banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Thiền dưỡng sinh

Thiền dưỡng sinh., khai mở luân xa để cơ thể thu nhận được nguồn năng lượng vô tận từ vũ trụ...Có 4 con đường dẫn đến mở Luân xa.,

Bạn muốn tìm hiểu về thiền dưỡng sinh?

Vị trí, chức năng các trung tâm năng lượng trong cơ thể con người.

I. LUÂN XA
Hệ thống Luân xa là những trung tâm đặc biệt trên cơ thể con người. Khi được mở, cơ thể thu nhận được nguồn năng lượng vô tận từ vũ trụ. Trong kinh Vedas (cách đây khoảng 6000 năm) đề cập đến 7 Luân xa. Khí công Trung Hoa nói đến các đại huyệt. Ai Cập cổ đại có hình Luân xa trên tường của Kim Tự Tháp.
Trong hình minh hoạ trên, mỗi Luân xa được tượng trưng bằng một đoá hoa sen, có số cánh khác nhau:
L1 – Bốn cánh; L2 – Sáu cánh; L3 – Mười cánh; L4 – Mười hai cánh
L5 – Mười sáu cánh; L6 – Hai cánh; L7 – Một nghìn cánh.
- Luân xa 7: Điều khiển toàn bộ cơ thể. Chủ trị: các bệnh thần kinh, phối hợp với các Luân xa khác chữa trị hầu hết các bệnh.
- Luân xa 6: Liên quan đến vỏ não, tuyến Yên, tuyến Tùng. Chủ trị: thần kinh, mất trí, huyết áp và hoạt động tứ chi.
- Luân xa 5: Chữa trị hô hấp, mũi, họng, phổi, suyễn, bệnh về da, dị ứng (allergy)
- Luân xa 4: Chữa trị về tim và Cholesteron
- Luân xa 3: Điều hoà năng lượng cơ thể. Chữa trị tiêu hoá, gan, dạ dày, ruột, lá lách, thận.
- Luân xa 2: Chữa trị hệ thống sinh dục, bài tiết
- Luân xa 1: Tiềm lực nguồn vũ trụ
Nhìn chung, các nền văn minh cổ đại đều nhìn nhận hệ thống Luân xa là các điểm đặc biệt, có thể được mở bằng nhiều con đường, trong đó có luyện tập. Với mục đích sử dụng khác nhau thì số lượng Luân xa là khác nhau.
Theo quan điểm hiện nay, khuôn mẫu năng lượng sinh học bao quanh cơ thể sống con người (còn gọi là Hào Quang) không ngừng vận động và tạo ra các điểm hút. Quan sát thực tiễn, các nhà khoa học còn nhận thấy khuôn mẫu năng lượng sinh học tồn tại dưới dạng sóng vật chất. Giao thoa của 21 sóng năng lượng tạo ra đại huyệt là các Luân xa chính. Giao thoa của 14 sóng năng lượng tạo ra trung huyệt là các Luân xa phụ. Giao thoa của 7 sóng năng lượng tạo ra các huyệt châm cứu. Vị trí các Luân xa chính (Đại huyệt) là các đám rối thần kinh, các vùng phản chiếu nội tạng.
Như vậy, Luân xa là cửa ngõ để giao tiếp, trao đổi năng lượng giữa cơ thể với môi trường.

