banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Thoát vị đĩa đệm

Nhận biết mức độ của các giai đoạn thoát vị đĩa đệm để người bệnh có phương án điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nề không đáng có...

4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm bạn nên biết

Đĩa đệm cột sống có hình giống chiếc đĩa, bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm ( nhân tủy ). Nhờ tính đàn hồi  đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc ở giữa các đốt xương. Nhiệm vụ của chúng là có tác dụng giống như bản lề giúp cho cột sống hoạt động nhịp nhàng, linh hoạt và giảm áp lực lên cột sống giúp bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương. Tuy nhiên, do thoái hóa hoặc vận động sai tư thế, các đĩa đệm sẽ bị thoát vị. Bao xơ đĩa đệm sẽ rách và nhân nhầy bên trong sẽ chảy ra ngoài, gây nhiều cơn đau và biến chứng.  Hiện tượng này được gọi là thoát vị nhân tủy - hay thoát vị đĩa đệm.

đĩa đệm là gì

️🎯 Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là vấn đề liên quan tới một đĩa đệm bất kỳ nằm giữa các đốt xương sống. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống thoát khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi ra bên ngoài gây chèn ép vào các rễ thần kinh hay vào ống sống, hoặc có thể hiểu là nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra khỏi vòng xơ ở giữa các đốt sống gây chèn ép tạo nên những cơn đau nhức mà người bệnh phải chịu đựng.

Thoát vị có thể xảy ra bất kỳ ở đoạn nào trên cột sống, vị trí thường gặp nhất đó là ở lưng và cổ.
Hầu hết tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng lưng dưới, nhưng cũng có trường hợp xảy ra ở vùng cổ. Vì thế, những biến chứng mà bệnh gây ra là nỗi lo âu lớn nhất. Bệnh có 4 giai đoạn phát triển. Bệnh thoát vị đĩa đệm tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể và cuộc sống của nhiều người. Tuy là căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng biết rõ về các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm. Y Cốt Liên Khoa sẽ chia sẻ cho bạn hiểu về 4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm thường gặp mà bạn cần phải lưu ý.

️🎯 Biểu hiện thường gặp
Thoát vị đĩa đệm cổ và thắt lưng có biểu hiện là các cơn đau thắt lưng cấp, tê bì chân tay, ê ẩm vùng lưng, lan xuống hông và chân tay….

đối tượng dễ thoát vị đĩa đệm

️🎯 Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có thể đột biến do những yếu tố bên trong và bên ngoài nhất là chấn thương và tải trọng ( áp lực đè lên các khớp ). Đĩa đệm bị chấn thương do chịu trọng tải, chèn ép lớn, tăng trọng lượng cơ thể, ngồi sai tư thế hoặc do thoái hóa đĩa đệm, mang vác vật nặng…..
Tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.

Dựa trên những biểu hiện và triệu chứng thoát vị đĩa đệm mà các chuyên gia chia bệnh Thoát vị đĩa đệm ra làm 4 giai đoạn tiến triển phát bệnh từ nhẹ đến nặng. Khi bệnh nhân chú ý quan sát các dấu hiệu chuyển bệnh sẽ dễ nhận biết bệnh tình ở giai đoạn nào, từ đó có phương án điều trị thích hợp, tránh tình trạng để lâu gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm giảm chất lượng cuộc sống.

4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm

️🎯 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM TỪ NHẸ ĐẾN NẶNG CẦN PHẢI LƯU Ý
✔️ Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 1 : ( Suy thoái đĩa đệm )
Đây là giai đoạn đầu tiên của căn bệnh xương khớp thoát vị đĩa đệm khi bệnh mới chỉ bắt đầu phát triển. Ở giai đoạn đầu của bệnh, bao xơ đĩa đệm chỉ mới bắt đầu tổn thương, trong đĩa đệm xảy ra những biến đổi nhỏ và sẽ có những biến dạng bên ngoài bao xơ.và bao xơ xuất hiện các vết nứt nhỏ, nhân nhầy bắt đầu biến dạng nhẹ. Lúc này vòng bao xơ vẫn chưa bị rách, nhân nhày bắt đầu chui vào các vết nứt của bao xơ nhưng chưa thoát ra ngoài bao xơ. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau mỏi lưng, khó làm việc hay bê vác đồ nặng.

