banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Tà khí

Tà khí là khí độc, nhân tố gây bệnh tật cho con người, theo quan niệm của đông y.

Tìm hiểu về tà khí

- Chính khí là là khí hậu thuận với thời. Thời là mùa trong năm, là buổi trong ngày. Mùa xuân mát mẻ, gió mát cũng như buổi sáng cũng mát mẻ. Mùa hạ nóng nực, nắng ơi là nắng cũng như buổi trưa. Đó là Chính khí.

- Tà khí là khí nghịch với thời. Như buổi sáng mà trời lại quá lạnh, hoặc gió thổi to, hoặc nóng quá, hoặc khô hạn...đó là tà khí.

Thời tiết trái với thời tại sao sinh ra? Do chuyển mùa, do đột ngột thay đổi ở một nơi nào đó. Sự đột ngột này làm cho sức đề kháng con người không kịp trở tay nên sinh bệnh.
Thời tiết này cũng làm cho vi khuẩn, sâu bọ...là các yếu tố bất lợi sinh sôi mạnh mẽ tạo ra dịch bệnh

* Đông y chia ra làm 6 loại: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa.
3 khí dương và 3 khí âm, tức là
+ 3 dương khí: phong, thử, hỏa
+ 3 âm khí: táo, hàn, thấp

Trong nhân thể chúng biểu hiện thành 3 kinh dương là : thái dương ( hàn ), thiếu dương ( tướng hỏa - thử ) và dương minh ( táo ), 3 kinh âm là: thái âm ( thấp ), thiếu âm ( quân hỏa - hỏa ) và quyết âm ( phong ). Mỗi kinh chủ quan 1 khí trong lục khí

Khi điều hòa
Táo khí làm cho kk khô ráo
Thử khí làm cho hơi nc bốc hơi
Phong khí làm cho kk vận động,
Thấp khí làm cho kk nhuận ướt,
Hàn khí làm cho kk ngưng kết
Hỏa khí làm cho kk ấm áp.

Khi không điều hòa:
táo khí thái quá thì quả đất khô ráo, thử khí thái quá thì quả đất phát nhiệt; phong khí thái quá thì vạn vật trên quả đất bị dao động, lay chuyển; thấp khí thái quá thì quả đất ẩm ướt; hàn khí thái quá thì quả đất đông cứng; hỏa khí thái quá thì quả đất khô nứt nẻ.

TÀ KHÍ – ( PHONG TÀ )

Tiếng tàu là ngôn ngữ tượng hình. Tức là 1 chữ, có rất nhiều nghĩa, Ngày xưa khi chưa có chữ viết, Phục hy lấy 1 gạch liền, 1 gạch đứt để diễn bày: Có và không, Âm và dương. Rồi từ đó lại ghép chúng, tổ hợp chúng để diễn tả các việc trên đời, chúng ta gọi là quẻ....

Giờ tròng khoa học máy tính, cũng dùng 0, 1.
Trong mật mã cũng vậy thôi, có và không, diễn dịch tất cả mọi thứ.

Khi chúng ta học đông y, nghe 1 từ, cũng phải hiểu nó có nhiều nghĩa. Vậy, chúng ta cần dùng sơ đồ tư duy để show toàn bộ nghĩa đó ra, từ đó mới thấy rõ ràng.

Người học đông y đa số bị trở ngại do thứ ngôn ngữ trừu tượng này mà không thể tiếp cận 1 cách sâu sắc. Vì chúng ta đang học theo tư duy tây: detail từng cái 1, chứ ko gom lại như Tàu . Do đó chúng ta cần nhận định rõ.

Tìm hiểu về tà khí

Phong là gì?
+ Quan : là nhìn bên ngoài, nhìn lên trời, nhìn ở xa
+ Sát : là nhìn bên trong, nhìn xuống đất, nhìn vào cơ thể mình, gần gũi mình.

Người xưa quan sát Phong là gió ở ngoài, ta thấy gì? Gió thổi khắp nơi, gió thổi qua cây, cây mọc lên từ đất, gió điều phối hơi ẩm, nhiệt độ, thơm, thúi...mọi thứ đều cần gió để tạo ra nắng, mưa....

Trong cơ thể, phong chính là sự điều hòa của tạng Can ( can chủ sơ tiết là vậy ). ở ngoài gió thổi qua cây mát mẻ, bên trong sau khi ta ăn uống, hít thở, tạng can cũng có nhiệm vụ phối hợp với mọi thứ điều hòa, phân bổ. Sau này tây y cũng nhận thấy gan có nhiệm vụ tổng hợp, chất chứa, phân phối....y chang như gió ngoài trời.

Gió ngoài trời kèm theo hơi nước, nhiệt độ. Gió thổi nhanh, lúc chỗ này, lúc đã tới kia, gió lúc nhẹ, liu riu, có lúc giật mạnh gây đỗ vỡ. Thì trong cơ thể cũng vậy, mới đẻ ra các từ : phong hàn ( gió với hơi lạnh ), phong thấp ( gió với hơi ẩm ), phong nhiệt ( gió nóng bức )
phong thấp nhiệt (gió + nóng + hơi ẩm)....

Đây là một phần của thuyết thiên nhân hợp nhất, con người và thiên nhiên vận hành giống nhau.

Đặc tính:
Phong là dương tà, hay đi lên ra ngoài. Cho nên mới bị phong tà tấn công, đầu mặt sẽ chịu trận trước như nhức đầu, méo mặt, đau vai gáy, da lông khai tiết mồ hôi bất thường.