Thiền dưỡng sinh

II. VỊ TRÍ 6 LUÂN XA MẠCH ĐỐC
1. Giới thiệu Mạch Nhâm và Mạch Đốc
Trên cơ thể con người có hàng nghìn huyệt, phân bố trên các đường kinh, mạch, lạc…trong đó quan trọng nhất làc Mạch Nhâm và Mạch Đốc. Hai mạch này chứa các đại huyệt, là kênh năng lượng chính liên quan tới các cơ phận cơ bản của cơ thể.
Mạch Đốc (Đốc: chỉ huy) là nơi hợp lưu của các đường kinh Dương, chủ trì tất cả những kinh Dương, bắt đầu từ huyệt Trường Cường (mỏm xương cụt), chạy dọc cột sống, lên đỉnh đầu, qua giữa trán, tới mũi, xuống tới môi trên, kết thúc tại huyệt Ngân Giao (dưới Nhân Trung) tại chân răng cửa hàm trên. Mạch Đốc thu năng lượng Dương (Sinh khí hay khí Tiên thiên- Năng lượng vũ trụ). Chiều vận hành đi xuống.
Mạch Nhâm (Nhâm: đảm nhiệm, trách nhiệm). Là nơi hợp lưu toàn bộ các kinh Âm. Mạch Nhâm đảm nhiêm đối với tất cả các đường kinh Âm, bắt đầu từ huyệt Hội Âm (giữa bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn) chạy dọc đường giữa bụng, qua rốn, qua ngực, lên cổ họng và hàm dưới, lượn vòng quanh môi, kết thúc tại huyệt Thừa Tương ở giữa cằm. Mạch Nhâm trao đổi năng lượng Âm (Địa khí, năng lượng của trái đất). Chiều vận hành đi từ dưới lên.
Mạch Nhâm và Mạch Đốc được nối với nhau khi nâng lưỡi lên vòm miệng trên tại chân răng cửa.
Trong chương trình cấp I, chỉ tiến hành mở các Luân xa mạch Đốc với mục đích tăng cường sinh khí cho cơ thể (Năng lượng Dương), bởi theo y học Phương Đông cơ thể con người thường là thừa Âm, thiếu Dương (Chính vì vậy con người thường hay bị mắc bệnh).
2. Vị trí, chức năng 6 trung tâm năng lượng (Luân xa) mạch Đốc
Như đã trình bày, các trung tâm năng lượng trên hai mạch Nhâm-Đốc đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Cơ thể con người được cấu tạo một cách hoàn thiện, hoạt động theo một chu kỳ sinh học chặt chẽ và tuân theo các quy luật đặc biệt của tự nhiên. Các nhà khoa học đã khẳng định: "Bộ não của con người được cấu tạo tinh vi nhất trong vũ trụ" và đó cũng là thành quả vĩ đại nhất của Tạo Hóa.
Mạch Đốc là nơi thu nhận các sinh khí (Năng lượng Dương) từ trong không gian, từ trong vũ trụ tưới vào cơ thể. Có 6 trung tâm liên quan tới các cơ phận cơ bản trong cơ thể (Còn gọi là Luân Xa) sẽ được mở trong cấp học này.
Luân Xa 6: Nằm ở giữa trán, tại huyệt Thiên Mục ( Không thuộc Mạch Đốc nên gọi là huyệt kỳ), liên quan tới hoạt động của vỏ não, tuyến Tùng, tuyến Yên và hoạt động của chân tay. Đây là trung tâm trí tuệ của con người, là con mắt thứ ba hay giác quan thứ sáu, thể hiện khả năng về thần giao cách cảm, linh cảm…và cũng là nơi để phân biệt con người với các loài động vật khác. Đưa năng lượng vào Luân xa 6 có thể điều chỉnh các bệnh tâm thần, thần kinh, mất trí nhớ …
Luân Xa 7: Nằm trên đỉnh đầu tại huyệt Bách Hội, phụ trách thần kinh trung ương, kiểm soát hoạt động của bán cầu đại não, cuống não, tiểu não và tủy sống. Đây là trung tâm điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể, chủ trị các bệnh cấp cứu, thần kinh, phối hợp với các LX khác chữa trị hầu hết các bệnh của cơ thể… Khai thông LX 7 tăng sinh lực cho con người.
Luân xa 5: Nằm trên cột sống ngang vai, tại huyệt Đại Chùy, dưới đốt sống cổ 7. Luân xa 5 chủ trị về hô hấp, có tác dụng chữa trị các bệnh liên quan tới mũi, họng, cuống phổi, phổi, hen suyễn, các bệnh về da và có tác dụng để cắt cơn sốt.
