banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là một dạng của bệnh trầm cảm ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ sau khi đứa con sinh ra. Làm thế nào biết mình bị trầm cảm sau sinh?

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh - Giải pháp điều trị

Sự ra đời của em bé có thể "kích hoạt" một sự lẫn lộn của những cảm xúc mạnh mẽ, từ sự phấn khích và niềm vui vỡ oà đến cả nỗi sợ hãi và lo âu. Thậm chí nó cũng có thể dẫn đến một tình trạng tâm lý mà chúng ta không hề mong đợi và rất nguy hiểm. Đó là trầm cảm sau sinh.

Một buổi sáng chủ nhật, Bs nhận được cuộc gọi từ một người phụ nữ, Bs cảm nhận được niềm vui mừng của chị khi Bs bắt máy. Chị đang gặp vấn đề thực sự về tâm lý sau sinh, và chị chưa biết chia sẽ cùng ai. Qua câu chuyện, chị gửi đến Bs muôn vàn những điều mong mỏi và cả niềm hy vọng. Không thể không làm gì anh chị ạ. Bs đã về tìm hiểu và xin được biên tập, gửi đến anh chị bài viết dưới đây. Những thông tin cơ bản nhất của căn bệnh trầm cảm sau sinh đẻ. Một trong những căn bệnh rất nhiều chị em phụ nữ, thậm chí cả nam giới đang mắc phải hiện nay.

Trầm cảm sau sinh

Chúng ta cần biết những gì về trầm cảm sau sinh?

Trầm cảm sau sinh (Postpartum Depression-PPD) là một trong những rối loạn tâm trạng sau sinh hay gặp nhất, đặc biệt ở tháng đầu tiên sau đẻ và có thể kéo dài cả nhiều năm trời nếu không được chẩn đoán và điều trị. Theo thống kê, có từ 10% đến 20% các bà mẹ gặp trầm cảm sau sinh, một tỷ lệ rất cao và ai cũng có thể mắc. Nguy hiểm hơn, có đến tầm một nửa trong số đó không được chẩn đoán và điều trị, nhiều người không hề hay biết mình đang mắc bệnh. Chính điều đó dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như người mẹ bị trầm cảm mạn tính về sau, trầm cảm lây sang cả người bố, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cũng như thay đổi cảm xúc hành vi khi lớn lên, gia đình ly hôn tan vỡ, ý nghĩ tự tử, bỏ đi…
Do tính chất nguy hiểm của bệnh nên việc phát hiện & điều trị kịp thời có thể giúp chúng ta kiểm soát các triệu chứng, giảm thiểu những biến chứng nghiêm trọng và tăng gắn kết mối quan hệ mẹ - bé, vợ - chồng. Làm thế nào chúng ta biết mình hoặc người nhà bị trầm cảm sau sinh?


• Các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm sau sinh:
➢ Người mẹ có tiền sử trầm cảm, hoặc trong khi mang thai hoặc vào những lúc khác hoặc bị trầm cảm sau sinh sau khi mang thai trước đó
➢ Có thành viên gia đình đã bị trầm cảm hoặc rối loạn tâm trạng khác
➢ Mang thai không được dự tính, không mong muốn hoặc sinh đôi, sinh ba..
➢ Người mẹ đã trải qua những sự kiện căng thẳng trong năm qua, chẳng hạn như biến chứng mang thai, bệnh tật hoặc mất việc làm, áp lực tài chính..
➢ Em bé có vấn đề về sức khỏe hoặc có nhu cầu đặc biệt khác
➢ Người mẹ đang gặp vấn đề trong mối quan hệ vợ chồng hoặc các mối quan hệ khác hoặc có một hệ thống hỗ trợ yếu (cha mẹ, chồng, người thân, bạn bè…)


