THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM - Khi nào nên tập trị liệu, khi nào phải phẫu thuật?
Hầu hết những người bị thoát vị đĩa đệm đều không cần phải mổ. Ngoài uống thuốc, bệnh nhân có thể được trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau để giảm đau. Cần phải chú ý các biểu hiện của bệnh để thăm khám kịp thời, tránh biến chứng nặng nề, dẫn tới phải phẫu thuật.
-TRIỆU CHỨNG phổ biến của thoát vị đĩa đệm là gì?
Hầu hết tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở lưng dưới, nhưng cũng có trường hợp xảy ra ở cổ. Các triệu chứng thường gặp nhất gồm:
+ Đau tay hoặc chân: Thoát vị đĩa đệm lưng dưới thường gây cảm giác đau dữ dội ở mông, bắp đùi, bắp chân, có thể lan tới một phần bàn chân. Thoát vị đĩa đệm cổ sẽ gây đau vùng vai và cánh tay.
+ Cơn đau sẽ nhói lên ở vùng cánh tay hoặc chân khi bạn ho, hắt hơi hoặc di chuyển cột sống ở một số tư thế nhất định.
+ Tê hoặc đau nhức ở những vùng cơ thể có liên quan tới những dây thần kinh bị ảnh hưởng
+ Yếu cơ: Các cơ có dây thần kinh bị ảnh hưởng sẽ bị yếu đi, khiến bạn dễ bị vấp ngã, ảnh hưởng tới khả năng nâng đỡ hoặc cầm nắm đồ vật
Cũng có những trường hợp, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mà không hề hay biết, bởi bệnh không gây ra bất cứ triệu chứng gì.
- KHI NÀO CẦN TỚI BÁC SỸ ???
Nếu cơn đau ở cổ hoặc lưng lan tới cánh tay hoặc chân, hoặc nếu xuất hiện triệu chứng đi kèm như tê bì, đau nhức, yếu cơ, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định cụ thể tình trạng bệnh và có phương án điều trị phù hợp.
Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không cần phải phẫu thuật. Việc tập luyện và sử dụng thuốc theo liệu trình sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh sau vài ngày hoặc vài tuần. Nếu tình trạng đau vẫn tiếp tục đeo bám không giảm, bạn có thể được chỉ định tập vật lý trị liệu để hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng của bệnh.
Người bị thoát bị đĩa đệm có thể tập vật lý trị liệu hoặc áp dụng phương pháp như châm cứu, mát-xa để giảm triệu chứng đau
Trong một số ít trường hợp, khi tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng đuôi ngựa (nằm ngay bên dưới thắt lưng). Lúc này, bệnh nhân cần phải được mổ ngay để ngăn ngừa bệnh nặng thêm, gây yếu tay/chân hoặc liệt.
- CẦN tới bệnh viện ngay nếu bạn thấy mình có các biểu hiện:
+ Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn: Đau, tê bì hoặc yếu cơ tới mức gây cản trở sinh hoạt hàng ngày
Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang: Người bị hội chứng đuôi ngựa (cauda equina syndrome) có thể gặp tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu, ngay cả khi bàng quang căng đầy
+ Hội chứng mất cảm giác yên ngựa (Saddle anesthesia):
+ Tình trạng mất cảm giác tiến triển, ảnh hưởng tới những khu vực có thể chạm vào vùng "yên ngựa" trên cơ thể - bắp đùi bên trong, phía sau chân và vùng quanh trực tràng.
- Nếu không muốn phụ thuốc vào thuốc, có thể điều trị bằng cách nào?
Một số phương pháp trị liệu thay thế uống thuốc, hoặc trị liệu kết hợp dùng thuốc có thể giúp giảm đau thường xuyên ở lưng dưới. Ví dụ:
+ Chiropractic (phương pháp kéo nắn xương khớp của nước ngoài): Phương pháp này được cho là mang lại hiệu quả ở mức độ vừa phải với những cơn đau lưng dưới kéo dài ít nhất 1vài tháng. Trị liệu chiropractic với bệnh nhân thoát bị đĩa đệm cổ, trong một số HIẾM trường hợp, có thể gây đột quỵ nếu sử dụng kỹ thuật không chuẩn.
