banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Tìm hiểu chi tiết về Đau Thần Kinh Tọa

Bệnh đau thần kinh tọa hiện tượng dây thần kinh hông to bị chèn ép.,biểu hiện đặc trưng nhất bởi các cơn đau chạy dọc từ phía sau đùi...

Bệnh đau thần kinh tọa (Thần kinh hông to)

TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐAU THẦN KINH TỌA
Bệnh đau thần kinh tọa (Sciatica) là kết quả của hiện tượng dây thần kinh hông to bị chèn ép nên tổn thương. Khi đó các triệu chứng đau thần kinh tọa diễn ra hàng loạt gồm có đau nhức, khó chịu dọc từ thắt lưng xuống hông, sau đùi, bắp chân, cổ chân, đến bàn chân.

Bệnh đau thần kinh tọa (Thần kinh hông to)

ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA LÀ GÌ ???
Bệnh đau thần kinh tọa (dây thần kinh hông to) được biểu hiện đặc trưng nhất bởi các cơn đau chạy dọc từ phía sau đùi đến mặt sau của bàn chân.
Đây là một hội chứng thần kinh với cơn đau theo hướng di chuyển từ dây thần kinh lưng 5 tới rễ thần kinh sống 1 (rễ dây thần kinh tọa).
Theo nghiên cứu về thần kinh học của các chuyên gia giải phẫu thần kinh tọa, bệnh có tác động vào những hoạt động của chân như là đi lại, đứng ngồi gây kích ứng dây thần kinh.
- Khi dây thần kinh này bị chèn ép dẫn đến tổn thương thì những cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Càng để lâu thì cơn đau từ mông xuống bắp chân ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng.
- Nếu rễ dây thần kinh lưng 5 bị chèn ép thì những cơn đau sẽ xuất hiện từ phía ngoài lưng eo lan xuống cẳng chân rồi ngón út của bàn chân.
- Khi rễ thần kinh sống 1 bị tổn thương thì cơn đau sẽ bắt đầu từ phía sau mông xuống đùi thông qua cẳng chân đến mặt ngoài của bàn chân.
Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa. Phần lớn các trường hợp nằm trong độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi.

TÓM TẮT:
Đau dây thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh hông to bị chèn ép, đặc trưng là những cơn đau từ sau đùi xuống bàn chân.

Dây thần kinh tọa nằm ở đâu?
Đây là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể con người, nó trải đều cả phần dưới cơ thể con người. Nó bắt đầu từ thắt lưng ở bên hông, từ các rễ thần kinh ở vùng thắt lưng chạy xuống hông. Sau đó trải dài qua hông,sau đùi, 2 bắp chân sau và đến tận nơi từng ngón chân,kẽ chân.

Đau thần kinh tọa được bắt đầu tại các rễ tại thần kinh trong vùng thắt lưng 5 kết hợp với dây cùng 1,nơi bắt nguồn là từ tủy sống. Cấu trúc của nó hết sức phức tạp bao gồm các rễ thần kinh thắt lưng 4 kết hợp với các rễ 1, 2, 3 nữa.
Người ta thường thấy thắt lưng 5 tại màng dưới với đốt sống thắt lưng 4. Cùng rễ thắt lưng 5 tại vị trí dưới đốt sống lưng 5. Tại phần thân và đầu của dây thần kinh tọa xuất hiện mắt cắt ngang, chiều rộng khoảng 1,5cm, độ dày tương đối 0,5cm.
Các dây thần kinh tọa nằm trước, sau đó thông qua dưới cơ lê đến lỗ mẻ tại hông. Sau đó đi sâu vào mông đối tiếp qua vùng khung chậu nhỏ. Thần kinh tọa ở chân thì lại được xuất phát tại chân,chúng chia đều ra làm 2 nhánh tới các ngón chân tại bàn chân trái và phải.

TÓM TẮT:
Dây thần kinh tọa nằm ở phần dưới của cơ thể bắt nguồn từ phần thắt lưng sát với hông. Nó chạy dọc theo đùi sau, bắp chân sau tới bàn chân,ngón chân.

Đường đi của dây thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa nằm ở phần dưới của cơ thể bắt nguồn từ phần thắt lưng sát với mông. Ở mông,nó nằm tại vị trí giữa ụ ngồi với mấu chuyển lớn. Nó nằm ở trước cơ mông to, bắt chéo tại sau cơ bịt trong song song với cơ vuông đùi.
Sau đó đường đi của nó tiếp tục xuống mặt sau đùi tới mặt sau bắp chân sau đó đi tới phần trên bàn chân thì chia ra tới các ngón. Kết thúc đường đi của dây thần kinh tọa.

Cấu trúc giải phẫu thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có sự liên quan mật thiết với phần mâm sụn, ống sống và dây chằng…

Giải phẫu các lỗ liên đốt:
Đây là bộ phận nằm ngay gần rễ thần kinh cột sống vì thế nếu nó bị tác động thì những ảnh hưởng cho dù ở mức độ nhẹ cũng có thế dẫn đến thoát vị đĩa đệm và ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa.

Giải phẫu các khớp liên đốt:
Tình trạng hẹp lỗ liên đốt tại cột sống thắt lưng chính là do cơ quan này gây nên.

Giải phẫu dây chằng:
Dây chằng trong cơ thể giúp các hoạt động của cơ, xương được thực hiện một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt, các động tác uốn dẻo, cúi, gập của cơ thể đều là nhờ dây chằng.

