng nhất là Nhâm và Đốc. Nhâm mạch chạy phía trước người từ huyệt hội âm lên đến miệng hàm dưới. Nối liền tất cả các âm kinh, âm mạch, xung mạch, đới mạch. Còn Đốc Mạch thì chạy từ môi trên qua đầu ra sau ót xuống cổ lưng theo đường xương sống phía bên ngoài xuống tới vĩ lư. Đốc Mạch nối liền tất cả các đường Dương kinh. Nếu để ý kỹ sẽ thấy nhiều mạch tụ tập tại bụng và đầu. Đó là lý do tại sao khi ăn no hay lúc khí đầy đủ hành giả thường có cảm giác rút mạnh ở trán và đầu. Nhâm Đốc mạch khai thông có nghĩa là toàn bộ kinh mạch cũng khai thông
Theo Đông y, 4 khí dương từ trên đi xuống (Thiên khí) và 4 khí âm (Địa khí) từ dưới đi lên, 8 dòng khí trên giao lưu qua cơ thể con người, tạo thành 8 kinh, gọi là Kỳ kinh bát mạch.
Kỳ kinh bát mạch gồm: Nhâm mạch, Đốc mạch, Dương duy mạch, Âm duy mạch, Dương kiều mạch, Âm kiều mạch, Xung mạch và Đới mạch. Trong 8 mạch, trừ 2 mạch Nhâm và Đốc có huyệt riêng, còn 6 mạch khác không có huyệt riêng, có thể dùng 1 số huyệt của các kinh chính (huyệt Hội với 8 mạch) để điều hòa mạch khí của 6 mạch này.
️♥️ Bát mạch gồm
1. Nhâm mạch:
Nhâm có nghĩa là nơi tập trung, giao lộ. Mạch nhâm nối những huyệt của kinh Thận ở bụng và ngực. Đây được coi là bể của toàn thân, đảm nhiệm chức năng vận hành khí ở bụng. Nhâm mạch chạy dọc giữa vùng bụng, cai quản các âm kinh trong cơ thể. Khí mạch của nó giao hội với các âm kinh ở tay chân để điều hòa âm dương và kiểm soát âm kinh. “Nhâm” có nghĩa là hoài thai và nuôi dưỡng.
2. Đốc mạch:
Đốc mạch nằm ở giữa phần lưng, kiểm soát các đường kinh dương trên toàn thân. Nó cũng có quan hệ mật thiết với tuỷ sống và đại não. Đốc mạch có chức năng đả thông, dự trữ cũng như điều hòa khí huyết trong cơ thể. Hai chức năng lớn của Đốc mạch là điều tiết và kiểm soát những hoạt động tư duy, hoạt động của cơ quan sinh dục có liên quan đến Thận. Mạch Đốc nhận tất cả kinh khí từ các đường kinh dương của cơ thể (bể của các kinh dương). Mạch Đốc cùng với tất cả những kinh dương (Thái dương, Dương minh, Thiếu dương) hòa hợp với nhau và tạo thành Dương của cơ thể. Mạch Đốc có tác dụng điều chỉnh và phấn chấn Dương khí toàn thân. Duy trì nguyên khí của cơ thể.
3. Xung mạch:
Trên lên tới đầu, dưới nối đến chân, xuyên qua toàn cơ thể, trở thành nơi xung yếu của khí huyết, có thể điều hòa khí huyết của 12 kinh chính, cổ nhân gọi là ‘Thập nhị kinh mạch chi hải’, có liên quan tới kinh nguyệt của nữ giới.
4. Đới mạch:
Mạch Đới xuất phát từ huyệt Đới mạch (kinh Đởm), chạy chếch xuống vùng thắt lưng và chạy nối vùng quanh bụng. Mạch đi vòng quanh thân, ngang đoạn ở bụng (giống như dây đai – đới). Có thể ước thúc các mạch ngang dọc.
