banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Đau tay vai

Hội chứng bả vai sườn có thể đau lan từ vùng cơ delta tới mu bàn tay làm hạn chế vận động, kèm theo dị cảm ở bờ trong xương vai, và lan ra cổ,...

Đau tay vai hạn chế vận động, hội chứng bả vai sườn

Hội chứng bả vai sườn - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

✔️Hội chứng bả vai sườn là gì?
Hội chứng bả vai - sườn ( Scapulocostal Syndrome ) là hội chứng lâm sàng đặc trưng bao gồm một nhóm các triệu chứng như đau một bên ( không đối xứng ) và kèm theo dị cảm ở bờ trong xương vai, và lan ra cổ, phần trên cơ tam đầu cánh tay, thành gực, và ngoại biên chi trên. Có thể đau lan từ vùng cơ delta tới mu bàn tay, và giảm tầm vận động của xương bả vai. Mức độ đau nhức nhối liên quan với hội chứng bả vai - sườn là ở mức vừa phải.

đau cổ vai gáy, đau bả vai

✔️Nguyên nhân gây bệnh
Được biết đến như “vai người bán hàng rong”. Hội chứng bả vai sườn là một hội chứng lạm dụng ( sử dụng quá mức ) do lặp đi lặp lại các vận động không đúng cách các cơ xung quanh xương bả vai – cơ nâng vai, cơ ngực bé, cơ răng trước, các cơ trám, và ở mức độ ít hơn có cơ dưới gai và cơ tròn bé. Khi phần thực hiện những hoặt động như vươn tay với ra ghế sau ô tô lấy đồ vật hoặc kẹp điện thoại lâu bằng vai và cổ. Môn quần vợt, tenis, đánh gôn cũng được chỉ ra trong các yếu tố gây bệnh của hội chứng bả vai – sườn.
Hội chứng bả vai sườn là một hội chứng đau cơ mạc mãn tính, và điều kiện thiết yếu của hội chứng đau cơ mạc là phát hiện được các điểm đau khởi phát “ trigger point “ ở gân cơ trên khám lâm sàng. Mặc dù các  “ trigger point ” thường khu trú ở phần cơ thể bị ảnh hưởng, nhưng cơn đau thường được lan đến các khu vực khác. Loại đau quy chiếu này có thể bị chẩn đoán sai hoặc quy cho hệ thống cơ quan khác, do đó dẫn đến đánh giá và điều trị không hiệu quả. Kích thích cơ học vào  “ trigger point ” bằng cách sờ nắn hoặc căng, dãn tạo ra sự đau chói tại chỗ và cả đau lan tỏa ra chỗ khác.

Hội chứng đau cơ mạc có thể xảy ra như một tình trạng bệnh chính hoặc kết hợp với các chứng đau khác, bao gồm cả bệnh rễ thần kinh và hội chứng đau theo vùng mãn tính. Những bất thường về tâm lý hay hành vi, bao gồm trầm cảm, thường xuyên đi kèm các bất thường về cơ, cho nên việc kiểm soát những rối loạn tâm lý cũng là một phần không thể thiếu trong kế hoạch điều trị.

✔️Dấu hiệu, triệu chứng của hội chứng bả vai sườn
Khám thực thể  bộc lộ điểm kích hoạt ở các cơ trám, cơ dưới gai và cơ ngực lớn. Những điểm kích hoạt này được bộc lộ tốt nhất bằng cách để bệnh nhân đưa tay chéo qua ngực và đặt tay ở bên vai còn lại. Sờ các điểm kích hoạt dọc theo bờ xương trong bả vai tạo ra dấu hiệu giật nảy dương tính gây ra cơn đau lan ra chi trên cùng bên.

Điểm kích hoạt này được  gọi là “Trigger point” là tổn thương bệnh học của hội chứng vai sườn, và nó được đặc trưng bởi một điểm khu trú rất nhạy cảm với đau ở cơ dưới gai. Như đã lưu ý ở trên, những “trigger point” ở cơ dưới gai này có thể được biểu hiện rõ nhất bằng cách đặt bàn tay của bên bị đau lên trên cơ Delta của bên vai đối diện. Có thể hiện diện các “ trigger point ” khác dọc theo bờ trong xương vai.