 Phát hiện sớm ở giai đoạn này sẽ rất thuận lợi cho điều trị bệnh. Tuy nhiên ở giai đoạn này những dấu hiệu cảnh báo thường không rõ ràng. Bệnh nhân khó cảm nhận được biểu hiện bệnh lý và thi thoảng xuất hiện các cơn đau thoáng qua với tỷ lệ rất thấp. Với những người hay vận động, cảm giác mỏi ở đốt sống cổ, đốt sống lưng nhiều hơn cơn đau nhưng không rõ rệt nên những dấu hiệu này rất dễ nhầm với các dấu hiệu mệt mỏi thông thường. Do đó bệnh nhân sẽ dễ bỏ qua.

✔️ Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 2 : ( Phình lồi đĩa đệm )
Ở giai đoạn tiếp theo, bao xơ và vòng sụn của đĩa đệm đã trở nên suy yếu, bao xơ bị rạn nứt do chịu sức ép của cơ thể gia trọng lên nó và đĩa đệm có xu hướng biến dạng nặng hơn. Nhân nhầy có dấu hiệu lồi ra ngoài và gây phình đĩa đệm đặc biệt là ở các vị trí vòng bao xơ suy yếu. Giai đoạn này bao xơ đã bị rách nhưng chưa hết chiều dày vòng xơ, có dấu hiệu phình to ra và xuất hiện các vết nứt nhỏ, vết rách trên bề mặt bao xơ tạo thành ổ lồi khu trú, nhân nhầy sẽ càng ngày lồi về phía bị rách. Đĩa đệm bắt đầu phình to ra hơn, đè lên dây thần kinh tủy sống hoặc đè lên cấu trúc xương xung quanh.

Bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những cơn đau với tần suất trung bình, dễ nhận biết hơn so với giai đoạn đầu. Các cơn đau thoáng qua, cảm giác tê tại khu vực xung quanh thoát vị đĩa đệm thường xảy ra, Dấu hiệu rõ rệt của bệnh là đau cục bộ vùng thắt lưng, thỉnh thoảng rễ thần kinh mới có dấu hiệu bị kích thích. Cá biệt một số bệnh nhân bị chèn ép dây thần kinh nặng có thể gặp những cơn đau dữ dội.

Triệu chứng thường gặp nhất ở vùng thắt lưng trong giai đoạn này là tê chân, đau lưng. Tuy nhiên cơn đau thường không nặng cũng như chưa thật sự rõ ràng. Chẩn đoán sớm ở giai đoạn này bệnh vẫn còn nhẹ nên việc điều trị không quá phức tạp.

✔️ Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 3 : ( Thoát vị thực thụ )
Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn 3, bao xơ thường tổn thương nặng, vòng sợi bị suy yếu và bị rách hoàn toàn. Lúc này bao xơ, nhân nhầy và các tổ chức khác thoát ra ngoài theo vị trí rách nhưng vẫn là một khối liên kết với nhau, nhân nhầy và các tổ chức khác của đĩa đệm bị tuột ra khỏi vị trí ban đầu ở khoang gian đốt và thoát ra ngoài nhưng vẫn là một khối, tràn vào tủy sống, gây chèn ép rễ thần kinh quanh vùng cột sống lưng, đốt sống cổ gây ra các triệu chứng rõ rệt. lúc này bệnh đã phát triển nặng hơn khiến bệnh nhân đau nhức, bị hạn chế vận động.

Bệnh nhân thường mệt mỏi, chán nản. Cơn đau lúc này đã kéo dài và thường xuyên hơn. Đa số bệnh nhân bắt đầu phát hiện bệnh ở giai đoạn này do những cơn đau đã kéo dài với triệu chứng rõ ràng hơn. Sự đau nhức diễn ra thường xuyên gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của bệnh nhân. Bệnh nhân thường xuyên phải chịu những cơn đau nhức khủng khiếp với mật độ dày đặc, tê bì, nhói đau, chuột rút... làm giảm khả năng vận động của người bệnh rõ rệt.