5,6. Âm kiều mạch, Dương kiều mạch:
Là biệt mạch của kinh túc Thiếu Âm, có nhiệm vụ đem tông khí của Thận (ở dưới) lên trên (nhập vào dưới mắt). Có chức năng dưỡng mắt, điều chỉnh mí mắt khép mở và chi dưới vận động.
7,8. Âm duy mạch, Dương duy mạch:
Duy có nghĩa là duy trì, gắn bó. Âm duy mạch có chức năng “nối liền các mạch âm”. Mạch Dương duy có chức năng nối liền tất cả các kinh dương của cơ thể, điều hòa quan hệ giữa các kinh dương, để duy trì sức chống đỡ của cơ thể đối với nguyên nhân gây bệnh từ bên ngoài.
✅ Vòng tuần hoàn và chức năng sinh lý của Xung mạch
* Đường đi
Xung mạch còn gọi là huyết hải, kiểm soát khí và huyết toàn cơ thể đưa đến 12 kinh chính, bắt đầu từ bộ phận sinh dục chia làm ba nhánh, một chạy lên đầu, một chạy theo xương sống, một nhánh xuống tới bàn chân.
*Chức năng sinh lý
– Điều tiết khí huyết của 12 kinh: Đường đi của Xung mạch trên hướng lên đầu, dưới tới bàn chân, xuyên khắp cơ thể, là nơi xung yếu tổng lĩnh khí huyết của các kinh lạc. Khi khí huyết trong tạng phủ và kinh lạc dư thừa, Xung mạch có thể kiềm chế và dự trữ; khi khí huyết trong kinh lạc tạng phủ không đủ, có thể bơm và bổ sung, để duy trì chức năng hoạt động sinh lý bình thường cho các cơ quan.
– Chủ về chức năng sinh sản: Xung mạch bắt nguồn từ dạ con, còn được gọi là ‘huyết hải, huyết thất” có tác dụng điều tiết kinh nguyệt. Xung mạch có quan hệ mật thiết với chức năng sinh sản. Mạch Xung là bể của 12 kinh mạch, quản lý khí huyết của các cơ quan nội tạng (Nội kinh viết: “Xung vi huyết hải”). Mạch Xung cùng với mạch Nhâm điều hành quá trình duy trì, phát triển thai, sản của phụ nữ. Những biểu hiện bệnh lý của mạch Xung gồm kinh nguyệt không đều, khí hư, đái dầm, không sinh đẻ được, thoát vị, khí từ bụng dưới thông lên ngực làm đau vùng tim, tiểu tiện bí. Có liên quan nhiều đến các bệnh vùng bụng, ngực đau cấp, suyễn. Nam giới bẩm sinh Xung mạch không hoàn chỉnh hoặc sau này bị thương tổn, đều có thể dẫn tới suy giảm chức năng sinh sản.
– Điều tiết khí cơ lên xuống: Xung mạch chủ yếu có chức năng điều chỉnh khí cơ lên xuống chủ yếu của tạng Can, Thận, Vị.
✅ Vòng tuần hoàn và chức năng sinh lý của Đới mạch
* Đường đi
Đới mạch xuất phát từ huyệt Đới mạch (kinh Đởm), chạy chếch xuống vùng thắt lưng và chạy nối vùng quanh bụng. Mạch đi vòng quanh thân, ngang đoạn ở bụng (giống như dây đai)
* Chức năng sinh lý
Ràng buộc các đường kinh lạc ngang dọc. Thông thường khi mạch Đới bị rối loạn sẽ xuất hiện chứng trạng: Bụng đầy chướng, kinh nguyệt không đều. Cảm giác như “ngồi trong nước” (tê từ thắt lưng xuống hai chi dưới); yếu, liệt 2 chi dưới.