Kích thích cơ học vào “ trigger point ” bằng cách sờ nắn hoặc căng giãn gây ra đau chói tại chỗ cũng như đau quy chiếu. Dấu hiệu giật nảy là đặc trưng của hội chứng vai sườn, cũng như vậy đối với triệu chứng đau tại cơ dưới gai, nó lan từ vùng Delta tới mu bàn tay.

Khám thần kinh chi trên là bình thường trong hội chứng bả vai-sườn. Nếu không chữa trị, bệnh nhân có hội chứng bả vai sườn phát triển từ giảm chuyển động vai và xương bả vai, hậu qủa là khiếm khuyết chức năng và đau.

đau tay vai, đau cổ vai gáy

✔️Khám cận lâm sàng
Chụp X quang thường được chỉ định ở tất cả bệnh nhân có hội chứng bả vai-sườn. Dựa trên biểu hiện lâm sàng, các xét nghiệm bổ sung, bao gồm công thức máu, tốc độ máu lắng và xét nghiệm kháng thể có thể được chỉ định. Chụp cộng hưởng từ (MRI) vai được chỉ định nếu nghi ngờ bệnh nhân bị rách cơ ống xoay vai.
Chụp X quang xương được chỉ định nếu bệnh di căn hoặc u nguyên phát liên quan đến vai được xem xét. X quang ngực với góc nhìn từ trên xuống khi ưỡn cột sống nên thực hiện nếu u rãnh trên ở phổi có khả năng. Điện cơ và kiểm tra vận tốc dẫn truyền thần kinh giúp loại trừ đau rễ thần kinh, các bệnh thần kinh của đám rối cánh tay, và bệnh nhân thần kinh do bị kẹt, chèn ép.

Sinh thiết các điểm khởi đau được xác định trên lâm sàng không phải lúc nào cũng cho thấy các đặc trưng mô học bất thường. Các cơ chứa các điểm khởi phát được mô tả hoặc như “nhậy cắn” hoặc “chứa thoái hoá bột”.

Tăng Myoglobin huyết tương được báo cáo ở một số bệnh nhân bị hội chứng bả vai sườn, nhưng phát hiện này chưa được chứng thực bởi các nhà điều tra nghiên cứu khác. Thăm dò chẩn đoán điện học trong những bệnh nhân bị hội chứng bả vai sườn cho thấy sự tăng điện thế cơ ở một số bệnh nhân, nhưng một lần nữa, phát hiện này đã không được chứng thực lại.

Lưu ý : Do thiếu các cận lâm sàng khách quan, bác sĩ phải loại trừ bệnh lý đi kèm khác có thể giống hội chứng vai sườn.

✔️Chuẩn đoán phân biệt
Bệnh lý thường bị chẩn đoán sai ( nhầm ) như là hội chứng đau rễ thần kinh cổ. Trái ngược với chứng đau rễ thần kinh cổ, có liên quan đến tê và yếu trong các vùng da bị ảnh hưởng, khám thần kinh ở chi trên ở hội chứng bả vai-sườn thường là bình thường. Viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp sau chấn thương và bệnh khớp rách cơ ống xoay vai cũng là những nguyên nhân phổ biến gây đau vai thứ phát do viêm khớp có thể nhầm lẫn với hội chứng bả vai-sườn.

Một số ít hơn các triệu chứng thường gặp của đau vai do viêm khớp bao gồm các bệnh về mạch máu, nhiễm trùng, viêm màng hoạt dịch, và bệnh Lyme. Viêm khớp nhiễm trùng cấp tính thường đi kèm với các triệu chứng toàn thân đáng kể, bao gồm sốt và khó chịu và nên được dễ dàng nhận ra bởi một bác sĩ lâm sàng nhạy bén và điều trị phù hợp với việc nuôi cấy và kháng sinh chứ không phải là liệu pháp tiêm. Các bệnh về collagen - mạch máu thường biểu hiện như một bệnh đa khớp thay vì viêm đơn khớp giới hạn ở khớp vai, và đau không lan ra chi trên.