• Dấu hiệu xác định bệnh:
➢ Rối loạn ăn uống và giấc ngủ: Bạn đã không ăn trong vài ngày vì không cảm thấy đói hoặc bạn không thể ngừng ăn. Bạn ngủ mọi lúc hoặc bạn không thể ngủ ngay cả khi bạn có cơ hội.
➢ Lo lắng: Tâm trí của bạn chạy đua với nỗi sợ hãi và lo lắng & bạn không thể giải quyết được tình trạng đó.
➢ Cảm giác tội lỗi, xấu hổ: Bạn có cảm giác rằng bạn "không làm được điều này đúng", rằng bạn là một người mẹ không tốt.
➢ Cảm thấy bồn chồn, lo lắng, khóc quá nhiều hoặc hay cáu gắt.
➢ Bạn khó khăn trong việc xây dựng mối liên kết mẹ con hoặc bạn rút khỏi các mối liện hệ với gia đình, bạn bè.
➢ Giảm hiệu suất và niềm vui trong các hoạt động bạn đã từng thích, giảm sự tập trung và suy nghĩ.
➢ Suy nghĩ về việc làm hại bản thân hoặc con bạn hoặc suy nghĩ thường xuyên về cái chết hoặc tự tử
➢ Các triệu chứng thường phát triển trong vài tuần đầu sau sinh, nhưng có thể bắt đầu sớm hơn - trong thời gian mang thai - hoặc sau đó - lên đến một năm sau khi sinh. Nếu tình trạng này không được can thiệp sớm, người mẹ có thể bị rối loạn tâm thần nặng hơn, y học gọi là RỐI LOẠN TÂM THẦN SAU SINH. Đây là một tổn thương hiếm gặp cần được điều trị ngay lập tức để tránh nguy cơ dẫn đến những suy nghĩ hoặc hành vi đe dọa đến tính mạng của bản thân người mẹ & cả con trẻ.
➢ Trầm cảm sau sinh là một bệnh gia đình vì đàn ông cũng có thể bị. Ước tính có khoảng 10% người cha mới trải qua tình trạng này. Họ có thể cảm thấy buồn hoặc mệt mỏi, bị choáng ngợp, lo lắng, hoặc có những thay đổi trong thói quen ăn uống và giấc ngủ-triệu chứng tương tự như những bà mẹ có trải nghiệm trầm cảm sau sinh. Những người cha trẻ, có tiền sử trầm cảm, gặp vấn đề về mối quan hệ hoặc đang gặp khó khăn về mặt tài chính có nhiều nguy cơ bị trầm cảm sau sinh hơn.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh - Giải pháp điều trị

Chúng ta sẽ làm gì khi có người thân bị trầm cảm sau sinh?
➢ Nếu anh chị cảm thấy chán nản sau khi sinh con, anh chị có thể miễn cưỡng hoặc ngượng ngùng khi thừa nhận điều đó. Nhưng nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào bác sĩ liệt kê ở trên và chúng kéo dài trên 2 tuần, chúng đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn hoặc chúng làm anh chị thấy khó khăn hơn trong việc chăm sóc em bé, xin hãy gọi cho bác sĩ tâm lý và lên lịch một cuộc hẹn sớm nhất có thể, anh chị nhé!
➢ Ở bất kỳ thời điểm nào, anh chị có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc đứa con, ngay lập tức tìm sự giúp đỡ từ chồng, cha mẹ, người bạn thân thiết, đức cha, đến nhà thờ hoặc liên hệ bác sĩ tâm lý ngay. Vì tình trạng rối loạn tâm lý của anh chị đang ở mức nguy hiểm. Tại Mỹ, có đường dây nóng nhận các cuộc gọi từ bất kỳ ai đang có ý định tự tử & các chuyên gia sẽ cố gắng hỗ trợ, ngăn chặn điều đó xảy đến.
➢ Lưu ý: Những người bị trầm cảm có thể không nhận ra hoặc thừa nhận rằng họ đang chán nản. Họ có thể không nhận thức được dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm. Nếu anh chị nghi ngờ rằng một người bạn hoặc người thân bị trầm cảm sau sinh hoặc đang phát triển chứng rối loạn tâm thần sau sinh, xin hãy giúp họ tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Đừng chờ đợi và hy vọng cải thiện.
➢ Những giải pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc chống trầm cảm, tâm lý trị liệu, thiết lập hệ thống hỗ trợ từ bạn bè người thân và chuyên gia tâm lý & cộng đồng các bà mẹ sau sinh, thay đổi lối sống, cải thiện dinh dưỡng và ngủ đủ giấc. Tránh uống rượu và các loại chất kích thích, vì những chất này có thể làm cho tâm trạng của anh chị trở nên tồi tệ hơn.
➢ Và trong các kế hoạch điều trị ở trên, điều quan trọng nhất anh chị cần đặc biệt lưu ý đó chính là sự quan tâm, chia sẽ từ người chồng, sự thấu cảm từ cha m�, người thân. Các cặp vợ chồng phải nhớ đặc biệt quan tâm chăm sóc lẫn nhau giai đoạn ngay sau sinh. Xin hãy chăm sóc cho nhau. Nó làm cho người vợ cảm thấy tốt hơn, có giá trị hơn & ổn định tâm lý hơn.
Chúng ta cần làm gì để dự phòng căn bệnh không xảy đến với người thân?
➢ Nếu anh chị có tiền sử trầm cảm - đặc biệt là trầm cảm sau sinh - xin hãy chia sẻ với bác sĩ khi đang có kế hoạch mang thai hoặc ngay khi phát hiện mình đang mang thai
➢ Trong khi mang thai, bác sĩ có thể theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm. Người đó có thể yêu cầu anh chị hoàn thành bảng câu hỏi kiểm tra trầm cảm trong thời gian mang thai và sau khi sinh. Đôi khi trầm cảm nhẹ có thể được quản lý với các nhóm hỗ trợ, tư vấn hoặc các liệu pháp khác. Trong các trường hợp khác, thuốc chống trầm cảm có thể được khuyến cáo - ngay cả khi mang thai.
➢ Sau khi em bé được sinh ra, bác sĩ có thể khuyên anh chị nên khám sức khỏe sau sinh sớm để sàng lọc các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm. Nếu anh chị có tiền sử trầm cảm sau sinh, bác sĩ có thể đề nghị điều trị chống trầm cảm hoặc liệu pháp tâm lý ngay sau khi sinh.
➢ Hãy lựa chọn lối sống lành mạnh. Bao gồm hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ với em bé và các hình thức tập thể dục khác trong thói quen hàng ngày. Cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ. Ăn thức ăn lành mạnh và tránh uống rượu, chất kích thích.
➢ Không đặt quá nhiều kỳ vọng vào mọi thứ và tránh tự tạo áp lực cho mình. Bs xin anh chị đừng ép mình làm mọi thứ để trở nên hoàn hảo. Sẽ chẳng có ai, chẳng có người mẹ nào hoàn hảo cả, chỉ có những người mẹ yêu thương con vô bờ bến mà thôi.
➢ Biết dành thời gian cho chính mình. Hãy dành thời gian cho bản thân và ra khỏi nhà. Điều đó có thể có nghĩa là yêu cầu chồng chăm sóc em bé hoặc sắp xếp cho một người khác trông nom. Làm điều gì đó bạn thích, chẳng hạn như đọc sách, đi mua sắm, thậm chí là…buôn chuyện với bạn bè hoặc tham gia một số hình thức giải trí. Nếu có thể được, xin hãy ngủ trưa.
➢ Tuyệt đối tránh tình trạng "cách ly". Xin hãy nói chuyện với chồng, với gia đình và bạn bè về cảm giác không ổn của anh chị. Hãy hỏi các bà mẹ khác về kinh nghiệm của họ. Phá vỡ sự cô lập có thể giúp anh chị cảm thấy mọi việc ổn hơn rất nhiều.
➢ Kiếm tìm sự giúp đỡ. Cố gắng mở rộng - kết nối với những người gần gũi với anh chị và cho họ biết anh chị đang cần giúp đỡ. Anh chị cũng có thể yêu cầu giúp đỡ về kỹ năng nuôi dạy con cái từ những hội…bỉm sữa, bao gồm các kỹ thuật chăm sóc để cải thiện giấc ngủ của em bé và làm dịu cơn đau và khóc.
Bác sĩ xin anh chị ghi nhớ: chăm sóc em bé của anh chị bao gồm cả việc quan tâm chăm sóc bản thân mình. Có như vậy, mỗi chúng ta mới có được một cơ thể khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần cho những năm tháng chăm sóc con cái về sau, anh chị nhé!