Cấu tạo:
Giải phẫu thần kinh tọa tạo nên bởi một phần tại nhánh trước của thần kinh sống cùng thứ 4 kết hợp với một phần nhánh trước của 3 thần kinh sống cùng S1 S2 S3 và phần thân thắt lưng cùng.
Các dây thần kinh chày cùng với mác chung tạo thành thần kinh ngồi, đây là những thần kinh mà chỉ tách rời nhau tại đỉnh hố khoeo.

Đặc điểm giải phẫu thần kinh tọa
Chúng có thể lần theo chúng khi tới tận nguyên ủy để biết rằng dây thần kinh này có thể tạo ra bởi các sợi trước tại thân thắt lưng cùng kết hợp với ba thần kinh cùng tại vị trí đầu tiên.
Thần kinh ngồi (có thể gây đau thần kinh tọa) là cơ quan thần kinh có kích thước lớn nhất cơ thể, chiều rộng là 2cm tại nguyên uỷ. Nó rời khỏi vị trí chậu hông thông qua lỗ ngồi lớn tại dưới cơ hình lê, sau đó tiếp tục đi xuống qua vị trí vùng mông với đùi sau, đến đỉnh chạm hố khoeo. Lúc này nó chia làm hai nhánh tận là thần kinh chày và thần kinh hông khoeo ngoài (thần kinh mác chung).

TÓM TẮT:
Giải phẫu thần kinh tọa bao gồm các lỗ, khớp liên đốt và dây chằng. Nó được tạo ra bởi thần kinh sống cùng thứ 4 và 3 thần kinh sống cùng S1 S2 S3 với phần thân thắt lưng cùng.

Triệu chứng đau thần kinh tọa
Dấu hiệu rõ rệt là những cơn đau thắt lưng dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa xuống phần dưới cơ thể.Những cơn đau có thể đột ngột, âm ỉ, đau cấp tính kèm theo các dị cảm tê nóng, đau rát bỏng.

Những biêu hiện cận lâm sàng như mất kiểm soát ruột, bọng đái bị ảnh hưởng rối loạn hoặc zona.
- Khi dây thần kinh tọa chịu sự tổn thương nào đó thì sẽ tạo ra những cơn đau từ vùng thắt lưng lan xuống đến hông và chân khiến cho hoạt động của người bệnh gặp khó khăn. Một số trường hợp chỉ đau hông bên phải.
- Mất cảm giác cũng như khả năng điều khiển hoạt động của bàn chân. (Điều này rất nguy hiểm vì các cơ sẽ bị teo).
- Cuối cùng là các biểu hiện đại tiểu tiện mọi lúc làm cong vẹo cột sống rồi tàn phế suốt đời.

Một số triệu chứng rõ rệt:
- Những cơn đau nhức xuất hiện liên hồi ở ngay giữa cột sống, sau đó lan xuống 1 bên mông,đùi cho đến tận gót chân. Khi trở mình hay bị một lực nào đó tác động sẽ khiến cho cơn đau trở nên dữ dội.
- Cứng khớp: Dấu hiệu này thể hiện rõ vào mỗi buổi sáng lúc mới thức dậy. Triệu chứng đau thần kinh tọa này nếu kéo dài sẽ làm cho cơ bắp bị co thắt mạnh.
- Bị teo cơ: Việc co thắt cơ bắp kèm theo sự cứng khớp trong khoảng thời gian dài có thể xuất hiện các triệu chứng teo cơ mông, đùi,chân,…
- Vận động bị hạn chế: Từ phần thắt lưng cho đến hông, chân thường xuyên bị đau khiến bệnh nhân đi lại sẽ rất khó khăn, các vận động cúi gập, xoay người cũng gặp trở ngại.
- Tê cứng,mất cảm giác tay chân, đại tiểu tiện không tự chủ, cơ thể suy nhược, chán ăn,mất ngủ…
- Đau vai gáy trên diện rộng khi ngồi, nằm trong thời gian dài.

Biểu hiện thông qua cảm giác
Điển hình nhất là việc đau nhức vùng lưng. Cơ chế đau của bệnh sẽ bắt đầu từ rễ thần kinh lưng. Tiếp đó là rễ thần kinh sống 1 sẽ lan xuống đùi. Khi các dây thần kinh này bị chèn ép tạo những cơn đau từ thắt lưng đến cẳng chân. Điểm cuối cùng của cơn đau là ngón chân út.
Khi triệu chứng đau thần kinh tọa diễn ra ở rễ dây thần kinh số 1 là những cơn đau từ sau mông lan xuống mặt sau của đùi. Đau bắp chân rồi vòng ra mặt ngoài của bàn chân. Trường hợp này thì chỉ lan tới phần trên của đầu gối.
Cơn đau có thể ở giữa hoặc lệch sang một bên phần lưng. Một số trường hợp hiếm gặp các cơn đau sẽ có thể chạy ngược từ chân đến lưng

Triệu chứng thông qua vận động
Khi bị đau thần kinh tọa người bệnh khi nghiêng, cúi người đều gặp rất nhiều khó khăn và đau.
Lúc cơ thể bị rung lắc và va chạm làm cho cơn đau càng tăng lên.
Khi ho, cười thậm chí là hắt xì hơi cũng là triệu chứng đau thần kinh tọa.
Ở giai đoạn nặng thì việc cử động chân sẽ không được linh hoạt nữa.
Dấu hiệu đau thần kinh tọa tại thời điểm này là teo cơ đùi, chân và mông tại bên bị đau.
Cuối cùng là cảm giác tê bì chân tay, rối loạn cơ vòng đại tiểu tiện mất kiểm soát.