✔️ Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 4 : ( Thoát vị có mảnh rời )
Nếu không tích cực điều trị ở giai đoạn 3, bệnh sẽ bước vào giai đoạn cực kỳ nguy hiểm . Ở giai đoạn này, nhân nhầy của bệnh nhân đã có một thời gian chèn ép dây thần kinh khá lâu gây nên dễ gây viêm, vòng sụn và bao xơ bị xơ hóa, nhân nhầy bị biến dạng, phá vỡ hoàn toàn làm giảm rõ chiều cao khoang gian đốt sống dẫn đến xẹp đốt sống. Có thể bao xơ bị rách nặng hơn ở nhiều phía và nhân nhầy thoát ra ngoài kèm theo hiện tượng tách khỏi phần đĩa đệm. Từ đó nhân nhầy chèn ép mạnh các rễ thần kinh, các đốt sống lưng hư và xẹp lại, gây tổn thương trực tiếp lên thần kinh và có thể nhân nhầy chui vào ống sống gây hẹp ống sống thứ phát, gây hội chứng rễ nặng do chèn ép trong lỗ tiếp hợp.

Vào giai đoạn này bệnh nhân đau đớn nhiều, không thể đứng hoặc ngồi như bình thường, nếu không điều trị sớm và kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, liệt cơ, mất chức năng kiểm soát đi tiểu, đại tiện, mất khả năng vận động, có thể tàn phế thậm chí là bại liệt vĩnh viễn
Điều trị thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn này tương đối phức tạp và khó dứt điểm. Đối với những trường hợp có nguy cơ liệt, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp xâm lấn bằng phẫu thuật.

🎯Tóm tắt :
Chẩn đoán và tiến hành can thiệp sớm bệnh thoát vị đĩa đệm có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh.

☑️2 giai đoạn đầu : Trong 2 giai đoạn đầu của bệnh, đĩa đệm chỉ mới bắt đầu bị biến dạng, bao xơ vẫn giữ được nhân nhầy ở trong. Lúc này bao xơ vẫn chưa bị rách. Người bệnh chỉ bị triệu chứng đau nhức ở mức nhẹ. Cơn đau chỉ thỉnh thoảng xuất hiện chứ không xuất hiện dồn dập. Do đó bệnh nhân điều trị sớm ở giai đoạn 1 và 2 sẽ thuận lợi hơn trong quá trình điều trị cũng như phục hồi sau điều trị. Thời gian điều trị cũng giảm đáng kể so với những trường hợp điều trị muộn. Nhưng trong giai đoạn này do bệnh nhẹ nên rất mơ hồ để phán đoán dễ nhầm với đau thông thường. Vậy nên cần phải điều trị kịp thời sớm nhất có thể, ăn uống hợp lý, thay đổi thói quen sinh hoạt bất lợi cho cột sống…

☑️2 giai đoạn cuối : Một khi đã tiến triển đến giai đoạn này tức là bệnh đã nặng, bao xơ có dấu hiệu bị rách, một phần của nhân nhầy bắt đầu thoát ra khỏi bao xơ. Khiến các rễ dây thần kinh ở tủy sống bị chèn ép lên, xuất hiện cơn đau sẽ nặng hơn, thường xuyên hơn ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Trường hợp bị nặng quá có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt và phải phẫu thuật tốn kém.

Trong 4 giai đoạn, giai đoạn cuối là giai đoạn nguy hiểm nhất, nhiều trường hợp nặng gây teo cơ, liệt cơ dẫn đến bại liệt, mất đi khả năng vận động khiến người bệnh có thể bị tàn phế. Ở giai đoạn này, việc điều trị dứt điểm là rất khó khăn.

🎯Những lưu ý :
Thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng mãn tính, tái phát thường xuyên. Khi có dấu hiệu đau thắt lưng bất thường, kéo dài mãi không khỏi, trước tiên người bệnh cần dừng mọi hoạt động nặng để tránh gây tổn thương cho cột sống và đĩa đệm, có thể gây đau trầm trọng hơn. Sau đó, người bệnh cần đến các bệnh viện có chuyên khoa xương khớp để chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ để biết chính xác mức độ tổn thương của bệnh, từ đó lựa chọn hướng điều trị phù hợp nhất.

Người bệnh sẽ tuần tự trải qua 4 giai đoạn bệnh trên. Tuy nhiên, vì lơ là hoặc xem nhẹ những biểu hiện mà bệnh nhân thường bỏ qua và chỉ phát hiện ở các giai đoạn khác muộn. Phát hiện ở các giai đoạn đầu giúp cho quá trình điều trị và phục hồi tốt hơn cũng như bệnh nhân không phải phẫu thuật mà có thể điều trị bằng phương pháp Y Cốt Liên Khoa không dùng thuốc, đạt hiệu quả cao tránh được những rủi ro không đáng có cho sức khỏe.