✅ Vòng tuần hoàn và chức năng sinh lý của Âm kiều mạch
* Đường đi
Bắt đầu từ vùng sau xương thuyền phía trước mắt cá chân trong, qua huyệt Chiếu hải lên phần cao nhất mắt cá chân trong, chạy dài theo mặt trong đùi và háng, nhập vào bộ sinh dục ngoài, vào bụng, chạy dài theo mặt trong ngực vào bên trong hố xương đòn. Khuyết Bồn, đến sụn giáp lên mặt, vào xương gò má, đến khóe trong mắt và giao với Kinh Thủ Thái dương Tiểu Trường, Túc Dương minh Vị và mạch Dương Kiều.
* Chức năng sinh lý
Kiểm soát sự khép mở của mắt và sự vận động của cơ bắp.
✅ Vòng tuần hoàn và chức năng sinh lý của Dương kiều mạch
* Đường đi
Là mạch nhận khí của Thận. Đem khí của Thận từ dưới lên trên. Bắt đầu ở mặt ngoài gót chân, chạy dài theo mặt ngoài chân, hợp với kinh chính Đởm ở huyệt Dương Phụ, lên mặt ngoài mông ở huyệt Cự Liêu, chạy dài theo sườn tới vai, hợp với Túc và Thủ Thái dương (Bàng Quang + Tiểu Trường) và mạch Dương duy ở huyệt Nhu du, qua kinh chính Đại Trường ở huyệt Kiên ngung và Cự cốt, lên mặt, hợp với Túc và Thủ Dương Minh (Vị + Đại Trường) ở huyệt Địa thương và Cự liêu. Qua kinh Vị và mạch Nhâm ở huyệt Thừa khấp, đến góc trong mắt ở huyệt Tình minh hợp với mạch Âm kiều, lên trán và kết thúc ở sau xương chũm tai.
* Chức năng sinh lý
Kiểm soát sự khép mở của mắt và sự vận động của cơ bắp.
✅ Vòng tuần hoàn và chức năng sinh lý của Âm duy mạch
* Đường đi
Khởi lên từ chỗ giao nhau của các kinh Âm, mặt trong cẳng chân huyệt Trúc tân, chạy dài lên theo vùng đùi lên đến bụng, hội với kinh Túc Thái âm Tỳ ở huyệt Đại hoành, Phúc ai, Phủ xá và hội với kinh Can ở huyệt Kỳ môn, chạy lên ngực đến cổ, hội với mạch Nhâm ở huyệt Thiên đột và Liêm tuyền.
* Chức năng sinh lý
Mạch Âm duy có quan hệ với: Kinh chính của Thận: mạch Âm duy khởi phát từ huyệt Trúc tân của kinh Thận. Kinh chính Tỳ (qua các huyệt Phủ xá, Đại hoành, Phúc ai), Can kinh (qua huyệt Kỳ môn) và mạch Nhâm (qua huyệt Liêm tuyền, Thiên đột). Vì những mối quan hệ trên mà mạch Âm duy có chức năng nối liền tất cả các kinh âm của cơ thể, điều hòa quan hệ giữa các kinh âm để duy trì sự thăng bằng của cơ thể.
✅ Vòng tuần hoàn và chức năng sinh lý của Dương duy mạch
* Đường đi
Mạch Dương duy bắt đầu từ huyệt Kim môn (kinh Bàng quang), chạy theo mặt ngoài cẳng chân đến huyệt Dương giao (kinh Đởm), chạy tiếp lên vùng mông đến huyệt Cự liêu (kinh Đởm), chạy theo mặt ngoài thân lên vai đến huyệt Nhu du (kinh Tiểu trường), chạy đến huyệt Kiên liêu (kinh Tam tiêu) rồi đến Kiên tỉnh (kinh Đởm, cũng là giao hội với kinh Túc Dương minh Vị), chạy tiếp đến Á môn, Phong phủ (mạch Đốc), sau đó vòng từ phía sau đầu ra trước để đến tận cùng ở Dương bạch sau khi đã đến các huyệt Chính doanh, Bản Thần, Lâm khấp (kinh Đởm).
* Chức năng sinh lý
Mạch Dương duy nối với toàn bộ các kinh dương của cơ thể (Thái dương, Dương minh và mạch Đốc).