Dấu hiệu tại vị trí cột sống
Khi những cơn đau xuất hiện thì các cơ cạnh vùng sống lưng sẽ co lại theo cơ chế tự động của cơ thể.
Những hiện tượng như cong vẹo cột sống là điều dễ nhận thấy nhất.

TÓM TẮT:
Triệu chứng đau dây thần kinh tọa là rối loạn cảm giác, đại tiểu tiện không mất kiểm soát,cứng khớp, teo cơ, hạn chế vận động. Biểu hiện rõ nét qua các vận động bên ngoài và dấu hiệu bên trong như vẹo cột sống.

NGUYÊN NHÂN ĐAU THẦN KINH TỌA
Nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý đĩa đệm như lồi, phình hay thoát vị đĩa đệm gây nên. Lúc này bao khớp bị chèn ép có thể gây u trong cột sống làm viêm khớp thoái hóa và sưng dây thần kinh tọa.
• Hội chứng cơ hình lê là một nguyên nhân không thể bỏ qua, dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u dẫn tới chảy máu trong.
• Những bệnh lý bẩm sinh ở thắt lưng cùng do nhiễm trùng, bệnh giang mai, nhiễm virus herpes, HIV CMV virus, nhiễm độc chì,bệnh lý đái tháo đường.
• Viêm cơ tháp vùng chậu, hội chứng hẹp ống sống, chệch khớp cột sống, chấn thương cột sống thắt lưng, ung thư tiền liệt tuyến
• Ung thư vú di căn, u buồng trứng, u tiểu khung, di căn cột sống, trượt đốt sống, gãy đốt sống, dị tật bẩm sinh.
• U tủy, u màng não tủy, u dây thần kinh tủy, u mỡ vùng tủy
• Viêm màng nhện tủy khu trú, áp xe ngoài màng cứng, giãn tĩnh mạch quanh rễ, phì đại dây chằng vàng.
• Viêm rễ thần kinh L5 và S1 làm đau thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh lưng khiến cho những hành động đơn giản như ho hay cười lớn cũng sẽ bị đau. Đa số những tổn thương ở vùng cột sống sẽ gây nên chứng đau thần kinh tọa.
Năm 1928 các nhà khoa học đã phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh được xem là chính xác nhất là: chứng thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.

- Theo y học cổ truyền
Nguyên nhân đau thần kinh tọa là do 1 trong 3 yếu tố gây nên là phong tà, hàn tà và thấp tà.
Khí huyết trong mạch máu không đi khắp cơ thể để bổ sung lượng oxy cần thiết được gây ra bệnh.

- Theo nhận định của khoa học hiện đại
Quan điểm cho rằng giữa các đốt cột sống là các đĩa đệm. Bên ngoài là một lớp bao xơ dày chứa bên trong là nhân nhầy. Khi lớp bao xơ này bị rách thì nhân nhầy ở trong sẽ thoát ra ngoài sau đó tạo thành một khối được gọi là khối thoát vị. Những khối này đè lên rễ thần kinh tại đó thì cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng như đau, tê chân tay hay là yếu liệu. Ngoài ra hiện tượng sai lệch xương hông (xương chậu) cũng gây lên triệu chứng đau thần kinh tọa.
Khi gặp hiện tượng này tại vùng thắt lưng sẽ gây ra chứng đau thần kinh tọa.
Ngoài ra các bệnh liên quan đến xương khớp chẳng hạn như thoái hóa khớp vôi hóa cột sống, gai cột sống cũng là nguyên nhân đau thần kinh tọa.
Những tác động, bị chèn ép hoặc do viêm dây thần kinh tọa sẽ có xu hướng điều trị bệnh dây thần kinh tọa khác biệt so với những nguyên nhân khác.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa từ bên ngoài
Trong quá trình sinh sống và lao động cũng tồn tại những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.
• Tuổi càng cao sức đề kháng của cơ thể thấp và quá trình thoái hóa cũng diễn ra nhanh hơn.
• Lao động nặng nhọc với các động tác bê, vác di chuyển liên tục.
• Ngồi làm việc văn phòng không đúng tư thế.
• Sử dụng quá nhiều rượu bia thuốc lá.
• Phụ nữ mang thai cũng có khả năng mắc bệnh vì quá trình tăng cân chóng mặt sẽ tác động đến xương cột sống.

TÓM TẮT:
Nguyên nhân chính gây đau dây thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm. Theo y học cổ truyền là do phong tà, hàn tà, thấp tà. Theo y học hiện đại là do thoái hóa khớp, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Ngoài ra còn do yếu tố tuổi tác, lao động, phụ nữ mang thai, sử dụng chất kích thích.