🎯Vậy điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất ?
Thoát vị đĩa đệm có 4 giai đoạn bệnh lý trong đó giai đoạn 1 và 2 là giai đoạn vàng để điều trị, hiệu quả có thể lên đến 98%. Nếu phát hiện sớm, chữa trị kịp thời sẽ rút ngắn thời gian điều trị. Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn 3 và 4, việc điều trị thoát vị gặp nhiều khó khăn và tốn kém chi phí.

Nếu như việc sử dụng thuốc Tây y chưa đem lại hiệu quả mong muốn, chỉ có tác dụng tiêu viêm giảm đau tạm thời, hết thuốc là lại tái phát. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, ảnh hưởng gây hại cho gan, thận và dạ dày dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe vừa tốn kém chi phí lại tiềm ẩn nguy cơ tái phát lại. Còn thuốc Đông y vừa an toàn, hỗ trợ giảm đau khá hiệu quả mà còn giúp bồi bổ sức khỏe tổng thể.

Còn Phẫu thuật chuyên khoa Cột sống thì bạn chỉ nên thực hiện khi các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc tình trạng thoát vị quá nặng gây chèn ép các rễ thần kinh chi phối vận động các vùng tương ứng gây biến chứng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo, liệt chi dưới…. Vậy làm sao chữa ổn định thoát vị mà không cần dùng thuốc ?

Hiện nay, Y học thế giới phát triển, phương pháp Nắn chỉnh sai lệch cột sống - Dưỡng sinh trị liệu gọi tắt là phương pháp Y Cốt Liên Khoa  ra đời thay thế dần các phương pháp dùng thuốc, phẫu thuật trong điều trị bệnh lý Cơ Xương Khớp. Y Cốt Liên Khoa ra đời gần 10 năm ở Việt Nam, là phương pháp điều trị các vấn đề cơ – xương – khớp, những tổn thương trên cột sống như thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm ở lưng và cổ, đau thần kinh tọa…

Về kỹ thuật của phương pháp Y Cốt Liên Khoa, Thầy thuốc sẽ sử dụng bàn tay của mình với những kỹ thuật chuyên môn nắn chỉnh những di lệch dù nhỏ nhất trên cột sống, từ đó giải phóng sự chèn ép của các đốt sống bị sai vị trí hoặc đĩa đệm bị biến dạng chèn lên dây thần kinh hay tủy sống, kích thích cơ chế tự phục hồi cơ thể. Đi kèm với nắn chỉnh là phần giải kỹ các lớp cơ sâu bị co cộm gây co rút cơ làm co kéo hệ cột sống và gây bế tắc khiến cản trở sự lưu thông của khí huyết. Thêm vào đó là kỹ thuật đả thông kinh lạc sẽ làm dãn đều các phần cơ một cách chi tiết và giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn khí huyết để nuôi dưỡng tái tạo các tế bào gân cơ xương và nội tạng. Đây là giải pháp điều trị từ gốc căn bệnh thoát vị đĩa đệm, giúp hạn chế tình trạng tái phát.

Đặc biệt, không chỉ hiệu quả mà còn an toàn khi phương pháp Y Cốt Liên Khoa áp dụng tiêu chí 3 không : Không tiêm – Không thuốc uống – Không phẫu thuật. Ở mỗi giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ có những liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Để phòng ngừa nguy cơ mắc phải thoát vị đĩa đệm, Y Cốt Liên Khoa khuyên các bạn nên chăm sóc sức khỏe cột sống bằng việc tập thể dục thường xuyên và bổ sung dinh dưỡng thích hợp, thay đổi thói quen sinh hoạt gây bất lợi cho hệ cột sống dù ở bất cứ lứa tuổi nào.