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về một trong những căn bệnh rất thường gặp hiện nay ở nhiều các bà mẹ hoặc thậm chí cả những chị em chuẩn bị làm mẹ. Bs rất mong anh chị hãy "Share" vì sức khoẻ của cộng đồng, để thêm nhiều người được biết & phòng tránh.
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Tắm đêm hay tắm muộn rồi sau đó bước lên giường đi ngủ luôn., thói quen này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ và các triệu chứng khác
Y Cốt Liên Khoa cho biết đây là một bệnh thần kinh do chèn ép với các biểu hiện đau,tê bì,dị cảm và yếu cơ theo phân nhánh chi phối của dây thần kinh hông
Giữa cột sống và gân cơ ngoại vi có một quan hệ rõ rệt liên quan đến hệ thống thần kinh, hệ thống mạch máu và yếu tố thể dịch...
Một bài tập để phòng và hỗ trợ chữa bệnh về thận, tuyến tiền liệt, phụ khoa, nám da..v.v. đang được rất nhiều người bệnh quan tâm và tập theo...
Bạn đang đau đầu chóng mặt không biết., làm sao để biết mình thiếu vitamin gì, Làm sao để biết cơ thể thiếu chất gì. Dấu hiệu nhận biết Vitamin quan tâm...
Nắn chỉnh cột sống là một trong những phương pháp điều trị các cơn đau mãn tính do đau cột sống gây ra. Hiện nay có rất nhiều phương pháp nắn chỉnh...
HIỆN TRẠNG CỦA NỀN Y HỌC NÂNG CAO SỨC KHỎE, ĐẨY LÙI BỆNH TẬT KHÔNG DÙNG THUỐC ( NCSK ĐLBT KDT ) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY !!!
Bạn đã biết gì về 8 khung giờ vàng thải độc cho cơ thể,.theo đông y mỗi cơ quan nội tạng sẽ có khung giờ thải độc khác nhau...cùng tìm hiểu bạn nhé!!
Tìm hiểu về các tình trạng bệnh lý của khớp gối., hiểu về tràn dịch khớp gối, khô dịch khớp, đau khớp gối ở người trẻ
Tà khí là khí độc, nhân tố gây bệnh tật cho con người, theo quan niệm của đông y.
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa

học nắn xương chậu, học nắn chỉnh cột sống

 
học nắn chỉnh xương chậu

học nắn chỉnh cột sống, bài chữa đau cổ vai gáy

 
giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống
 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020