Đau thần kinh tọa

CÁC LOẠI BỆNH ĐAU THẦN KINH TỌA
1.Đau dây thần kinh tọa ở chân
Đau dây thần kinh tọa ở chân là những cơn đau xuất phát từ phần hông lan tỏa xuống dưới đùi và toàn bộ chân trái hoặc chân phải,ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động và cử động của chân.
* Điểm đặc biệt là cơn đau chạy dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng L5 và rễ thần kinh sống S1. Nếu như theo rễ dây thần kinh lưng L5 thì cơn đau sẽ di chuyển dọc từ vùng lưng eo xuống cẳng chân rồi tới ngón chân út. Còn nếu theo rễ dây thần kinh sống S1 thì sẽ thấy đau dọc ở vùng mông thẳng xuống sau đùi, từ bắp chân và ở phía ngoài bàn chân
* Nguyên nhân
Đau thần kinh tọa ở chân là tình trạng đau nhức chạy dài từ vùng thắt lưng xuống chân và gót chân.
• Do mắc các bệnh lý như: Thoát vị đĩa đệm, viêm khớp gối, viêm khớp cột sống, vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, lệch đốt sống lưng,…
• Mắc những chứng bệnh toàn thân: Các bệnh lý thường gặp như cảm, sốt, thương hàn,…
• Nguyên nhân khác: những bệnh lý như tiểu đường ,béo phì, táo bón, mắc những thói quen sinh hoạt, vận động sai tư thế, khuân vác vật nặng, tập thể thao chưa đúng cách cũng có thể gây ra chèn dây thần kinh chân.
* Những triệu chứng khi bị đau dây thần kinh chân
• Triệu chứng đau thần kinh tọa đầu tiên, dễ nhận biết là cảm nhận được những cơn đau ở chân, thắt lưng xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài trong nhiều giờ.
• Cơn đau xuất phát từ thắt lưng lần lượt di chuyển sang hông, xuống đùi, đầu gối và đến tận gót chân.
• Đau nhức xuất hiện nhiều vào sáng sớm hoặc lúc chiều tối. Mức độ đau nhức tăng dần theo tình trạng bệnh.
• Mỗi khi người bệnh vận động mạnh hay là ho, hắt hơi, leo cầu thang , thay đổi tư thế… đều gây ra đau nhức.
• Gặp phải các triệu chứng dị cảm như đau rát như có kiến bò, như bị kim châm từ thắt lưng đến gót chân. Các vận động thường ngày đều gặp phải rất nhiều khó khăn, các khớp chân bị tê cứng, khó cử động.
• Trường hợp nặng hơn có thể gây mất cảm giác ở chân, đại tiện, tiểu tiện không tự làm chủ được, đôi lúc còn bị tê liệt tạm thời, không thể hoạt động như bình thường được.
* Sự nguy hiểm của đau dây thần kinh chân
Khi bị chèn dây thần kinh chân, người bệnh sẽ gặp phải những khó khăn không nhỏ mỗi khi vận động, thậm chí là những nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
• Nếu như bị đau dây thần kinh chân trái hoặc chân phải, người bệnh sẽ không nhấc chân lên được,việc đi lại cũng khó khăn hơn, thậm chí mỗi khi thay đổi tư thế còn đau nặng hơn.
• Nguy hiểm nhất là không còn cảm giác ở chân, không làm chủ được chân.
• Giai đoạn mãn tính, khó điều trị và cho dù điều trị cũng khó mà hồi phục được chức năng vận động ở chân như lúc ban đầu.
• Lúc này, cơn đau sẽ kéo dài, tái phát nhiều lần, lâu dần sẽ dẫn đến teo cơ, tàn phế suốt đời.
• Bên cạnh đó, chân bị đau dây thần kinh tọa sẽ làm cho người bệnh chán nản, bị stress, dễ dẫn đến trầm cảm.

TÓM TẮT:
Đau dây thần kinh tọa ở chân chủ yếu tập trung ở vị trí từ đùi trở xuống tới tận các ngón chân, không phân biệt chân trái hay chân phải. Nguyên nhân là do mắc các bệnh lý hoặc tác động từ bên ngoài. Triệu chứng là những cơn đau tê buốt dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa ở chân. Bệnh gây khó khăn trong vận động, nặng hơn có thể dẫn đến tàn phế.

Đau dây thần kinh lưng là gì?
Nếu dây thần kinh lưng bị ảnh hưởng thì cũng đồng nghĩa với việc cả phần dưới cơ thể, cụ thể là các cử động của chân như khả năng chạy nhảy, đi lại, vận động. Ngay cả việc thực hiện các tư thế đứng, ngồi cũng vô cùng khó khăn.

* Nguyên nhân đau dây thần kinh thắt lưng
Đau thần kinh tọa này do khá nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là do có một tác động với lực lớn vào vùng cột sống thắt lưng hoặc khu dây thần kinh tọa.
Bên cạnh đó, những nguyên nhân mà bác sĩ cho là gây nên đau dây thần kinh lưng còn vì những lí do là thoái hoá các đốt sống thắt lưng, viêm các đốt sống hoặc các đốt sống có bất thường bẩm sinh.

* Biểu hiện đau dây thần kinh ở lưng
Một biểu hiện thường thấy là các cơn đau bắt nguồn từ thắt lưng xuống tận từng ngón chân là triệu chứng của đau dây thần kinh lưng.
• Người bệnh thường xuyên có những xúc cảm khác nhau từ đau âm ỉ kéo dài một thời gian ở đùi lên tận sống lưng, đến cảm xúc đau dữ dội tại thắt lưng lan xuống hông và cả vùng xương chậu.
• Thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau bất chợt từ mắt cá chân trước đó thì lại đau ở đầu gối hoặc cũng có khi đau dọc theo đường dây thần kinh chạy.
• Khi thời gian bạn làm việc lâu cùng với một tư thế thì lưng của bạn sẽ cảm nhận được sự ê buốt thậm chí tê cứng.
• Xuất hiện những cơn đau nhói bất chợt lúc cười to xong hay ho hoặc hắt xì hơi.
• Cột sống không thể ngồi thẳng được, khi ngồi nghiêng người thì rất nhức nhối và không thể cử động được một cách dễ dàng.
• Các cơn đau quặn tại những vị trí khác nhau tại quanh khu cột sống thắt lưng khiến bạn không thể nào thực hiện nổi động tác gập hoặc cúi người được.
• Khó khăn khi di chuyển trên những đoạn đường dập dềnh, không bằng phẳng vì những cơn đau nhức nhối xuất hiện từng cơn rải rác.