Luân xa 4: Nằm trên cột sống ngang tim, tại huyệt Thần Đạo. Phụ trách hệ thống tuần hoàn, chủ trị các bệnh về tim, mạch máu, huyết áp… Đây là trung tâm thể hiện lòng nhân từ, yêu thương của con người với đồng loại và cũng là nơi để phân biệt con người với các loài động vật khác. Vì vậy Luân xa 4 còn gọi là Luân xa Trái Tim, Luân xa Buddha hay Luân xa Thánh Linh.
Luân xa 3: Nằm trên cột sống ngang thắt lưng tại huyệt Mệnh Môn, chủ trị về tiêu hóa, liên quan tới hoạt động của gan, mật, dạ dày, lá lách, ruột non, ruột già, thận…. Đây là trung tâm điều hòa năng lượng trong cơ thể (Trung tâm Thái Dương).
Luân xa 2: Nằm tại huyệt Trường Cường, cuối đốt xương cụt. Chủ trị về sinh lý, sinh dục và bài tiết.
3. Những điều cần chú ý với Luân xa cao cấp
Các Luân xa cao cấp mạch Đốc khi được mở 100% giống như một ngôi nhà, các cửa chính, cửa phụ đều đã được tháo bỏ hết các cánh che chắn. Gió, bụi, ánh sáng, … tự do lùa vào trong các căn phòng. Ngôi nhà đã hoàn toàn đổi khác! Từ nay trở đi không ai đặt tay mở Luân xa cho mình nữa.
Khi được mở Luân xa cao cấp, học viên có khả năng phát và thu thông tin ở ngoài tầm cảm nhận bình thường bằng Luân xa 6. Để đạt được điều đó đòi hỏi chúng ta phải tập luyện đều đặn để có năng lượng sinh học đủ mạnh và tạo được sóng năng lượng.
Có Luân xa cao cấp, không thiền Luân xa cũng không bị đóng lại. Tuy nhiên cần Thiền để đẩy xả các ô trược từ ngoài lọt vào cơ thể, tránh đau đớn. Hiện tượng đó xảy ra là do đường vào to trong khi lối ra nhỏ. Do đó cần tích cực xả trược.
Người mở Luân xa cao cấp khi có bệnh phải cẩn trọng khi dùng thuốc vì càng nhiều trược. Liều dùng thường là tăng lên so với khi chưa mở Luân xa cao cấp mà tác dụng không nhiều bởi như đã biết "thuốc không chữa bệnh, thuốc giúp cá thể tự chữa bệnh". Đây là một kinh nghiệm được rút ra qua nhiều thời gian huấn luyện. Phải kiên trì, tích cực tập luyện Thiền thì bệnh dứt khoát khỏi (trừ gãy xương, thủng dạ dày, huyết áp hoặc tim mạch cấp tính, …).
Luân xa cao cấp giúp ta vươn tới giá trị tâm linh nhiều hơn thể xác, đánh thức khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người, chuẩn bị cho những bước tiếp theo đầy thử thách. Nhưng nếu ai vượt qua sẽ trở nên thông thái, khoẻ mạnh, giàu lòng bác ái, giàu lòng yêu thương đồng loại, giúp đời được nhiều hơn.
4. Luân xa 1
Luân xa 1 là nơi giao nhau của hai mạch Nhâm – Đốc, vị trí tại huyệt Hội âm, giữa bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn. Luân xa 1 còn gọi là Hoả xà (Kundalini), Con rắn lửa hay Tiềm lực nguồn vũ trụ.
Việc Luân xa 1 hoạt động không có sự điều tiết, khống chế dễ gây ra hậu quả xấu. Đó là hiện tượng tẩu hoả nhập ma của một số người do bị căng thẳng quá độ, tập Khí công, Zen Nhật không đúng bài bản, tự tụng kinh gõ mõ hoặc chủ động khai mở sớm Luân xa 1 dẫn tới bán cầu não bị tổn thương. Hình ảnh bị lưu lại trên vùng nhìn thấy làm người bệnh hoang tưởng, nói nhiều, tâm thần, …
Dấu hiệu Luân xa 1 hoạt động là: luồng lạch như con trạch chấu bò ngoằn ngoèo lên cột sống hoặc hơi nóng phà ra, có dấu hiệu như kim châm từ trong ra ở vùng Hội Âm.
Để tránh tình trạng siêu nhân thành phế nhân cần phải khống chế Luân xa 1. Tức là, khi thấy Luân xa 1 nóng, có dấu hiệu hoạt động hoặc khi trám Luân xa 1 giúp người khác cần tiến hành như sau:
1. Phát lệnh đưa năng lượng màu tím vào Luân xa 7
2. Hoá năng lượng tím thành vàng óng, phủ toàn bộ TIM
3. Đưa nguồn năng lượng từ TIM đến Luân xa 2 và ra 10 đầu ngón chân
Thao tác này tự làm cho mình hoặc cho người bệnh. Thời gian có thể kéo dài từ 2 – 3 tháng, thậm chí với người tẩu hoả nhập ma có thể lâu hơn.