- LÝ GIẢI: Ở phương Tây về mặt y tế luôn được chính phủ bên đó hỗ trợ nhiều ngân sách vì vậy việc khám chữa không quá phức tạp như ở nước mình. Chính vì vậy khi người bệnh bên đó chớm bệnh. vd như bệnh cột sống thì bn bên đó đi khám chữa ngay cho nên dù cơ thể họ to cao nhưng gân cơ lại rất mềm nên một số kỹ thuật tay của pp chiropractic k tốn quá mất sức mà vẫn chỉnh được đốt sống di lệch. Tiếp theo bên họ còn có những công cụ máy móc hỗ trợ rất hiện đại như giường hilow, súng chiro......Vậy ở bên đất nước mình thì sao. Thường thì Bn bên mình họ bị đau nhưng vẫn chịu đựng và dùng thuốc giảm đau vì vậy sau nhiều lần đau lên đau xuống cơ, gân của bn đã chai cứng, bó chặt nên khiến việc nắn chỉnh đã trở lên khó khăn hơn rất nhiều nếu không có áp dụng thêm các biện pháp vật lý trị liệu giải cơ kỹ thì việc dùng các thủ pháp của Chiropractic sẽ trở nên hạn chế hơn do cơ của bn quá cứng bó chặt, nếu ép cố gắng lực của Thầy thuốc thì sẽ dễ gây tổn thương cơ học cho Bn và về lâu dài Thầy thuốc sẽ đau vai, tay. Bởi phương tây cái khái niệm âm dương ngũ hành, khí huyết họ cũng k áp dụng nhiều cho pp chiro. Thế nên mới nói ở trên là pp chiro sẽ cho một kết quả vừa phải.Vậy muốn nắn chỉnh thành công cao hơn ta nên biết phối hợp các cách nắn khéo léo như Nắn chỉnh dân gian, nắn Yumeiho và nắn Chiro cùng với sự kết hợp các mẹo trong dân gian mà ta học được trong quá trình lao động các công việc mang tính kỹ thuật hàng ngày để ứng dụng lực vào phương pháp nắn chỉnh như lực đòn bẩy, lực quán tinh, lực văng, lực treo... với cơ học và tính chất vật lý, ta sẽ cho ra một cách nắn chỉnh khả quan hơn,Tất nhiên vẫn có thể dựa vào cách khám và phương hướng sai lệch của xương BN mà phương pháp Chiropractic quy định như kiểu AS-PI-EX-IN..... và kết hợp xem phim XQ hay MRI để lấy đó làm phương hướng điều trị trong cách nắn chỉnh.
+ Châm cứu: Có tác dụng làm giảm đau lưng và đau cổ kinh niên tương đối tốt
Mát - xa: Giảm đau trong ngắn hạn cho những người bị đau lưng dưới kinh niên
+Yoga: Là sự kết hợp của vận động thể chất, bài tập thở và thiền, yoga có thể cải thiện chức năng, giảm làm giảm đau lưng kinh niên
+ Phương pháp Y Cốt Liên Khoa - Nắn Chỉnh Cột Sống - Đả Thông Kinh Lạc là sự kết hợp những tinh hoa của các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc hiện nay trong đó mũi nhọn của phương pháp này là Nắn chỉnh về cột sống. Chính sự phối kết hợp đó sẽ cho ra kết quả Bn tương đối khả quan, đáp ứng nhanh và khá hiệu quả
+ Diện chẩn đối với bệnh xương khớp: mang tính chất giải cơ do được chà miết bằng dụng cụ hàng ngày và hơ điếu ngải cộng với sử dụng các đồ hình,các huyệt vị cũng cho kết quả khá tốt trong việc điều trị bn bị đau không quá nặng mà nguyên nhân chính gây đau lưng là cơ co mạnh nhưng chưa kéo sai lệch, trượt mắt khớp đốt sống, ưu điểm là pp này phổ cập toàn dân, ai cũng có thể làm được nếu được hướng dẫn cụ thể
Thập thủ đạo - Khí công y đạo - Chích lể - hỏa liệu pháp - máy DDS - Xoa bóp, bấm huyệt............... đều áp dụng rát tốt trong qua trình điều trị bệnh lý xương khớp.
phân loại thoát vị đĩa đệm
Khi nào cần tập luyện ???
Thường là nếu bn thường xuyên tập thể dục vạn động hợp lý thì khả năng bị thoát vị sẽ ít hơn ng lao động nặng, và người ít vận động.
Vì vậy lúc bn tập được là lúc bắt đầu bn đỡ đau là nên tập để làm cho cơ gân được dẻo dai đàn hồi và dãn nở ra sẽ giúp cho giảm áp lực lên đĩa đ��m theo nguyên lý cơ duỗi ra thì không kéo, vít đốt sống ép xuống nữa. Như vậy đĩa đệm sẽ được giảm lực nén xuống của các đốt sống.
Chúng ta nên thường xuyên tập luyện thể dục hợp lý tránh tập tham quá do tình trạng đĩa đệm sức thì chúng ta sẽ giữ dc khá ổn định k gây đau đớn nữa. Còn về lâu về dài, bn giữ ổn định bệnh dc bao lâu còn phụ thuộc vào cách sinh hoạt, công việc hàng ngày và đặc biệt là ý thức phòng bệnh của bn phải tốt.
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!