TÓM TẮT:
Đau dây thần kinh lưng tập chung chủ yếu tại phần thắt lưng là nơi tập trung các rễ dây thần kinh tọa. Nguyên nhân là do thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh, thoái hóa hoặc viêm đốt sống lưng. Biểu hiện là những cơn đau tê buốt ở thắt lưng xuống hông sau.

Bệnh đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Có thể khẳng định ngay đây là 1 bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nhẹ thì đau nhức,tê chân nặng thì mất kiểm soát các khớp và lâu dần dẫn đến mất chức năng vận động. Khi bệnh tiến đến giai đoạn cuối mà trước đó không áp dụng các biện pháp chữa trị thì sẽ rất nguy hiểm.
Việc bị tê bì chân tay mất đi cảm giác và khả năng vận động là triệu chứng đau thần kinh tọa và không thể tránh.
Bệnh ảnh hưởng đến việc quan hệ vợ chồng.
Tiểu tiện, đại tiện cũng không kiểm soát được,thậm chí là tàn phế suốt đời.
Đặc thù của bệnh là diễn biến từ từ càng để lâu đau thần kinh tọa càng nguy hiểm.
Nếu vẫn cố tình lao động, thực hiện những tư thế cúi, ngửa, nghiêng người hay xoay người thì bệnh sẽ càng nặng thêm, có khi liệt nửa người.
Bệnh lúc đầu sẽ diễn ra ở dạng cấp tính.
Những cơn đau tuy có nhưng thưa thớt và ở mức độ nhẹ khiến người bệnh chủ quan hoặc tự chẩn đoán nhầm với các chứng bệnh khác như đau lưng, đau gối do viêm khớp.
Nếu để lâu bệnh sẽ diễn biến thành mãn tính hiện vẫn chưa có cách trị đau thần kinh tọa dứt điểm.
* Cụ thể,bệnh đau thần kinh tọa ảnh hưởng đến người bệnh như sau:
• Đau dây thần kinh tọa ở gót chân, bàn chân hay ngón chân thì người bệnh sẽ không thể nhấc được chân lên, bước đi rất khó khăn,cơn đau diễn ra nhiều hơn khi thay đổi tư thế, đứng lên ngồi xuống.
• Người bệnh mất cảm giác ở chân, không thể kiểm soát được hoạt động của đôi chân nữa.
• Đau dây thần kinh tọa diễn ra ở hông và lưng sẽ kèm theo hội chứng chùm đuôi ngựa với những biểu hiện như tiểu không tự chủ, khó đi tiểu tiện, táo bón. Nếu không được chữa kịp thời qua đó sẽ hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa triệt để nhưng sẽ để lại những di chứng nặng nề sau này nếu không đúng phương pháp.
Ví dụ: Nếu bí tiểu thì phải mở bàng quang qua da vô cùng đau đớn và bất tiện.

TÓM TẮT:
Bệnh đau thần kinh tọa đặc biệt nguy hiểm ở giai đoạn sau, gây tê bì chân tay thậm chí gây tàn phế suốt đời.
 
VIÊM DÂY THẦN KINH TỌA VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH !!!
Đây là hiện tượng dây thần kinh hông to (dây thần kinh tọa) bị viêm nhiễm do tác động của một số bệnh lý xương khớp. Đây là nguyên nhân đau thần kinh tọa gây tác động trực tiếp để dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
Viêm thần kinh tọa do bị tác động hoặc bị chèn ép
Bệnh đau thần kinh tọa do tác động là khi cột sống bị tác động bởi các chấn thương hoặc do sự thoái hóa của xương khớp do tuổi tác hình thành. Còn do bị chèn ép là do các rễ dây thần kinh trong đốt sống bị chèn ép liên tục có thể là từ trọng lượng của cơ thể, hoặc do việc lệch đĩa đệm gây ra.

ĐIỀU TRỊ VIÊM THẦN KINH TỌA
Thông thường người ta sử dụng thuốc uống giảm đau 3b tổng hợp chống viêm kết hợp với những loại thuốc kháng sinh khác để trị viêm thần kinh tọa.
Đây là những loại thuốc uống và tiêm trực tiếp vào cơ thể nên có tác dụng giảm đau rất nhanh.
Nếu lạm dụng các loại thuốc chống viêm dây thần kinh tọa này thì sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng như các bệnh về viêm loét dạ dày, viêm khớp dạng thấp hoặc liên quan đến đường ruột.
Việc sử dụng các loại thuốc này cần có sự hướng dẫn chỉ định cụ thể của các bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà không có sự theo dõi điều trị trong quá trình dùng.
Trong quá trình sử dụng thuốc chống viêm dây thần kinh tọa 3b tổng hợp người bệnh hoàn toàn có thể dùng song song với các loại thuốc kháng sinh, khi một dạng là ở thể uống còn một dạng là ở thể tiêm.

TÓM TẮT:
Viêm dây thần kinh tọa là một nguyên nhân đau thần kinh tọa có nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân là do sự thoái hóa của xương khớp hoặc chấn thương. Để điều trị thông thường người ta hay sử dụng thuốc chống viêm và thuốc giảm đau.

