️🎯GIẢI PHẪU CƠ THANG:
Cơ thang là một trong những cơ lưng trên gồm một cặp cơ lớn có ba góc nằm ở phía sau vùng cổ và ngực. Cặp cơ có dạng hình thang.
Cơ thang có nhiều điểm gắn kéo từ sọ và cột sống đến đai vai. Cùng với cơ xô, cơ nâng vai, cơ trám to và cơ trám bé, cơ thang thuộc lớp cơ ngoài của vùng lưng.
Cơ thang là một trong những cơ chính của lưng và chịu trách nhiệm di chuyển, xoay, ổn định xương bả vai và mở rộng đầu ở cổ. Là một cơ rộng, phẳng, bề ngoài bao phủ hầu hết phần lưng trên và phần sau của cổ.
* Cơ thang gồm 3 phần:
- Phần đầu xuất phát từ đỉnh xương chẩm của hộp xọ kéo dài hết phần gáy đến 1/3 phía ngoài xương đòn.
- Phần giữa bắt nguồn từ đốt sống ngực thứ nhất đến thứ tư (T1-T4) và gắn vào xương mỏm ngoài cùng vai.
- Phần dưới chạy từ đốt sống ngực thứ năm đến thứ mười hai (T5-T12) và gắn vào gai xương bả vai. Giống như hầu hết các cơ khác, cơ thang đối xứng nhau trái - phải và gặp nhau ở cột sống.
️🎯CHỨC NĂNG CỦA TỪNG PHẦN CỦA CƠ THANG
Cơ thang quan trọng trong việc giữ ổn định xương bả vai cũng như điều khiển quá trình vận động của vai và tay. Thêm vào đó chuyển động ở đầu và cổ cũng ảnh hưởng tới cơ thang
- Các sợi cơ trên: cùng với cơ nâng vai tạo ra hoạt động nâng đỡ khớp vai – ngực, từ đó duy trì mức độ chịu lực của vai ( vd: như cầm một vật nặng trên tay ) . Ngoài ra, khi co cơ thang trên cũng góp phần tham gia thực hiện động tác quay đầu, gập cổ ( sự co bên nào giúp quay đầu về bên đó ), sự co lại ở cả hai bên giúp mở rộng phần đầu và cổ.
- Các sợi cơ giữa: cùng với cơ răng to chịu trách nhiệm xoay xương bả vai, từ đó cho phép việc nâng cánh tay lên cao qua vai
- Các sợi cơ dưới: gây ra sự nén vào vùng xương bả vai để hạ thấp vùng vai, từ đó giúp thực hiện các động tác cần hạ thấp vai để chống lại các lực cản ( vd như chống tay để đứng dậy từ tư thế ngồi )
- Phần đầu, phần đi ngang qua đỉnh vai, điều chỉnh việc nâng lên và hạ xuống của vai, mở rộng, nghiêng, xoay cổ, cố định và di chuyển đầu.
- Phần giữa, điều chỉnh các chuyển động của xương bả vai kéo dãn ra phía trước và kéo rút lại về phía sau, cố định và linh hoạt xương bả vai. Đưa xương bả vai hướng về cột sống, điều chỉnh hình dáng của lưng (tránh gù lưng). Cố định lưng trên và phối hợp nhịp nhàng với các cử động của cánh tay.
- Phần dưới, nhiệm vụ ổn định cột sống, bảo về và cân đối cột sống.
️🎯CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
️✔️ Hệ thần kinh chi phối :
- Kích thích vận động được truyền bởi dây thần kinh gai sống ( phụ ) ( accessory nerve ) ( CN XI )
- Trong khi kích thích cảm giác được dẫn truyền bởi dây thần kinh cột sống C3 và C4
Cơ thang được nuôi dưỡng bởi hệ thống dây thần kinh cổ và dây thần kinh sọ thứ 11 vậy nên bất kì tổn thương nào xảy ra đối với dây thần kinh sọ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thang, có thể dẫn đến yếu hoặc tê liệt. Khi cơ thang bị tê liệt, khả năng nhún, nâng, hạ vai sẽ bị hạn chế, trong một vài trường hợp có thể bị sụp một bên vai.
Sự căng cứng của cơ thang (hiện tượng stress ở cơ) cũng là nguyên nhân dẫn đến các chứng đau đầu - cổ - vai - gáy phổ biến.