Nói tóm lại, Kỳ kinh bát mạch cố nhiên đều có tác dụng tách rời ra được. Trong đó, hai mạch Nhâm, Đốc đi ở chính giữa (phía sau và phía trước thân thể), vận hành khí huyết, nối lại thành một đường vòng, đều có chuyên huyệt, chứ không như sáu mạch còn lại đều phải phụ thuộc vào hàng ngũ huyệt của 12 kinh mạch chính. Cho nên người xưa đem 2 mạch Nhâm, Đốc xếp vào với 12 kinh chính, gọi chung là 14 kinh chính.
♥️12 Kinh Mạch
12 kinh mạch là chủ chốt của kinh lạc, cho nên gọi là 12 chính kinh. Chữ “kỳ” có nghĩa đơn độc, 8 mạch ấy đều không có quan hệ phối hợp về âm – dương, biểu – lý một cách cố định, không phụ thuộc vào tạng phủ, vì thế gọi là kỳ kinh.
1. Gan:
2. Phổi:
3. Tim:
4. Tâm Bào
5. Thận:
6. Tỳ:
7. Vị:
8. Tiểu tràng:
9. Đại tràng:
10. Mật:
11. Bang quang:
12. Tam tiêu:
👉Làm sao khai thông các đường kinh mạch để lấy thanh khí từ bên ngoài vào những đường kinh mạch rồi đem chứa tại tam điền nằm trên đường Nhâm mạch. Kèm thêm ăn uống nhẹ nhàng đúng tiêu chuẩn để giảm bớt trược khí mang vào trong người đồng thời cung cấp đủ hậu thiên khí vào Nhâm mạch để các đường kinh mạch được tràn đầy khí lực
♥️Thông thường thì người ta mở Nhâm mạch trước rồi sau đó mới đả thông 12 kinh. Sau khi Nhâm mạch và 12 kinh được đả thông thì khí lực luân chuyển đều trong thân, hành giả lúc này có thể đem được thanh khí trời từ bên ngoài vào cơ thể để giúp bổ túc cho hậu thiên khí lấy được từ đồ ăn.
✔️Thực tế trên lâm sàng cũng cho thấy: có nhiều bệnh tuy bệnh lý thuộc về Kinh Lạc nhưng khi điều chỉnh ở Kinh Lạc, bệnh chỉ bớt, không hết hẳn, nhưng khi điều chỉnh ở Kỳ Kinh Bát Mạch, bệnh khỏi hoàn toàn.
Thí dụ: có trường hợp sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, châm huyệt Đại Chùy lại khỏi hẳn, vì Đại Chùy tuy thuộc Mạch Đốc nhưng lại là nơi hội tụ của 6 đường kinh Dương.
Hoặc trong trường hợp cảm nhiệt, đa số châm cứu gia thường dùng huyệt Phong Trì và giải thích rằng vì Phong Trì là huyệt giao hội của túc Thiếu Dương với Dương Duy Mạch, Dương Duy Mạch chủ phần Dương, phần Biểu, do đó dùng Phong Trì để giải biểu có hiệu quả tốt...
ỨNG DỤNG CỦA KỲ KINH BÁT MẠCH
Trên lâm sàng khi ứng dụng Kỳ Kinh Bát Mạch để điều trị, Mạch Nhâm và Mạch Đốc thường được xử dụng nhiều hơn, còn 6 Mạch Âm Duy, Dương Duy, Âm Kiều, Dương Kiều, Xung, Đới chỉ thấy được dùng phối hợp với Giao Hội Huyệt (gọi là Bát Mạch Giao Hội Huyệt) và đặc biệt được xử dụng trong Linh Quy Bát Pháp.
Giữa các mạch cũng có sự liên hệ với nhau qua 1 số huyệt được gọi là huyệt Giao Hội, là nơi khí từ mạch này có thể chuyển qua mạch khác. Nếu nắm bắt được các huyệt này, có thể dùng để điều chỉnh sự rối loạn của các Mạch liên hệ.
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!