CÁCH PHÒNG BỆNH ĐAU THẦN KINH TỌA !!!
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Bệnh đau thần kinh tọa có nguyên nhân xuất phát từ tình trạng béo phì,thừa cân.
- Chế độ ăn uống khoa học
Hãy xây dựng chế độ ăn uống bổ sung các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể phát triển tốt hơn, hoàn hảo hơn, phòng ngừa được các bệnh liên quan đến xương khớp.
- Tinh thần thoải mái
Các hoạt động thường nhật của mỗi người đều nhờ vào sự chỉ huy của não bộ truyền đến các dây thần kinh.
- Tập thể dục thể thao
Một số môn thể thao bác sĩ khuyên tập đó là bơi lội, tập yoga, đi bộ có thể phòng bệnh.
Dành 30 phút để tập môn thể thao mà mình ưa thích để tăng cường sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.
Tránh mang vác đồ nặng ở trên lưng
Đau lưng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa. Vì thế bạn cần phải hạn chế khuân vác đồ nặng ở trên lưng.
Hạn chế dồn trọng tâm của cơ thể vào một chỗ
Khi ngồi quá lâu tại một chỗ thì bạn nên dành ra những phút giải lao,thư giãn gân cốt, đi lại xung quanh để tránh được sự tổn thương của dây thần kinh từ xương sống xuống đến mông.

TÓM TẮT:
Để phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa bạn cần chú ý giữ trọng lượng cơ thể ổn định ở mức vừa phải bằng một chế độ ăn uống hợp lý. Giữ tinh thần thoải mái bằng cách tập thể dục thường xuyên và tránh làm việc nặng.
Chú ý khi bị bệnh đau dây thần kinh tọa
Lời khuyên của chuyên gia đối với những người mắc bệnh đau thần kinh tọa:
• Khi có những dấu hiệu của bệnh thì phải chú đến việc thăm khám định kỳ.
• Chú ý đến cơ thể mỗi khi trời lạnh. Do lúc này nhiệt độ quá thấp sẽ tác động xấu đến đau thần kinh tọa.
• Thực phẩm có chứa nhiều chất vitamin A,C,B nên được sử dụng nhiều.
• Hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá.
• Bài tập thể dục, vật lý trị liệu hay đi bộ, bơi yoga nên được áp dụng thường xuyên dưới sự chỉ định của bác sĩ.
• Nếu cơn đau đến bất chợt và kéo dài thì phải dừng mọi hoạt động đang thực hiện, sau đó nằm im trên giường phẳng lót thêm một tấm đệm.
• Những động tác khi mạng vác đứng ngồi hãy tạo cho cột sống sự thoải mái nhất.
• Tránh các tác động đột ngột vào cơ thể ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa.

TÓM TẮT:
Cần thăm khám sức khỏe thường xuyên,cẩn thận khi trời lạnh, bổ sung nhiều vitamin. Không sử dụng chất kích thích và tập thể dục đều đặn.

ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA Ở NGƯỜI GIÀ
Khi nhắc tới căn bệnh này thì mọi người thường nghĩ ngay tới người cao tuổi, không phải ngẫu nhiên mà căn bệnh thần kinh tọa lại được "gắn mác" người già.
- Sở dĩ người già có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn các độ tuổi khác là vì hệ xương khớp ở người lớn tuổi do trải qua bao nhiêu gian nan, sóng gió cuộc đời, cùng với nhiều bão táp phong ba nên sức lực đã cạn kiệt, độ dẻo dai cũng dần mất đi.
- Việc thoái hóa đĩa đệm và khớp xương hoặc hiện tượng loãng xương ở người già là những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến căn bệnh đau dây thần kinh tọa.
- Đau thần kinh tọa ở người trẻ ra sao
- Nếu như bạn nghĩ căn bệnh này chỉ gặp ở người già thì bạn đã nhầm rồi, theo thống kê của tổ chức y tế thế giới tỉ lệ người trẻ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa ngày càng ra tăng.
- Đặc biệt ở các nước đang phát triển thì tỉ lệ càng lớn hơn vì những công việc đặc thù khá nặng nhọc liên quan đến ngành xây dựng, khai thác khoáng sản, dịch vụ vận chuyển chiếm tỉ lệ phần trăm lao động lớn.
-Những người trẻ làm nghề diễn xiếc, vận động viên cử tạ, các game thủ, cờ thủ, phượt thủ, bốc vác có tỉ lệ mắc các bệnh về xương khớp cực kì lớn.
- Đau thần kinh tọa có quan hệ được không ?
- Đau dây thần kinh tọa không ảnh hưởng gì đến các chức năng sinh lý, tuy nhiên có còn có thể gây cảm giác đau đớn nhiều cho người bệnh.
- Các triệu chứng tê liệt,yếu mỏi các vùng mà dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ khiến chất lượng "chuyện chăn gối" bị ảnh hưởng trầm trọng.
- Cảm giác đau cùng tâm trạng chán nản khiến người bệnh mất đi hứng thú và khó tập trung lâu dần khiến cho người bệnh sẽ cảm thấy sợ hãi "chuyện chăn gối".
- Đau dây thần kinh tọa là bệnh không liên quan nhiều đến khả năng tình dục của nam giới,bởi trung tâm điều khiển cương dương và dây thần kinh tọa là hai bộ phận có chức năng riêng biệt.
- Theo các chuyên gia thì đau thần kinh tọa không do trung tâm điều khiển và tách biệt hoàn toàn với bộ phận sinh dục.
- Tuy nhiên trong giai đoạn cấp tính thì việc vận động,cử động mạnh khiến cho khối thoát vị dịch chuyển,chèn ép lên dây thần kinh gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Do đó trong giai đoạn đau thần kinh tọa cấp tính, người bệnh cần nằm bất động trên giường và kiêng vận động mạnh, kể cả quan hệ tình dục.
- Đau thần kinh tọa khi mang thai
- Đối với những phụ nữ bị bệnh khi mang thai thường trong khoảng thời gian tam cá nguyệt thứ ba. Và chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn do cả bạn và bé đều tăng trưởng về cân nặng và kích thước.
- Do ngồi cũng như làm việc sai tư thế
- Điều này thường xảy ra nhiều nhất. Do trong những tuần đầu của thai kỳ thì đa số chị em phụ nữ không biết mình đã có thai. Khi mệt mỏi thì vạ đâu ngủ đấy không đúng tư thế cho nên bị đau thần kinh tọa khi mang thai.
- Bị stress
- Tâm lý chung của những người mang thai gồm có buồn, vui, lo lắng đan xen lẫn nhau. Đặc biệt là những cảm xúc này đến bất chợt nên gây ra những triệu chứng căng thẳng mệt mỏi, khó chịu và buồn nôn.
- Gia tăng lượng hóc môn FSH
- Vào thời kỳ đầu khi mang thai thì cơ thể phụ nữ sẽ tiết ra một loại hóc môn có tên là follicle stimulating – FSH.Với tác dụng kích thích trứng phát triển hơn hóc môn này sẽ làm dây chằng ở vùng xương chậu trở nên mềm hơn.
- Khi đó sự giãn nở của dây chằng cộng thêm sự thay đổi của các khớp xương sẽ làm giảm chức năng của xương sống gây đau thần kinh tọa.
- Tăng cân không phanh
- Trong quá trình mang thai thì việc phụ nữ tăng đến tầm 10-20kg là điều hết sức bình thường. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá ngưỡng chịu đựng của xương sống sẽ đè lên các dây thần kinh.
- Với mục đích là chống lại trọng lượng dồn về phía trước sẽ gây ra chèn ép các dân thần kinh. Từ 2 nguyên nhân từ cơ thể này mà phụ nữ bị đau thần kinh tọa khi mang thai.
- Bên trong cơ thể
- Vào những tháng cuối của thai kỳ thì tử cung phải mở rộng có thể đè lên các dây thần kinh tọa tại phần dưới của cột sống. Cũng trong thời gian này đầu của thai nhi có thể sẽ chèn lên các dây thần kinh trong quá trình chuyển mình để chuẩn bị sinh.
- Bệnh đau thần kinh tọa khi mang thai như đã nói có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào trong thời kỳ mang bầu và cao nhất là vào những tháng cuối. Bệnh có thể gây ra những cảm giác mệt mỏi làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cả mẹ và bé.
- Đau dây thần kinh tọa sau khi sinh
- Sau khi sinh, một số thai phụ xuất hiện các cơn đau tại vùng lưng,vùng hông mà không nhận biết được rằng,các cơn đau này được gây ra do bệnh đau dây thần kinh tọa.
- Khi xuất hiện các cơn đau, hầu hết các thai phụ dễ nhầm lẫn đây là các cơn đau xảy ra sau quá trình sinh đẻ. Thai phụ thường có tâm lý chủ quan và không tiến hành thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
- Các cơn đau do thần kinh tọa xuất hiện ở nhiều người phụ nữ xuất hiện nhiều hơn ở những phụ nữ sau khi sinh. Những cơn đau này gây ra ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ của người bệnh, đặc biệt là vùng xương khớp.
- Nguyên nhân chính dẫn đến đau dây thần kinh tọa sau khi sinh là cơ thể phải mang một trọng lượng vượt quá khả năng của cơ thể có thể chịu đựng được.
- Quá trình này diễn ra lâu ngày, làm suy yếu hệ thống rễ thần kinh,làm cho hệ thống rễ thần kinh dễ dàng bị tấn công. Lâu dài, hình thành nên bệnh đau dây thần kinh toạ và dẫn đến tình trạng đau thần kinh toạ sau khi sinh.

TÓM TẮT:
Bệnh đau thần kinh tọa có thể xáy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phần lớn ở người già. Việc quan hệ trong lúc bị bệnh không ảnh hưởng xấu, tuy nhiên cần chú ý nhẹ nhàng và dừng lại ngay nếu có biểu hiện bất thường. Đau thần kinh tọa khi mang thai và sau khi sinh đều khá nguy hiểm và cần có biện pháp điều trị ngay.

ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA NÊN UỐNG THUỐC GÌ ???
Để điều trị bệnh đau thần kinh tọa có rất nhiều cách như châm cứu, diện chẩn, xoa bóp bấm huyệt và dùng một số thuốc Tây hỗ trợ và khắc phục như :
1. Glucosamine : Cung cấp bổ sung chất dịch hoạt.
2. Calxi-magie: Cung cấp canxi.
3. B comblex : Kháng viêm.
4. Nhóm 3B, nhóm kháng viêm, dãn cơ
...v.v.v...............
Nhiều người tin dùng những bài thuốc nam, bài thuốc ngâm rượu hay các phương thuốc đông y lành tính,bảo tồn. Độc hoạt tang ký sinh...
Sử dụng thuốc điều trị đau thần kinh tọa không nhất thiết là phải thực hiện theo một phác đồ hay bệnh án nhất định. Tuy nhiên bệnh nhân cần lựa chọn cho mình cách giảm đau hoặc bài thuốc phù hợp.
Đau thần kinh tọa là căn bệnh khó điều trị, dễ mẫn cảm với các thành phần và dược tính của thuốc tây như: Đau dạ dày, suy gan, thận nếu dùng quá lâu ngày.

Sau đây là 3 bài thuốc hiệu quả nhất được nhiều người bệnh biết đến và sử dụng.

1- Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa từ ngải cứu
Ngải cứu chữa đau dây thần kinh tọa là bài thuốc lâu đời được cha ông ta áp dụng nhiều và hiệu quả đã được chứng minh từ thực tế điều trị.
Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa từ ngải cứu dễ làm, dễ sử dụng với nguyên liệu dễ tìm.
Nguyên liệu: 200g ngải cứu tươi rửa sạch, để ráo nước
Cách làm :
- Ngải cứu sau khi để ráo nước có thể làm gia vị trong các món ăn như gà hầm, trứng vịt lộn, trứng rán ngải cứu…
- Phơi khô sắc lấy nước uống.
- Ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần, sau bữa ăn.