✔️ Cung cấp máu:
- Động mạch chẩm cho các sợi cơ trên
- Động mạch cổ cho các sợi cơ giữa
- Động mạch vai sau cho các sợi cơ dưới
️🎯TRIỆU CHỨNG ĐAU - VIÊM CƠ THANG
Cơ thang có thể bị đau hoặc nhức, buốt vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Những dấu hiệu cho thấy bạn đang có khả năng bị bệnh đau, viêm cơ thang là :
- Căng cứng cơ, co thắt cơ khiến
- Đau mỏi vùng cơ hai bên cổ và phần vai nằm sát cổ và lưng.
- Tê cứng cổ, nhất là sau khi ngủ dậy. Ngứa ran hoặc tê một hoặc hai cánh tay
- Suy giảm chức năng vận động của vai , cổ như : Khó xoay đầu sang hai bên, đau nhiều khi ngẩng đầu, cúi đầu.
- Đau vùng vai - cổ khi thực hiện các cử động tay.
Càng về sau, các cơn đau dữ dội hơn và lan ra các vùng lân cận.
️🎯NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU VIÊM ( bệnh ) CHO CƠ THANG
Tình trạng này do đâu thường là mối băn khoăn của nhiều người khi gặp phải. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất.
- Hoạt động quá sức: Đau ở cơ thang thường bắt nguồn từ việc hoạt động quá sức, các hoạt động lặp đi lặp lại của vai có thể gây căng thẳng lên cơ bao gồm : Mang vác nặng trên vai hoặc khiêng đồ trong thời gian dài liên tục khiến các cơ bị sái, viêm hoặc chơi những môn thể thao đặc trưng như bơi lội.
- Sai tư thế: thế nghỉ ngơi hoặc làm việc không đúng: nghẹo đầu nghẹo cổ, nằm trong khi làm việc, ngủ gối quá cao…Việc sai tư thế kéo dài có thể gây căng thẳng cho cơ thang, vd như cúi gập người trên bàn hoặc đặt tay sử dụng bàn phím máy tính nhiều giờ ( kéo dài một thời gian lâu ) có thể khiến cơ trở lên ngắn lại và khó cử động.
- Căng thẳng: Khi căng thẳng , stress thì cơ thể sẽ có những phản xạ như cơ bị co khiến khí huyết lưu thong kém từ đó cấp dinh dưỡng và khí huyết cho các vùng cơ không được đầy đủ khiến cho các tế bào cơ bị viêm hoặc xơ hóa, chai cứng dần theo năm tháng. Mọi người thường duỗi căng cơ vai và cổ mỗi khi gặp căng thẳng và mỏi, điều này nếu thường xuyên diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc đau nhức cơ do cơ đang co lại bị duỗi hết biên độ đột ngột dẫn đến tình trạng co thắt mạnh.
- Chấn thương: Bị va đập làm tổn thương vùng cơ cổ. Như rách cơ từ việc bắt cơ chịu quá nhiều lực, có thể dẫn đến tình trạng đau nghiêm trọng . Bị các chứng bệnh về xương cột sống và xương quai xanh…
️🎯CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ :
Điều trị cơ thang có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau nhức. Để cơ thể nghỉ ngơi cũng như tránh các hoạt động gây đau. Những biện pháp điều trị gồm :
1.Kéo dãn
2. Sử dụng pp trigger point: Day hoặc châm vào các điểm áp lực sẽ giải phóng các nút thắt cơ, từ đó có thể làm giảm cơn đau
3. Chườm đá và chườm nóng: Cả hai liệu pháp chườm đá và chườm nóng đều có thể làm giảm sự khó chịu của cơn đau. Chườm đá có thể giảm viêm và đau vùng cơ thang trong khi chườm nóng làm giảm sự co thắt cơ hiệu quả, tăng lưu lượng máu đến khu vực này và thúc đẩy việc phục hồi.
4. Băng dán nâng cơ
5. Thuốc chống viêm giảm đau và kem bôi ngoài da giúp giảm đau cơ thang, những loại phổ biến trên thị trường là IBUPROFEN và Voltaren. Phụ nữ mang thai hoặc những người dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc cần được sự tư vấn từ các chuyên gia.
P/s : Y Cốt Liên Khoa mong rằng những kiến thức trên sẽ có ích phần nào với các bạn muốn tìm hiểu về điều trị Cơ Xương Khớp ️ ️ ️
NẾU THẤY BÀI VIẾT NÀY CÓ ÍCH BẠN HÃY CHIA SẺ ĐỂ MỌI NGƯỜI CÙNG ĐƯỢC THAM KHẢO THÊM !!!
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!