🎯 Giới thiệu về Phương pháp Y Cốt Liên Khoa – Nắn Chỉnh Cột Sống – Dưỡng Sinh Trị Liệu !!!
Phương pháp Y Cốt Liên Khoa là một môn khoa học dựa trên sự liên hệ giữa các lớp cơ, khớp xương của cột sống với hệ thống thần kinh tủy sống để vãn hồi tình trạng bệnh tật và duy trì sức khỏe của con người. Y Cốt Liên Khoa chú trọng đến sự sai trật của những đốt xương sống của cột sống và xương chậu gây tác động vào hệ cơ và hệ thống thần kinh làm biến đổi, rối loạn sự điều hòa cơ thể sinh ra bệnh tật.

Y Cốt Liên Khoa với cơ chế chủ yếu của nó là TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP ( nắn, đẩy, kéo, vít, ghì, ấn, day, nén… vào xương chậu, xương cột sống, gân cơ từ đó dẫn truyền tác động cả vào thần kinh, mạch máu để điều chỉnh sự sai lệch rối loạn mất cân bằng của các đốt xương sống và gân cơ nhằm phục hồi những tổn thương bệnh lý do cột sống, gân cơ, thần kinh biến đổi gây nên như : Đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, đau cổ vai gáy, tiền đình, mất ngủ....
Trong phương pháp Y Cốt Liên Khoa có thể áp dụng hỗ trợ một số phương pháp khác như : Xoa bóp - Bấm huyệt, Chích lể, Châm cứu, Diện chẩn, Đồng ứng, Phản xạ Thần kinh,Tạo thuận cảm thụ, phục hồi chức năng, Thập thủ đạo, Khí công y đạo hoặc thuốc Nam nếu thấy cần thiết để cho kết quả nhanh hơn.

🎯 Lời kết
Qua bài viết trên, Y Cốt Liên Khoa hy vọng mọi người sẽ hiểu rõ hơn về 4 giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm và triệu chứng từng giai đoạn giúp mọi người chẩn đoán một cách chính xác hơn những dấu hiệu của bệnh. Để từ đó có thể phát hiện ra bệnh tình của mình đang ở giai đoạn nào và lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Bên cạnh đó bạn nên chú ý quan tâm sức khỏe của bản thân và xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, ngồi làm việc đúng tư thế để phòng ngừa bệnh được hiệu quả hơn và đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện kịp thời và khám chữa bệnh khi còn sớm chưa phát triển nặng sẽ mau hồi phục hơn.

🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu, khó đi vào giấc ngủ...Mất ngủ bao gồm: Mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính.
Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra chèn ép vào các rễ thần kinh đi ra từ tuỷ sống.Khi bị tổn thương các dây thầnkinh dẫn đến rối loạn dinh dưỡng và teo cơ
Thoái hóa đốt sống, cột sống là một tình trạng tổn thương thoái hóa của sụn khớp, bởi quá trình sụn khớp bị mòn và hình thành các gai xương cạnh khớp...
Bạn đã biết gì về 8 khung giờ vàng thải độc cho cơ thể,.theo đông y mỗi cơ quan nội tạng sẽ có khung giờ thải độc khác nhau...cùng tìm hiểu bạn nhé!!
Trầm cảm sau sinh là một dạng của bệnh trầm cảm ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ sau khi đứa con sinh ra. Làm thế nào biết mình bị trầm cảm sau sinh?
Tê bì chân tay đau mỏi vai gáy là bệnh phổ biến nhất hiện nay, gặp ở nhiều đối tượng từ người già đến người trẻ và gây ảnh hưởng đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Cột sống một chuỗi đốt sống được xếp chồng lên nhau, nối liền đầu với thân và các chi, giúp cho sự vận động của con người trở nên đa dạng, linh hoạt...
Tác hại của ngồi điều hòa nhiều làm hơi lạnh ngấm sâu làm co cơ. Máu lưu thông kém thì các rễ thần kinh nuôi dưỡng xương khớp teo đi...
Đã bao giờ bạn bị đau thần kinh tọa? đau dây thần kinh tọa biểu hiện như thế nào? Nắn chỉnh lại xương chậu có tác dụng thế nào với cơn đau thần kinh tọa...
Bạn đã biết trong Đông Y người ta thường gọi Tinh Khí Thần là 3 báu vật quý giá của một con người... cùng phân tích một chút để hiểu thêm về vấn đề này.,
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả thông mạch máu

Cân bằng hệ Cơ

Nâng tầm vận động

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa




 
Học nắn chỉnh xương chậu



 
Bài giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống


 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020