2- Bài thuốc từ cỏ xước
Cỏ xước là một vị thuốc tự nhiên, có tính an toàn dễ kiếm và dễ sử dụng, có công dụng lớn trong việc giảm các cơn đau ở người bệnh
Cách làm :
- Dùng cỏ xước thường �ược sắc lấy nước uống.
- Phơi khô sắc theo tỉ lệ 100g cỏ xước với 500ml nước
- Ngày uống từ 2 – 3 lần.

3- Bài thuốc từ lá lốt
Lá lốt là vị thuốc quý trong nhiều bài thuốc chữa các căn bệnh xương khớp và điển hình là đau thần kinh tọa.
Nguyên liệu: Lá lốt khoảng 200g, rửa sạch
Cách làm :
Sắc lá lốt rồi lấy nước để uống.
Ngày uống từ 2 – 3 lần, liên tục từ 1 – 2 tuần.
Thuốc trị đau thần kinh tọa từ cỏ xước
Dùng cỏ xước chữa viêm dây thần kinh tọa thực sự là một bài thuốc thần kì với các bệnh nhân.

TÓM TẮT:
Chữa đau dây thần kinh tọa ta nên dùng Pp -Y CỐT LIÊN KHOA - NẮN CHỈNH CỘT SỐNG - ĐẢ THÔNG KINH LẠC
( Pp YCLK-NCCS-ĐTKL là pp khá toàn diện cho việc điều trị bệnh vận động Cơ-Xương-Khớp bằng tay hiệu quả cao BỞI Pp YCLK-NCCS-ĐTKL là sự kết hợp linh hồn của các pp khác như: NẮN CHỈNH DÂN GIAN - CHIROPRACTIC - TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG - YUMEIHO - XOA BÓP BẤM HUYỆT - ĐỒNG ỨNG - VẬN ĐỘNG TẠO THUẬN CẢM THỤ PHCN - CHÍCH LỂ - TRIGGER POINT - ĐÁNH CẢM - THẬP CHỈ ĐẠO,KCYĐ - HỎA LIỆU PHÁP, DƯỠNG SINH TRỊ LIỆU....) VÀ nên sử dụng thêm các bài thuốc Nam, thuốc Đông y lành tính để chữa đau thần kinh tọa. Bài thuốc từ ngải cứu, lá lốt, cây xỏ xước đặc biệt Độc hoạt tang ký sinh... có công hiệu tốt để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh .


🎯 Truyền nghề Nắn Chỉnh Cột Sống - Xương Chậu - Trị Liệu Dưỡng Sinh Đông Y - Đả Thông Kinh Lạc (TK Cột Sống - Cơ - Xương - Khớp)

👉Học chữa và nắn chỉnh cột sống - nắn chỉnh xương chậu:
http://ycotlienkhoa.com/nan-chinh-xuong-khop-cot-song-t32013I333bv.aspx

👉Học trị liệu dưỡng sinh đông y - đả thông kinh lạc ( thiên hướng chữa và chăm sóc tạng phủ Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận... )
http://ycotlienkhoa.com/hoc-spa-duong-sinh-tri-lieu-t33018I333bv.aspx
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Bệnh nhân bị sốc hoặc bị ngất : - Do bệnh nhân sợ hãi hoặc shock thuốc=> Hãy ngưng truyền, ủ ấm ngay, báo bác sỹ xử trí và động viên bệnh nhân....
Trượt đốt sống là sự di chuyển bất thường của thân đốt sống,. Trượt đốt sống xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi, người lao động nặng nhọc..
Các bệnh liên quan đến Cột Sống và Cơ Xương Khớp thời gian ổn định được bao lâu?
Bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông đều có đặc tính thời tiết riêng do đó cũng ảnh hưởng đến chức năng nội tạng trong cơ thể con người,Xem dưỡng sinh bốn mùa..
THEO Y học cổ truyền CHÍCH LỂ MÁU ĐỘC. Giúp: 1- Khai thông ứ huyết. 2- Giải phóng thần kinh bị chèn ép. 3- Điều hòa chức năng của tạng phủ (nội tạng)..v.v.
Bạn đang đau đầu chóng mặt không biết., làm sao để biết mình thiếu vitamin gì, Làm sao để biết cơ thể thiếu chất gì. Dấu hiệu nhận biết Vitamin quan tâm...
Kinesio Taping là một phương thức điều trị dựa trên quá trình chữa bệnh tự nhiên của cơ thể...
Làm sao khai thông kỳ kinh bát mạch để lấy thanh khí từ bên ngoài vào những đường kinh mạch rồi đem chứa tại tam điền nằm trên đường Nhâm mạch..
Đã bao giờ bạn bị đau thần kinh tọa? đau dây thần kinh tọa biểu hiện như thế nào? Nắn chỉnh lại xương chậu có tác dụng thế nào với cơn đau thần kinh tọa...
Cơ thể chỉ có thể tự chữa lành khi ở trong trạng thái nghỉ ngơi và thư giãn. Một số cách sau đây để cải thiện sức khỏe của mình thay vì sử dụng thuốc...
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa

học nắn xương chậu, học nắn chỉnh cột sống

 
học nắn chỉnh xương chậu

học nắn chỉnh cột sống, bài chữa đau cổ vai gáy

 
giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống
 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020