Có bạn tự nhiên đang ngon lành, có 1 ngày đau vai gáy kinh khủng, đó là do Phong tà đó. Nhưng để lâu, tất nhiên tà khí gây trở ngại máu lưu thông nên làm cho các khớp xương kém nuôi dưỡng mà gây ra thoái hóa.

Tất nhiên rồi, cái gì nhỏ nhỏ để lâu cũng tổn hại lớn mà, điều đó rất đơn giản.
Phong hay di động, biến hóa nhanh : Đau chỗ này chỗ kia, bỗng nhiên ngứa chỗ này, chỗ khác. Mới bệnh nhẹ đó mà bệnh nặng rồi.

Đó là lý do tại sao người ta gọi bệnh cảm là Phong hàn, Phong nhiệt....đó là gì đặc tính lẹ của Phong, vì các loại đột nhiên bị đều là phong tà. Đột quỵ cũng là phong tà, nhưng phong tà do cơ thể tự sinh ra, chứ ko phải ngoài trời.

Gồm 2 loại :

+ Ngoại phong ( từ phong này nằm trong lục khí phong hàn thử thấp táo hỏa ) gây ra các triệu chứng bên ngoài như bỗng nhiên cảm, bỗng nhiên đau nhức ghê gớm ở các vùng đầu, gáy, lưng, chân, tay ( do đường kinh thái dương đi qua )

+ Nội phong ( do cơ thể suy yếu tạo ra gió giật cấp mạnh gọi là bão bên trong cơ thể, bão đi qua, chỗ nào kém thì nát bét thôi ) sẽ xuất hiện co giật, chóng mặt, hoa mắt, tai biến....

Cũng có lúc do trong suy yếu, ngoài khắc nghiệt, nên phải tự đỗ vỡ Như người đang yếu mà ngủ đột ngột bước ra khỏi giường....Người ta hay khuyên nên khởi động này kia cho kỹ, nhưng đó là ngọn thôi, quan trọng là ta phải điều độ để nâng cao sức khỏe.

Các chứng bệnh hay gặp của Phong:

1- Phong hàn: Cảm mạo, tự nhiên đang khỏe, bị hắc xì, chảy nc mũi, sợ lạnh, mệt mỏi.
Tự nhiên bị đau dây tk ngoại biên, đau khớp, đau cơ, đau vai gáy kinh khủng.
Tự nhiên đang khỏe cứ bị dị ứng, viêm xoang, viêm mũi lúc nặng lúc nhẹ.
Nếu chúng ta quan sát gió, sẽ dễ dàng biết được đó là PHONG.
Các đặc tính của Hàn là lạnh, đau, co rút, ngưng trệ, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trì hoặc khẩn Thì chúng ta bị đó là phong hàn.

2- Phong nhiệt.
Cảm mạo cũng y như phong hàn ở trên, nhưng khác chỗ là họng đau đỏ, lưỡi đỏ, ko sợ lạnh, tiểu vàng, mạch nhanh ( thay các triệu chứng hàn bằng các triệu chứng nhiệt )
Viêm khớp cấp

3- Phong thấp
Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.
Đau dây tk ngoại biên.( đặc tính thấp : nặng nề, bỗng dưng ngủ dậy nặng đầu nặng tay, hoạt động 1 chút mới thoải mái. Hay bài tiết ra chất trọc đục, nhầy: Đại tiện lỏng, nhầy, tiểu đục, chàm, lở...Thấp nhiều sinh phù thũng, đầy bụng, nhạt miệng )

Tham khảo thêm : http://ycotlienkhoa.com/benh-phong-han-t33024I333bv.aspx


🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Mặc áo ngực quá chật không chỉ gây khó chịu mà còn dễ dẫn đến tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh về da, gây đau nhức, bệnh tim mạnh, lao vú, ung thư vú..
Cơ vuông thắt lưng là một loại cơ rất cần thiết trong cơ thể con người., nó ảnh hưởng nhiều trong quá trình vận động của của cơ thể...
Ông là nhà y học có học vấn uyên bác, nhà dược học nổi tiếng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân đạo, có ý chí độc lập sáng tạo trong nghiên cứu...
Phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic của Mỹ là một phương pháp điều trị không phẫu thuật, điều chỉnh những sai lệch dù là nhỏ nhất trên cột sống..
Trầm cảm sau sinh là một dạng của bệnh trầm cảm ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ sau khi đứa con sinh ra. Làm thế nào biết mình bị trầm cảm sau sinh?
Bạn đang học nắn chỉnh cột sống Chiropractic và bạn đang muốn tìm kiếm tài liệu giải phẫu cơ thể con người,. Tải ngay phần mềm 3d giải phẫu cơ thể người..
Tâm Bệnh: là bệnh tật phần lớn là do suy nghĩ tiêu cực của con người mà ra., một căn bệnh mà hầu hết mọi người đều mắc phải...
Cột sống có chức năng bảo vệ tủy sống – một bộ phận quan trọng của hệ thần kinh. Sự biến đổi xương cột sống ở đốt nào đó sẽ gây ra các bệnh về cột sống...
Chức năng chính cơ mông lớn là duỗi hông.,Cơ mông lớn rất dễ bị tổn thương, dễ bị mài mòn và rách,.cơ mông còn có vai trò làm giảm áp lực cho lưng dưới...
Căng cơ kháng lực là tự mình (hoặc nhờ sự giúp đỡ) để thực hiện một động tác làm căng tới ngưỡng cơ đang bị co rút ngắn và đau...
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả thông mạch máu

Cân bằng hệ Cơ

Nâng tầm vận động

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa




 
Học nắn chỉnh xương chậu



 
Bài giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống


 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020