Khối u Pancoast và bệnh thần kinh của đám rối cánh tay cũng có thể khá giống biểu hiện lâm sàng của hội chứng bả vai-sườn.

Phân biệt với bệnh viêm cơ nguyên phát, rách gân cơ dưới gai đơn độc, bệnh đa xơ cứng, bệnh collagen mạch máu. Chẩn đoán điện học và nghiên cứu X-quang có thể giúp xác định các bệnh lý kèm theo như viêm bao hoạt dịch vai, viêm gân và rách chóp xoay. Các bác sĩ cũng phải xác định các bệnh lý kèm theo như viêm bao hoạt dịch vai, viêm gân và rách chóp xoay. Các bác sĩ cũng phải xác định những bất thường về tâm lý và hành vi đi kèm cái mà có thể che dấu đi hoặc trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan.

✔️Cách điều trị hội chứng bả vai sườn hiệu quả nhất
Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh đó là giải quyết các điểm kích hoạt ( Trigger point ) ở cơ trám, cơ dưới gai và cơ ngực lớn là quan trọng nhất.nhằm phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là giải pháp tăng cường chất lượng cơ xương khớp giúp giảm đau, giảm viêm, tăng tuần hoàn và tái tạo đến hệ cơ. Ngoài ra giúp cấu trúc xương khớp, dẫn truyền thần kinh tốt hơn để bệnh nhân hạn chế bị tái phát bệnh.

✔️Lời khuyên của Y Cốt Liên Khoa là các bạn khi có các triệu chứng như đau cơ xương khớp, hạn chế về vận động bả vai, cánh tay, đau tay hoặc tê tay thì các bạn nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh thái độ chủ quan. Nếu để quá trình diễn biến bệnh kéo dài thì bệnh sẽ dần trở thành mãn tính, lúc đó việc điều trị sẽ trở lên phức tạp, thời gian điều trị bị kéo dài dẫn đến tốn thời gian và tiền bạc.

🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Huyết áp là một cặp trị số biểu thị cho áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể.
Xương hông hay còn gọi là xương chậu được gắn kết rất chặt với khối xương cùng S1>S5 bởi hệ thống dây chằng cùng gân cơ., để nắn chỉnh được cần phải biết..
Tê bì chân tay đau mỏi vai gáy là bệnh phổ biến nhất hiện nay, gặp ở nhiều đối tượng từ người già đến người trẻ và gây ảnh hưởng đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Bạn đã biết trong Đông Y người ta thường gọi Tinh Khí Thần là 3 báu vật quý giá của một con người... cùng phân tích một chút để hiểu thêm về vấn đề này.,
Phương pháp Y Cốt Liên Khoa quan sát hình thái của cột sống và xương chậu xem có sự biến đổi bất thường để đưa ra phương án trị liệu...
"Thành công của bạn bắt nguồn từ đâu,có vất vả gian nan không?". Em sẽ trả lời ngay rằng nó bắt đầu từ sự nhiệt huyết và tri thức mà Thầy Cô đã dành cho em
Thoái hóa đốt sống, cột sống là một tình trạng tổn thương thoái hóa của sụn khớp, bởi quá trình sụn khớp bị mòn và hình thành các gai xương cạnh khớp...
Y Cốt Liên Khoa chia sẻ SÁCH " TRIGGER POINT FINDER (ĐIỂM KÍCH HOẠT) " để các bạn bổ sung thêm kiến thức giúp cho việc điều trị bệnh được hiệu quả hơn
Giới thiệu một phương pháp mà cơ chế chủ yếu của nó là TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP vào xương cột sống, gân cơ, mạch máu...để điều chỉnh sự di lệch các đốt xương sống
Theo Y Cốt Liên Khoa thì đa phần các trường hợp đau cổ đều có nguyên nhân cơ bản là từ tư thế .hiểu được tư thế sai giúp việc tìm cách giảm đau cổ....
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả thông mạch máu

Cân bằng hệ Cơ

Nâng tầm vận động

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa




 
Học nắn chỉnh xương chậu



 
Bài giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống


 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020