Bạn muốn tìm hiểu về thiền dưỡng sinh?

III. NHỮNG CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN MỞ LUÂN XA
Có 4 con đường dẫn đến mở Luân xa:
1. Bẩm sinh tự mở
2. Bị tai nạn hoặc bị bệnh nặng lâu ngày, khi khỏi Luân xa tự mở
3. Tập luyện công phu bí truyền lâu năm như : Yoga, Khí công, Nội công, Zen (Nhật Bản)…
4. Mở chủ động bằng phương pháp của Tiến sĩ Đaisira Narađa

IV. NĂM ĐIỀU DẪN ĐẾN MẤT LUÂN XA
1. Không duy trì Thiền mỗi ngày từ 30 phút trở lên.
2. Sau khi uống bia rượu chưa được 4 giờ đồng hồ đã tập
3. Khi có năng lượng mạnh, tỏ ra kiêu ngạo, tự xưng mình là đấng nọ đấng kia: "Ta là Phật, là Bồ Tát, là Thánh …"
4. Để cho người có trình độ Luân xa thấp hơn đặt tay phát xung vào Luân xa của mình.
5. Có lòng tham về vật chất hay kinh tế khi điều chỉnh cho người bệnh.

🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Hội chứng bả vai sườn có thể đau lan từ vùng cơ delta tới mu bàn tay làm hạn chế vận động, kèm theo dị cảm ở bờ trong xương vai, và lan ra cổ,...
Những vấn đề bạn cần biết vì sao chữa bệnh mãi vẫn không khỏi., Lười vận động, Suy nghĩ tiêu cực, Làm việc quá sức, Lạm dụng sử dụng thuốc..
Xem mạch là phần cơ bản và tối quan trọng đối với người thầy thuốc, Y Cốt Liên Khoa xin giới thiệu cùng bạn đọc phương pháp xem mạch của Hải Thượng Lãn Ông
Huyết áp là một cặp trị số biểu thị cho áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể.
Chân vòng kiềng thường gặp ở trẻ nhỏ và trong nhiều trường hợp nó tự hết khi trẻ lớn lên.,
Đã bao giờ bạn bị đau thần kinh tọa? đau dây thần kinh tọa biểu hiện như thế nào? Nắn chỉnh lại xương chậu có tác dụng thế nào với cơn đau thần kinh tọa...
Giữa cột sống và gân cơ ngoại vi có một quan hệ rõ rệt liên quan đến hệ thống thần kinh, hệ thống mạch máu và yếu tố thể dịch...
Bơi lội giúp hỗ trợ giảm áp lực lên cột sống.,Việc thở sâu khi bơi tạo điều kiện để cơ hoành hoạt động đắc lực giúp tăng lưu lượng máu tới các khớp xương
Hãy giỏi một thứ trước khi muốn giỏi nhiều thứ.Hãy so sánh bạn của ngày hôm nay và bạn của ngày hôm qua.Thất bại của người khác lại là kinh nghiệm cho bạn.
Nắn chỉnh cột sống là một trong những phương pháp điều trị các cơn đau mãn tính do đau cột sống gây ra. Hiện nay có rất nhiều phương pháp nắn chỉnh...
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả thông mạch máu

Cân bằng hệ Cơ

Nâng tầm vận động

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa

học nắn xương chậu, học nắn chỉnh cột sống

 
Học nắn chỉnh xương chậu

học nắn chỉnh cột sống, bài chữa đau cổ vai gáy

 
Bài giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống
 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020